Xem mẫu

  1. Phương pháp Value Analysis Connecting (VAC) và Đánh giá thực hiện dự án an toàn giao thông CN. NGUYỄN KHÁNH DUY Victoria University of Wellington Abstract: The situation of traffic accidents in Vietnam has been a great economic and social matter . Although there have been many changes but issue still remains complex and serious. Constructing method to evaluate effectiveness of traffic safety projects in accordance with Vietnam context is essential. Goal of this paper is introducing reader the VAC method (Value Analysis Connecting) aims to assess effectiveness of traffic safety projects, focusing on Road traffic safety projects, based on comprehensive analysis. I. Mở đầu. Tình hình tai nạn giao thông (TNGT) ở Việt Nam đã và đang là vấn đề ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội. Cho đến nay, tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn còn phức tạp và nghiêm trọng.Việc xây dựng phương pháp đánh giá kết quả đầu tư dự án an toàn giao thông (ATGT) phù hợp với Việt Nam là cần thiết. Mục tiêu bài viết nhằm giới thiệu đến bạn đọc phương pháp VAC (Value Analysis Connecting – Kết nối phân tích giá trị) nhằm mục đích đánh giá hiệu quả thực hiện dự án ATGT, trong đó chú trọng đến các dự án ATGT đường bộ trên cơ sở phân tích toàn diện. II. Vài nét về tai nạn giao thông đường bộ và Dự án an toàn giao thông 4E. Nguyên nhân gây TNGT theo các yếu tố được thể hiện như trong hình dưới đây. Trong đó: - Các nguyên nhân đơn lẻ: chỉ do một yếu tố là kết cấu hạ tầng (KCHT), con người hay phương tiện; - Các nguyên nhân kết hợp: do KCHT và con người; KCHT và phương tiện; Phương tiện và con người và kết hợp cả 3 yếu tố KCHT, phương tiện và con người. 1
  2. Dự án ATGT là các dự án đầu tư thường bao gồm một hoặc nhiều hợp phần như kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, y tế, cưỡng chế và các lĩnh vực khác có liên quan nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Dự án ATGT có thể phân thành hai loại: - Các dự án đơn lẻ: Là các dự án ATGT chỉ bao gồm một hợp phần (kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, y tế, cưỡng chế…) - Các dự án kết hợp: Là các dự án bao gồm từ hai hợp phần trở lên (3Es, 4Es, 5Es). Các dự án này thường gồm nhiều hạng mục và đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian kéo dài. Hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới, các dự án ATGT hầu hết là dự án kết hợp. Phạm vi dự án kết hợp mà bài báo đề cập và làm đối tượng cơ cở cho việc áp dụng phương pháp VAC để đánh giá thực hiện là dự án kết hợp 4Es: Hợp phần Kỹ thuật (Engineering), Hợp phần Giáo dục (Education), Hợp phần Cưỡng chế (Enforcement), Hợp phần Cấp cứu (Emergency). III. Phương pháp Kết nối phân tích giá trị (VAC). Về tổng quan, đánh giá thực hiện dự án là việc tổng hợp, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện đầu tư một cách toàn diện từ khâu chuẩn bị đến khâu hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng. Việc đánh giá thực hiện này thường không muộn hơn 6 tháng sau khi dự án đưa vào khai thác. Phương pháp Value Analysis Connecting (VAC-Kết nối phân tích giá trị) nhằm mục đích đánh giá thực hiện Dự án ATGT trên cơ sở phân tích toàn diện, tối đa các giá trị đầu ra có thể mà con người nhận biết và lượng hóa nhưng không thể định giá một cách trực tiếp. Các giá trị đầu ra này được tạo nên bởi tất cả các nguồn l ực đã thực hiện đầu tư; cụ thể như sau: Căn cứ vào kết quả Kiểm toán hoặc Quyết toán đầu tư để tiến hành với các bước: • Bước 1: Nhận biết tổng thể mục tiêu. • Bước 2:Hiểu rõ và xác định các nhóm giải pháp để nhằm đạt đến mục tiêu đó. • Bước 3:Nhận dạng các họat động/tác động/can thiệp của các nhóm giải pháp nêu trên. • Bước 4:Định giá từng họat động/tác động/can thiệp có liên quan. • Bước 5:Phân tích lợi ích-chi phí. BƯỚC 1: Nhận dạng tổng thể mục tiêu. Về tổng quan, hợp phần 4 nhóm giải pháp (4Es) trong Dự án ATGT bao gồm: Nhóm giải pháp CỨNG: 1. Xây dựng kết cấu hạ tầng (Engineering). Nhóm giải pháp MỀM: 2. Tuyên truyền nhận thức ATGT và Giáo dục ATGT (Education). 