Xem mẫu

  1. Trịnh Tông – Đoan Nam vương (Qúi Mùi 1763-Bính Ngọ 1786) Trịnh Tông – Đoan Nam vương (Qúi Mùi 1763-Bính Ngọ 1786) Chúa thứ mười đời hậu Lê, sau đổi là Khải, hiệu Đoan Nam vương con trưởng Trịnh Sâm và Thái phi Dương Thị Ngọc Hoan. Thuở nhỏ ông được nuôi dạy rất kĩ, năm lên 7 tuổi, được hai itến sĩ Nguyễn Khản và Trần Thản trông nom dạy dỗ. Nh ưng tính ông lại ham cung tên võ nghệ, không thích việc học h ành khiến Trịnh Sâm không bằng l òng. Theo lệ, năm lên 12 tuổi, ông phải ra ở ri êng tại Tòa Đông cung. Bấy giờ trong phủ chúa có hai phe: phe Đặng Thị Huệ (ái phi của Sâm) v à phe ông tranh nhau rất gay gắt, do đó ông bị truất ngôi Thế tử và Trịnh Cán tuy là một đứa bé bệnh hoạn nhưng lại được thay ông. Bị truất, ông c ùng phe đảng giành lại ngôi. Việc bất thành, ông bị hạ ngục. Năm 1782, Trịnh Sâm mất, Trịnh Cán kế vị làm chúa. Công việc phủ chúa bấy giờ vô cùng thối nát, lính Tam phủ nổi lên phế Trịnh Cán, ông được lập lên làm chúa năm 1783. Từ khi lên ngôi, ông không thi th ố được điều gì, mà chỉ làm bù nhìn cho đám kiêu binh.
  2. Năm 1786 nghĩa quân Tây Sơn ra Bắc lần thức hai, ông bỏ Thăng Long, c ùng một số cận thần chạy về miền th ượng du. Khi đến làng Phượng Nhỡn, tỉnh Bắc Ninh, ông bị quân Tây Sơn bắt làm tù binh. Trên đường giải về Thăng Long, ông mổ bụng tự tử v ào ngày 27-6 năm Bính Ngọ 1786, hưởng dương 23 tuổi. Trịnh Tráng – Thanh Đô vương (…Đinh Dậu 1657) Trịnh Tráng – Thanh Đô vương (…Đinh Dậu 1657) Chúa thứ hai đời hậu Lê, hiệu là Thanh Đô vương, miếu hiệu Văn tổ Nghị vương, quê làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, con trưởng Trịnh Tùng. Năm 1623, trước khi mất, Trịnh Tùng giao binh quyền lại cho ông. Từ đó ông được nối nghiệp chúa. Khi lên ngôi chúa, vua Lê phong ông làm Thái úy Thanh Quốc Công. Tiết chế thủy bộ ch ư quân. Lúc bấy giờ con cháu họ Mạc ở Cao Bằng là Mạc Kính Cung tự xưng là Khánh vương từ Thái Nguyên đem quân về đánh phá vùng Gia Lâm và lân c ận, nhưng bi ông đánh bại phải rút về Cao Bằng. Sau khi bình định xong họ Mạc, ông đem vua Lê từ Thanh Hóa ra Thăng Long và tự xưng làm Nguyên súy, Thống
  3. quốc chính Thanh đô vương. Năm 1625 ông đánh dẹp họ Mạc một lần nữa và bắt giết được Mạc Kính Cung. Từ đó, họ Mạc chỉ c òn lại Mạc Kính Khoan ở Cao Bằng phải chịu lệ cống h àng năm. Thời ông cầm quyền có mấy cuộc chiến tranh lớn với họ Nguyễn ở Đ àng Trong, nhưng vẫn không bên nào giành được chiến thắng trọn vẹn. Ông mất năm Đinh Dậu 1657, ở ngôi chúa đ ược 24 năm. Trịnh Tùng – Bình An Vương (Canh Tuất 1550-Qúi Hợi 1623) Trịnh Tùng – Bình An Vương (Canh Tuất 1550-Qúi Hợi 1623) Chúa thứ nhất của họ Trịnh, người mở nghiệp chúa Trịnh, t ước Bình An vương, con thứ của Trịnh Kiểm và bà Ngọc Bảo (cháu gọi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng bằng cậu ruột). Ban đầu ông được phong tước Phúc Lương Hầu, rồi gia phong Tiết chế, Thái úy, Trưởng Quốc Công. Ông là người chủ mưu diệt nhà Mạc cùng chúa Nguyễn. Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, trao quyền lại cho con tr ưởng là Trịnh Cối, ông tranh quyền, giết anh ruột mình rồi lên kế vị, trở thành vị chúa đầu ti ên của họ Trịnh.
  4. Khi cầm quyền, có lần Hoàng thân Lê Cập Đệ mưu hại ông, liền bị ông giết ngay. Đại thần Phan Đình ngạn tâu với Lê Anh Tông phải đề phòng ông, khiến Anh tông sợ, chạy vào Nghệ An. Ông cùng các cận thần lập con thứ 5 của Anh tông là Duy Đàm lên ngôi (t ức Thế tông) rồi sai Tống Đức Duy chặn giết Anh Tông ở Lôi Dương. Từ năm Quý Dậu 1573, ông nắm hết quyền hành tại triều, việc gì cũng tự định đoạt trước sau rồi mới tâu vua. Ông đem toàn lực đánh Mạc Kính Điển, Mạc Kính Chỉ. Khi vua Thế tông mất, ông lập con thứ là Duy Tân lên ngôi (t ức Kính tông). Ít lâu, Kính tông mưu hại ông, âm m ưu bị lộ liền bị ông giết ngay, rồi ông lập con trưởng của Kính tông là Duy Kì lên thay (t ức Thần tông). Thế là trước sau, ông đã giết hai vua, giết anh ruột, chuyên quyền, tự lập làm chúa. Năm Qúi Hợi 1623, ông bị bệnh giao quyền lại cho con l à Trịnh Tráng. Bấy giờ con thứ của ông là Trịnh Thung (có sách chép là Xuân) từng mưu với Kính tông toan lật đổ ông mà không thành. Nay thừa lúc ông bệnh, Thung đem quân páh phủ, khiến ông phải chạy ra xã Hoàng Mai lánh nạn, sau đó ông sai tay chân thân tín là Bùi Sĩ Lâm cùnh em là Trịnh Đô lậ[ kế giết được Trịnh Thung. Nhưng sau đó, ông trở về đến quán Thanh Xuân th ì mất. Con là Trịnh Tráng nối nghiệp ông lên ngôi chúa.
  5. Đời ông cầm quyền, từng làm nhiều việc mất l òng người, không những bức tử vua, giết anh, giết con, và ngay đến cả anh em cô cậu l à chúa Nguyễn ở Đàng Trong cũng bị ông tìm cách m ưu hại.
nguon tai.lieu . vn