Xem mẫu

Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ✍NGUYễN TRọNGHùNG* -PHạM THị THủY** 1. Đặt vấn đề Để sử dụng đất có hiệu quả, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tất cả các quốc gia đều phải thực hiện quản lý về đất đai, tức là phải ban hành chính sách về đất đai, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận pháp lý về đất đai. Vì thế, phải tổ chức thực hiện kê khai, đăng ký sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến giá trị của từng khu đất, thửa đất. Thực tế cho thấy, việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, viết tắt là GCNQSdĐ), lập và quản lý hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là nhiệm vụ quan trọng. Đây là cơ sở để thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước khác về đất đai. Trong nhiều năm qua, các địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp GCNQSdĐ. Một số tỉnh như Đồng Nai, An Giang, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và một số thành phố lớn như thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả và được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh, huyện. Tuy nhiên, ở những địa phương còn lại việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng sổ cho riêng từng xã/phường ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh nên chưa được khai thác sử dụng hiệu quả và không cập nhật biến động thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do nhận thức về cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay chưa đầy đủ; việc đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Trên thực tế, công tác này trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng đã được triển khai thực hiện trong nhiều năm qua, nhất là từ khi có Luật Đất đai 2003, nhưng cho đến nay vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, hoàn chỉnh, chưa đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý đất đai được đề ra trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu cũng như sự chuyển mình vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố so với các địa phương khác trong cả nước. Để góp phần quản lý tốt đất đai trên địa bàn, đưa quỹ đất vào sử dụng có hiệu quả phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, cần phải đánh giá tình hình cấp GCNQSdĐ cũng như việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để thấy được những mặt tích cực và những tồn tại cần phải tháo gỡ. Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để tiếp tục thực hiện tốt công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSdĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính nói riêng, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính nói chung * Trưởng Ban Tổ chức Quận ủy Sơn Trà. ** Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành phố Đà Nẵng tại quận Sơn Trà. 24 Phaùt trieån Kinh teá ø - Xaõ hoäi Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng trong thời gian tới. Bài báo này được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu và đánh giá về tình hình cấp GCNQSdĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2012 để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đóng góp có hiệu quả cho công tác đăng ký đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ việc cấp GCNQSdĐ và góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà. 2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2010 Kết quả nghiên cứu cho thấy, năm 2010, thiết bị máy móc và nhân sự đã được UBNd quận Sơn Trà tạo điều kiện và đáp ứng đầy đủ. Số liệu được cập nhật kịp thời. Số lượng hồ sơ giải quyết trên 90%, tuy nhiên, hồ sơ trễ hẹn vẫn chiếm tỷ lệ rất cao, trên 6% (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân hồ sơ trễ hẹn chủ yếu là do hồ sơ không đủ điều kiện. Xuất phát từ tình hình hồ sơ trễ hẹn quá nhiều, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã lập ra mẫu nhật ký hồ sơ, căn cứ vào đó để đánh giá quá trình luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận, xem xét lỗi trễ hẹn do bộ phận nào và nguyên nhân từ đâu. Đối với những hồ sơ trong quá trình thụ lý phát sinh vướng mắc như xây dựng sai phép, không phép, lấn chiếm, chuyển nhượng một phần không đúng quy định, vắng