3. Cưỡng chế ATGT (Enforcement). 4. Cấp cứu tai nạn giao thông (Emergence). BƯỚC 2: Hiểu rõ và xác định các nhóm giải pháp để nhằm đạt đến mục tiêu đó. Nhóm giải pháp CỨNG: Xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhóm giải pháp MỀM: Giải pháp i=1 là : Giải pháp “Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT”. 2
  3. Giải pháp i=2 là: Giải pháp “Cưỡng chế ATGT”. Giải pháp i=3 là: Giải pháp “Cấp cứu tai nạn giao thông”. BƯỚC 3: Nhận dạng các họat động/tác động/can thiệp của các nhóm giải pháp nêu trên. Nhóm giải pháp CỨNG: - Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của các biện pháp cải thiện điểm/tuyến điểm đen: Xem xét thiết kế và biện pháp tổ chức thi công xây dựng, cải tạo các tuy ến đ ường, các điểm đen, điểm nguy hiểm; bao gồm có các thiết kế hình học (thiết kế hình học phải xét đến yếu tố an toàn để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững), thiết kế kết cấu (thiết kế mặt đường, lớp tạo nhám tăng ma sát, cường độ nền đất …). Biện pháp tổ chức thi công và việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của dự án. Một trong những yếu tố quan trọng trong phần kỹ thuật là thẩm định an toàn an toàn giao thông trong giai đoạn thiết kế, thi công và khai thác. - Kiểm tra đánh giá hiệu quả của các biện pháp tăng cường trang thiết bị an toàn giao thông trên đường (cọc tiêu, biển báo, đèn tín hiệu, gờ giảm tốc, sơn phản quang,cây xanh…): Xem xét việc quy hoạch và lắp đặt các trang thiết ATGT đảm bảo mục tiêu đầy đủ và hợp lý. - Kiểm tra và đánh giá các hiệu quả các biện pháp đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, các công trình giao thông. Nhóm giải pháp MỀM: Các họat động/tác động/can thiệp của Giải pháp 1 “Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT” với j=(1÷ 8) với ví dụ cụ thể sau: • Họat động j=1 là: Tập huấn cho giảng viên, giáo viên. • Họat động j=2 là: Tập huấn cán bộ, kỹ sư về thẩm định ATGT, cải tạo điểm đen, tổ chức giao thông, quản lý ATGT, cấp cứu y tế . • Họat động j=3 là: Tập huấn CSGT, Thanh tra GT. • Họat động j=4 là: Tập huấn tình nguyện viên. • Họat động j=5 là: Các chiến dịch tuyên truyền. • Họat động j=6 là: Các hoạt động ngoại khóa về ATGT. • Họat động j=7 là: Hoạt động tuyên truyền cho các cơ quan, tổ chức đoàn thể. • Họat động j=8 là: Tập huấn về sơ cấp cứu y tế TNGT. BƯỚC 4: Định giá từng họat động/tác động/can thiệp có liên quan. Nhóm giải pháp CỨNG: Áp dụng các tính toán cơ bản về Giá trị hiện tại thuần (NPV Net Present Value) và Tỷ suất nội hoàn (IRR Internal Rate of Return) Bt Ct n n NPV = ∑ −∑ (1 + r ) t − 0 (1 + r ) t t t −0 3
  4. Nhóm giải pháp MỀM: Gọi Ci,j là: Chi phí đầu tư giải pháp thứ i (i=1÷3) dành cho một họat động/tác động/can thiệp cụ thể thứ j (j=1÷8) của giải pháp này. Khi i=1 và j=1, C1,1 là: Chi phí đầu tư Giải pháp “ Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT” dành cho họat động “Tập huấn cho giảng viên, giáo viên”. ....................................... Chỉ số KPI (Key Performance Indicator): đánh giá hiệu suất thực hiện của từng họat động/tác động/can thiệp có liên quan. Hiệu suất thực hiện này có thể dựa trên các tiêu chí về tiến độ, chất lượng, kinh tế. Gọi KPIi,j là hiệu suất thực hiện của Giải pháp thứ i (i=1 ÷3) dành cho một họat động/tác động/can thiệp cụ thể thứ j (j=1÷8) của giải pháp này. Khi i=1 và j=1, KPI1,1 là hiệu suất thực hiện của Giải pháp “ Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT” dành cho họat động “Tập huấn cho giảng viên, giáo viên”. Tùy thuộc mục tiêu đánh giá kết quả đầu tư: thực hiện hoặc hiệu quả để xác định chỉ số KPI thỏa mãn các điều kiện sau: • Điều kiện cần: o LƯỢNG. Ví dụ: số lượng các lớp “Tập huấn cho giảng viên, giáo viên”. o CHẤT. Ví dụ: kết quả kiểm tra/đánh giá của từng lớp tập huấn. o Phương pháp luận đánh giá thích hợp nhằm xác định KPI một cách công khai và minh bạch. • Điều kiện đủ: o Cơ sở dữ liệu: số liệu kinh tế, các thống kê liên quan. o Chuyên gia đủ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn. o Kinh phí tiến hành công tác đánh giá. Căn cứ vào các điều kiện cần và đủ nêu trên, dùng Phương pháp Chuyên gia đ ể xác định giá trị KPIi,j với giới hạn ( 0% ≤ KPIi,j ≤ 100%). Gọi Bi,j là Lợi ích giải pháp thứ i (i=1÷3) dành cho một họat động/tác động/can thiệp cụ thể thứ j (j=1÷8) của giải pháp này. Khi i=1 và j=1, B1,1 là Lợi ích Giải pháp “Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT” dành cho họat động “Tập huấn cho giảng viên, giáo viên”. Công thức chung là: Bi,j = Ci,j x KPIi,j. 4
  5. BƯỚC 5: Phân tích lợi ích-chi phí. Nhóm giải pháp CỨNG: Tỷ số Lợi ích / Chi phí (BCR: Benefit Cost Ratio) n Bt ∑ (1 + r ) t t =0 BCRCỨNG = n Ct ∑ (1 + r ) t t =0 Nhóm giải pháp MỀM: Giả sử số lượng các giải pháp là m (i=1÷m), Gọi S1 là tổng số các họat động/tác động/can thiệp của giải pháp thứ 1. Gọi S2 là tổng số các họat động/tác động/can thiệp của giải pháp thứ 2. .................................................... Gọi Sm là tổng số các họat động/tác động/can thiệp của giải pháp thứ m. Do đó, Si= (S1÷Sm). Với ví dụ nêu trên S1= 8, là tổng số các họat động/tác động/can thiệp của Giải pháp thứ 1 “Tuyên truyền nhận thức và Giáo dục ATGT” Chi phí là: Si i=m j = ∑ ∑C CMỀM = i, j i =1 j =1 Lợi ích là: Si Si i=m j = i =m j = ∑ ∑B = ∑ ∑ C i , j KPI i , j BMỀM = i, j i =1 j =1 i =1 j =1 Tỷ số lợi ích-chi phí là: Si i =m j = ∑ ∑ C KPI i, j i, j i =1 j =1 BCRMỀM= Si i=m j = ∑ ∑C i, j i =1 j =1 Công thức tính gộp của Tỷ số lợi ích-chi phí (bao gồm cả hợp phần giải pháp CỨNG và giải pháp MỀM): Si i =m j = n B ∑ (1 + tr )t + ∑ ∑B i, j t =0 i =1 j =1 5
  6. Si BCR= i=m j = n C ∑ (1 + tr )t + ∑ ∑C i, j t =0 i =1 j =1 Đánh giá chỉ tiêu: + B/C < 1, lợi ích nhỏ hơn chi phí, Dự án bị lỗ. + B/C = 1, dự án đủ hoàn vốn. + B/C > 1, dự án có lãi Tỷ số B/C càng lớn thì càng có tốt, biểu hiện hiệu quả tài chính càng cao. IV. Kết luận. Phương pháp Value Analysis Connecting (VAC-Kết nối phân tích giá trị) áp dụng thích hợp cho công tác đánh giá thực hiện dự án ATGT. Mục đích của phương pháp VAC là xác định tối đa các giá trị đầu ra dựa trên cở sở phân tích và kết nối các nguồn lực đầu tư ban đầu, để từ đó đánh giá chính xác được kết quả thực hiện đầu tư các dự án ATGT. Việc đánh giá thực hiện là công tác quan trọng giúp nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý ch ức năng nhìn nhận thấu đáo và toàn diện, đưa ra những điều chỉnh kịp thời về mặt chính sách, cơ cấu đầu tư, cơ chế kiểm soát tài chính nhằm đạt được kết quả phù hợp với mục tiêu đầu tư ban đầu./. x Tài liệu tham khảo: Dự án an toàn giao thông đường bộ Việt nam, nguồn vốn vay WB (2009). http://www1.mt.gov.vn/ykienatgt/?Param=category&catid=14&ArticleId=3804 Dự án tăng cường an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ phía Bắc Việt Nam, nguồn vốn vay JICA (2010). http://giaothongvantai.com.vn/an-toan-giao-thong/201110/Le-ban-giao-10-xe-o-to-tuyen-truyen-aTGT-31041/ 6
nguon tai.lieu . vn