chủ, tranh chấp hoặc phải lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn… yêu cầu các bộ phận có thông báo bằng văn bản trả hồ sơ cho công dân và hướng dẫn công dân hoàn thiện đầy đủ rồi tiến hành nộp hồ sơ lại theo quy định. Chính nhờ đó mà số lượng hồ sơ trễ hẹn cuối năm 2010 giảm đáng kể. - Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011 Thực hiện Quyết định số 31/2010/QĐ-UBNd về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà, theo đó thời gian giải quyết hồ sơ cấp GCNQSdĐ từ 43 ngày làm việc theo Quyết định 32/2008/QĐ-UBNd xuống còn 10 ngày làm việc; Cấp đổi không thay đổi từ 20 ngày làm việc xuống còn 05 ngày làm việc. Việc rút ngắn thời gian trong công tác cải cách hành chính dẫn đến cán bộ xử lý hồ sơ còn rất lúng túng giữa thói quen quy trình cũ và mới nên hồ sơ trễ hẹn cũng khá cao. Trước tình hình đó, văn phòng đăng ký họp thống nhất cơ quan và xây dựng quy trình cụ thể để phân định rõ trách nhiệm từng bộ phận. Mặc dù thời gian thực hiện rút ngắn nhưng nhờ vào quy trình cấp GCNQSdĐ lần đầu được lồng ghép với thời gian niêm yết tại phường nên hồ sơ trễ hẹn giảm đáng kể (Bảng 2). Năm 2011, số lượng hồ sơ cấp GCNQSdĐ lần đầu công dân nộp rất nhiều dẫn đến bộ phận chuyên môn xử lý, luân chuyển không kịp thời theo quy định. Ngoài ra, do chủ trương của thành phố về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10 của Thành ủy trong công tác cấp GCNQSdĐ trên địa bàn quận Sơn Trà gặp phải những khó khăn và vướng mắc, cụ thể: Bảng 1: Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2010 Tổng số STT Lĩnh vực giải quyết hồ sơ tiếp nhận Hồ sơ đã giải quyết Tổng Sớm Đúng Trễ số hẹn hẹn hẹn Hồ sơ đang Hồ sơ giải quyết trả lại 1 Cấp GCNQSdĐ 2.861 2 Tạo thửa mới 462 3 Tách thửa + cấp GCN 562 4 Chuyển quyền toàn bộ 2.803 5 Thế chấp 2.410 6 Xóa thế chấp 2.686 Tổng 11.784 1.925 902 908 115 584 352 417 19 380 18 45 496 196 248 52 66 2.791 1.100 1.195 496 - 12 2.410 - 2.686 - 10.725 2.217 2.731 681 650 409 Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Sơn Trà, 2013. Phaùt trieån Kinh teá ø - Xaõ hoäi 25 Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Bảng 2: Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2011 STT Lĩnh vực giải quyết Tổng Hồ sơ đã giải quyết số hồ Sớm và sơ tiếp Tổng số đúng Trễ hẹn nhận hẹn Hồ sơ đang giải quyết Hồ sơ trả lại 1 Cấp GCNQSdĐ Cấp đổi 1.183 930 845 85 33 220 Cấp mới 1.039 897 712 185 15 127 dự án 1.183 1.156 1.156 - 22 5 2 Tạo thửa mới 441 3 Tách thửa + cấp GCNQSdĐ 503 4 Chuyển quyền toàn bộ 1.680 5 Thế chấp 1.715 6 Xóa thế chấp 1.600 Tổng 8.639 354 332 22 - 87 488 473 15 - 15 1.630 1.839 22 37 13 1.715 1.715 -1.600 1.600 - 8.770 8.672 314 107 452 Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Sơn Trà, 2013. + Việc áp dụng Thông báo số 71/TB-UBNd ngày 07.6.2011 của Văn phòng UBNd thành phố tại Hội nghị về công tác quản lý và sử dụng đất đai, làm trở ngại cho công dân rất nhiều. Thông báo quy định diện tích tối thiểu để tách thửa là 70 m2. Trong khi đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vẫn còn giữ một số hồ sơ tách thửa đất phần diện tích đất đề nghị tách thửa < 70 m2 và một số hồ sơ chuyển nhượng có liên quan đến đất khuôn viên (đất trồng cây hằng năm) đã qua công chứng chứng thực (đa số tiền mua bán đã được giao dịch lúc ra công chứng) và một số hồ sơ đã phát hành thông báo thuế và công dân đã thực hiện nộp tiền tại kho bạc. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải phối hợp với Chi cục thuế để làm công tác thoái thu những trường hợp nêu trên nhưng đa số công dân không đồng ý. + Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất: Theo Quyết định số 6048/QĐ-UB ngày 18.7.2011 của UBNd thành phố Đà Nẵng đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp xen kẻ trong khu dân cư sang đất ở, nếu không ảnh hưởng quy hoạch thì UBNd quận, huyện tập hợp hồ sơ, đề xuất giá chuyển mục đích sử dụng đất, báo cáo Hội đồng thẩm định giá thành phố thẩm định, trình UBNd thành phố xem xét, quyết định. Theo QĐ 08/2011/QĐ-UBNd quy định thời gian giải quyết hồ sơ là 20 ngày làm việc đến khi nhận thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính. Tuy nhiên, từ ngày Thông báo số 71/TB-UBNd có hiệu lực đến nay vẫn không giải quyết được trường hợp nào chuyển mục đích đất nông nghiệp xen kẻ khu dân cư. - Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2012 Năm 2012, được phân ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn trước ngày 31.7.2012 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBNd quận cấp và giai đoạn sau 31.7.2012 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng cấp. * Giai đoạn trước ngày 31.7.2012 Thực hiện mô hình một cửa điện tử hiện đại, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Sơn Trà đã xây dựng quy trình luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận trên phần mềm một cửa điện tử. Các hồ sơ gần đến hẹn và trễ hẹn đều được thể hiện rõ trên phần mềm. Nhờ đó, mà hồ sơ luân chuyển giữa các bộ phận đã hạn chế đến mức thấp nhất việc trễ hẹn. Tuy vậy, vẫn còn một số hồ sơ trễ hẹn do nguyên nhân khách quan là phần mềm một cửa điện tử mới đưa vào vận hành vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm 26 Phaùt trieån Kinh teá ø - Xaõ hoäi Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng Bảng 3: Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012 STT Loại hồ sơ Tổng số hồ sơ tiếp nhận Số hồ sơ đã giải quyết Số hồ Sớm & Trễ sơ hạn hạn Số hồ sơ đang giải quyết Tổng chưa Quá số hạn hạn Ghi chú (Số hồ sơ trả lại) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Cấp mới GCNQSdĐ (lần đầu + dự án) Cấp đổi GCNQSdĐ Cấp lại GCNQSdĐ Chuyển quyền toàn bộ quyền sử dụng đất Chuyển quyền một phần quyền sử dụng đất Thế chấp, bảo lãnh Xóa thế chấp, bảo lãnh Tách thửa đất Hợp thửa đất Chuyển mục đích sử dụng đất (phải xin phép) Đăng ký biến động (sai sót, thu hồi đất...) Tổng 1.214 1.124 1.102 22 87 83 4 89 976 847 822 25 20 20 0 127 12 8 8 0 2 2 0 1 1.334 1.287 1.278 9 37 37 0 10 226 217 214 3 8 8 0 1 1.884 1.884 1.879 5 0 0 0 0 1.677 1.677 1.670 7 0 0 0 0 210 192 190 2 7 7 0 11 56 53 52 1 3 3 0 0 51 29 27 2 11 8 3 11 93 85 85 0 3 3 0 5 7.733 7.403 7.327 76 178 171 7 255 Nguồn:Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận Sơn Trà, 2013. nên chưa được hoàn thiện và nguyên nhân chủ quan do tác nghiệp của cơ quan Thuế và cán bộ Văn phòng còn chậm. * Giai đoạn sau 31.7.2012 Qua 05 tháng triển khai thực hiện thí điểm, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã nhanh chóng ổn định về tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn. Quy trình chuyên môn từng bước được chuẩn hóa, tuân thủ đúng quy định. Nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ thực hiện theo cơ chế một cửa, hồ sơ của tất cả các đối tượng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký biến động do chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, chuyển mục đích sử dụng đất được tiếp nhận và trả kết quả theo mô hình một cửa tại địa điểm Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của văn phòng UBNd các quận, huyện (phân công viên chức chi nhánh quận, huyện thực hiện tiếp nhận và trả kết quả). Đối với hồ sơ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức từ ngày 22.12.2012 được chuyển tiếp nhận tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp. Công tác lưu trữ hồ sơ, quản lý hồ sơ địa chính đã được quan tâm đầu tư, hướng dẫn cụ thể.Có thể khẳng định một kết quả quan trọng rằng từ khi thực hiện thí điểm thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp đã có sự thống nhất cao về mặt chuyên môn và đúng quy định của pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tại các chi nhánh quận, huyện. Hồ sơ được kiểm tra chặt chẽ về tính pháp lý, quản lý tốt việc tách thửa đất, không để xảy ra tình trạng chia cắt manh mún, không đúng quy định gây khó khăn, phức tạp trong công tác đền bù, giải tỏa, chỉnh trang đô thị của thành phố và hạn chế được mầm móng dẫn đến tranh chấp, khiếu nại trong cấp giấy chứng nhận do việc thực hiện trước đây không thống nhất giữa các quận, huyện, có nơi thực hiện chưa đúng với quy định của pháp luật và chưa cập nhật quản lý tốt về cơ sở dữ liệu địa chính. Kết quả đạt được ở trên đã giúp hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành Phaùt trieån Kinh teá ø - Xaõ hoäi 27 Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng phố Đà Nẵng tại quận Sơn Trà nhanh chóng đi vào ổn định. Tuy nhiên, thời gian đầu không tránh khỏi những tồn tại như giải quyết hồ sơ còn trường hợp chậm trễ, một vài vấn đề chưa tuân thủ tuyệt đối quy định, cụ thể: - Một số trường hợp hồ sơ trễ hẹn mà nguyên nhân do hiện nay loại hồ sơ cấp GCNQSdĐ lần đầu còn lại trên địa bàn thành phố rất ít và hầu hết thuộc các trường hợp phức tạp mà từ trước đến nay chưa xử lý được. Mặt khác, để tiện trong việc đi lại của tổ chức, công dân nhiều lúc Chi nhánh Văn phòng quyền sử dụng đất đã chủ động ghép nhiều loại thủ tục hành chính vào một lần tiếp nhận và trả kết quả là GCNQSdĐ nhưng do cán bộ tiếp nhận hồ sơ hẹn tổng thời gian giải quyết ít hơn so với quy định. Bên cạnh đó, do tính đặc thù của lĩnh vực đất đai nên khi tiếp nhận hồ sơ khó có thể xem xét được kỹ tính chất từng hồ sơ để hẹn đảm bảo thời gian quy định. Cụ thể: hồ sơ cần phải trích đo phải cộng thêm thời gian 05 ngày làm việc để đo vẽ thực tế. Hồ sơ cần phải niêm yết công khai tại phường, xã phải cộng thêm thời gian phải niêm yết (15 ngày) hoặc hồ sơ cần phải lấy ý kiến của cơ quan quản lý xây dựng, nông nghiệp, cần xác nhận của UBNd phường/xã theo quy định thì cán bộ tiếp nhận cũng không thể biết trước được để cộng thêm thời gian quy định hẹn ngày trả do sự việc phát sinh trong thời gian thụ lý, giải quyết hồ sơ. Đối với hồ sơ của tổ chức sử dụng đất hầu như thời gian giải quyết tại cơ quan thuế không đảm bảo 02 ngày làm việc theo quy định. Một nguyên nhân nữa là hồ sơ lũy kế giải quyết trong thời điểm chuyển giao, thay đổi thẩm quyền cấp giấy chứng nhận từ các quận, huyện về Sở Tài nguyên và Môi trường có một số trường hợp phức tạp đã có ý kiến xử lý, giải quyết của lãnh đạo quận, huyện nhưng nay qua xem xét không hoặc chưa đảm bảo về tính pháp lý, có trường hợp phải báo cáo UBNd thành phố xem xét quyết định theo đúng thẩm quyền nên dẫn đến kéo dài thời gian. - Về áp dụng phần mềm “một cửa điện tử”: Sau khi thay đổi thẩm quyền ký GCNQSdĐ từ UBNd quận, huyện về Sở Tài nguyên và Môi trường và Quyết định số 31/2012/QĐ-UBNd có hiệu lực thi hành thì phần mềm này chưa được điều chỉnh kịp thời nên không hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu quản lý, theo dõi giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân. 3. Tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính - Tình hình đo đạc, lập và sử dụng bản đồ địa chính: bản đồ địa chính đã được lập tại các phường trên địa bàn quận nhưng chưa đồng bộ. Một số tờ bản đồ tại các phường An Hải Bắc, Mân Thái, Thọ Quang chưa được đo hoàn chỉnh (đặc biệt phường Phước Mỹ và Nại Hiên Đông sau khi giải tỏa, tái định cư vẫn chưa được đo đạc lại). Mặt khác, hệ tọa độ bản đồ giữa các phường sử dụng không thống nhất. Hầu hết các phường đều thống nhất sử dụng hệ tọa độ HN72, trong khi đó phường An Hải Tây thì sử dụng hệ tọa độ VN2000, vì vậy gây khó khăn trong việc quản lý bản đồ địa chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. - Tình hình lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của các thửa đất và biến động đất đai đều được Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thể hiện đầy đủ, kịp thời và thống nhất các thông tin trong hồ sơ địa chính đúng quy định. Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đã quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả bản đồ địa chính dạng số do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển giao năm 2009 và đang chuyển hóa các dữ liệu đất đai bằng công nghệ thông tin để từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính về đất đai theo Thông tư 09/2007/ TT-BTNMT ngày 02.8.2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Từ đầu năm 2009 đến nay, việc cập nhật sổ đăng ký chỉnh lý biến động được thực hiện trên máy tính, cuối kỳ sẽ thực hiện in và đóng sổ đăng ký biến động đất đai. Thực hiện ghi sổ biến động theo phương pháp này nhằm tiết kiệm nhân công, dễ tra cứu trên máy, phục vụ công tác thống kê, báo cáo chính xác. Sổ mục kê đất đai được ghi chép đều đặn trên cơ sở kết quả chỉnh lý biến động do Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển về. Hiện nay, Chi nhánh Văn phòng 28 Phaùt trieån Kinh teá ø - Xaõ hoäi ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn