Xem mẫu

  1. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BÓC VỎ PHỔI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG PHỔI MẠN TÍNH
  2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT BÓC VỎ PHỔI TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM MỦ MÀNG PHỔI MẠN TÍNH TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả của mở ngực bóc vỏ phổi trong điều trị viêm mủ màng phổi mạn tính, rút kinh nghiệm mở rộng chỉ định bóc vỏ phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả cắt ngang 65 trường hợp viêm mủ màng phổi mạn tính được mở ngực bóc vỏ phổi tại khoa ngoại lồng ngực bệnh viện Chợ rẫy và Nhân Dân Gia Định từ tháng 01/2004 đến tháng 01/2006. Kết quả: trong 65 trường hợp (TH) bóc vỏ phổi, kết quả sớm có 22 (33,85%) TH cho kết quả tốt: lâm sàng ổn định, X quang kiểm tra phổi nở hoàn toàn, hết hoặc còn rất ít dich màng phổi, không biến chứng phẫu thuật.; 30 (46,15%) TH kết quả trung bình: lâm sàng ổn định, X quang kiểm tra phổi nở > 50% phế trường, còn ít dịch màng phổi ổn định với điều trị nội khoa hoặc chọc hút mà không cần đặt dẫn lưu màng phổi; hoặc có biến chứng nhẹ ổn định với điều trị nội khoa; 13 (20%) TH kết quả kém: Các triệu chứng của bệnh cải thiện không đáng kể, X quang kiểm tra phổi nở <
  3. 50% phế trường, còn dịch màng phổi phải đặt lại dẫn lưu màng phổi; có biến chứng phải can thiệp ngoại khoa; tái phát phải nhập viện mổ lại; hoặc trường hợp tử vong; có 01 TH tử vong. Chúng tôi theo dõi từ 1-6 tháng được 57 TH: thành công trong 53 TH (92,98%), có 4 trường hợp phải nhập viện mổ lại. Kết luận: Mở ngực bóc vỏ phổi cho hiệu quả cao trong điều trị viêm mủ màng phổi mạn tính. Cần khuyến khích thực hiện rộng rãi phẫu thuật này, tránh mở cửa sổ màng phổi cho bệnh nhân viêm mủ màng phổi mạn tính như trước đây. SUMMERY Object: To evaluate the results of decortication in patient with chronic pleural empyema. Material and methode: Charts of 65 patients with chronic pleural empyema treated by decortication at Department of Cardiovascular and Thoracic surgery at Chợ Rẫy and Nhân Dân Gia Định hospital from 01/2004 to 01/2006 were reviewed in this retrospective study. Result: Of the 65 patients, 22(33.85%) cases had good results with full lung re-expansion, pus were completely draigned and had no postoperative complication; 30(46.15%) cases had lung re-expansion of
  4. more than 50% hemithorax and minor complication which were self limited with medical treatment; 13 (20%) cases had lung re-expantion of less than 50% hemithorax or complication require to operate; 1 case dead. Definitive results of the decortication assessed at the 6-month follow-up examination were satisfactory in 53 patients (92.98%), and 4 patients requiring re- intervention. Conclusion: Decortication thoracotomy is a highly effective treatment for chronic pleural empyema. It should be encouraged to apply widely. To avoid open window before. Đặt vấn đề – Mục tiêu nghiên cứu Viêm mủ màng phổi hiện là một t ình trạng bệnh lý vẫn thường gặp ở nước ta. Vấn đề chẩn đoán tương đối dễ dàng với các triệu chứng lâm sàng gợi ý như đau ngực, sốt, ho khạc đàm, hội chứng 3 giảm; cận lâm sàng có hình ảnh tràn d ịch màng phổi trên phim x quang ngực hoặc siêu â m ngực và nhất là chọc dò màng phổi ra mủ. Tuy nhiên, vấn đề điều trị còn gặp nhiều khó khăn, nếu chúng ta c hưa có thái độ xử trí đúng đắn và kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề, gây t àn phế cho bệnh nhân vì xẹp lồng ngực và mất chức năng hô hấp của phổi. Việc điều trị bệnh ở giai đoạn muộn với các biến chứng này luôn gặp nhiều khó khăn.
  5. Có 3 phương pháp điều trị chính, đó là: dẫn lưu màng phổi, bóc vỏ phổi và biện pháp cuối cùng là mở cửa sổ màng phổi, các phương pháp khác chỉ là hỗ trợ mà thôi. Tuy nhiên, việc điều trị kháng sinh tích cực và dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân là điều không thể thiếu. Trên thực tế lâm sàng, chúng ta còn gặp nhiều trường hợp bệnh ở giai đoạn trễ, chỉ có thể can thiệp bằng mở cửa sổ màng phổi. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong 3 năm (1995-1998) đã có 107 bệnh nhân viêm mủ màng phổi được điều trị. Trong đó có 43 trường hợp (chiếm 40%) được mở cửa sổ màng phổi. Thành công của phẫu thuật này là làm sạch mủ, cải thiện tổng trạng, cứu sống bệnh nhân, nhất là ở những bệnh nhân già yếu suy kiệt. Nhưng mở cửa sổ màng phổi không giúp phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân được, mà chấp nhận tàn phế, gây biến dạng lồng ngực của bệnh nhân. Do đó, đối với những bệnh nhân trẻ đây là một tổn thương nặng nề, gây mất khả năng lao động hiệu quả và là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Phẫu thuật bóc vỏ phổi đã được thực hiện từ lâu bởi các bác sĩ ngoại khoa lồng ngực trên thế giới và ở một vài bệnh viện lớn ở nước ta có ngành ngoại lồng ngực. Bóc vỏ phổi đáp ứng được các mục tiêu điều trị chính của viêm mủ màng phổi là làm sạch mủ, tái giãn nở phổi, cải thiện chức năng hô hấp và giữ được thẩm mỹ lồng ngực cho bệnh nhân. Tuy vậy, cho đến nay
  6. việc chỉ định thực hiện và đánh giá kết quả của phẫu thuật này trong điều trị viêm mủ màng phổi mạn tính chưa được quan tâm đúng mức. Dẫn lưu màng phổi trong viêm mủ màng phổi được coi là phương pháp điều trị cơ bản, nhưng khi dẫn lưu thất bại thì thời điểm và biện pháp can thiệp tiếp theo có ý nghĩa quan trọng, có thể bóc vỏ phổi hoặc mở cửa sổ màng phổi. Việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể sẽ giúp ích tiên lượng bệnh nhân. Trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về nhiều khía cạnh của tình trạng viêm mủ màng phổi, nhờ có những tiến bộ về phương tiện chẩn đoán và công cụ điều trị. Ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp điều trị viêm mủ màng phổi và kết quả của từng phương pháp. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài này với những mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát - Đánh giá kết quả bóc vỏ phổi trong điều trị bệnh viêm mủ màng phổi mạn tính. Mục tiêu chuyên biệt - Xác định hiệu quả của bóc vỏ phổi trên bệnh nhân viêm mủ màng phổi mạn tính.
  7. - Xác định giá trị của các phương pháp điều trị hỗ trợ: tưới rửa màng phổi, tập vật lý trị liệu hô hấp sau mổ trong điều trị viêm mủ màng phổi mạn tính. Đối tượng & phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Hồi cứu, mô tả cắt ngang không đối chứng. Thời gian, địa điểm nghiên cứu Thời gian Từ tháng 01/2004 đến tháng 01/2006. Địa điểm Khoa ngoại Lồng ngực – Mạch máu bệnh viện Chợ Rẫy và b ệnh viện Nhân Dân Gia Định. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ màng phổi nhập viện điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại lồng ngực–tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Tiêu chuẩn loại trừ
  8. Các trường hợp viêm mủ màng phổi cấp tính được điều trị bằng kháng sinh kết hợp chọc hút tại nội khoa và mủ màng phổi giai đoạn 2. Đánh giá kết quả Bảng 1 Kết Triệu chứng quả Lâm sàng ổn định, X quang kiểm tra phổi nở hoàn toàn, hết hoặc còn Tốt rất ít dich màng phổi, không biến chứng phẫu thuật. Lâm sàng ổn định, X quang kiểm tra phổi nở Trung > 50% phế trường, còn ít bình dịch màng phổi ổn định với điều trị nội khoa hoặc chọc hút mà không cần
  9. đặt dẫn lưu màng phổi; hoặc có biến chứng nhẹ ổn định với điều trị nội khoa. triệu chứng Các của bệnh cải thiện không đáng kể, X quang kiểm tra phổi nở < 50% phế trường, còn dịch màng phổi phải đặt lại dẫn lưu Xấu màng phổi; có biến chứng phải can thiệp ngoại khoa; tái phát phải nhập viện mổ lại; hoặc trường hợp tử vong. Kết quả nghiên cứu Có 65 bệnh nhân viêm mủ màng phổi được bóc vỏ phổi, kết quả như sau: - Đặc điểm dân số nghiên cứu
  10. - Tuổi Tuổi trung bình là 45,13 ± 16,88; nhỏ nhất 16, lớn nhất 80. - Giới Tỷ lệ nam/ nữ là 4/1 Lâm sàng Các biểu hiện lâm sàng Bảng 2.Phân bố các biểu hiện lâm sàng Biểu Số Tỷ lệ hiện lâm bệnh nhân % sàng Đau 61 93,8 ngực Sốt 49 75,4 Ho 40 61,5 đàm 30 46,2 Mệt
  11. mỏi, lừ đừ Khó 23 35,4 thở D ò mủ 8 12,3 vết mổ ngực Hội 65 100 chứng 3 giảm Thời gian trước nhập viện Thời gian từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập viện điều trị là 26.85 ± 23.68 ngày; ngắn nhất 15 ngày, dài nhất 120 ngày. Nguyên nhân viêm mủ màng phổi Bảng 3. Phân bố nguyên nhân bệnh Số Nguyên Tỷ lệ trường nhân % hợp Viêm phổi 31 47,69
  12. Tràn máu phổi do màng 16 24,61 chấn thương Ap – xe 7 10,77 phổi vỡ Mủ màng 5 7,69 phổi lao Các nguyên nhân khác (sau dẫn lưu khí màng phổi kéo dài, sau 6 9,23 phẫu thuật phổi, áp-xe gan vỡ, dị vật phổi, hang nấm phổi vỡ,,,) Tổng cộng 65 100 Cận lâm sàng X quang ngực tiêu chuẩn
  13. Bảng 4: Phân bố các hình ảnh X quang ngực Các hình Số Tỷ bệnh lệ % ảnh nhân Mờ đồng 23 35,4 nhất phế trường Mức khí 21 32,3 dịch phế trường Đám mờ 21 32,3 phế khu trú trường Tổng cộng 65 100 Chụp điện toán cắt lớp ngực Có 49/ 65 (75.38%) trường hợp được chụp điện toán cắt lớp (CĐTCL) ngực. Các hình ảnh ghi nhận được như sau:
  14. Bảng 5: Phân bố số lượng túi mủ trên CĐTCL ngực Các Số Tỷ lệ hình ảnh bệnh nhân % Một túi 10 20,41 mủ Hai túi 12 24,49 mủ Nhiều túi 27 55,10 mủ Tổng 49 100 cộng Bảng 6: Phân bố dung tích túi mủ trên phim CĐTCL ngực Dung tích túi mủ so với Số Tỷ lệ dung tích lồng bệnh % ngực bên bệnh nhân (VM/VLN)
  15. VM/VLN 5 10,21
  16. Streptococcus 6 23,08 pneumoniae Pseudomonas 4 15,38 aeruginosa Escherichia 3 11,54 Coli Staphylococcus 1 3,84 spp Alcaligenes 1 3,84 spp Enterococcus 2 7,69 faecalis Klebsiella spp 2 7,69 Acinobacter 1 3,84 spp 1 3,84 Enterobacter
  17. cancerogemes Fusobacterium 1 3,84 varium Morganella 1 3,84 morganii Staphylococcus 1 3,84 aureus Staphylococcus 1 3,84 coagulase negative Sterotrophonas 1 3,84 maltophilia Tổng cộng 26 100 Kết hợp tưới rửa khoang màng phổi + Có 38/65 (73,85%) trường hợp được tưới rửa khoang màng phổi bằng dung dịch betadine pha loãng sau mổ bóc vỏ phổi. + Thời gian tưới rửa khoang màng phổi tuỳ từng trường hợp phẫu thuật, trung bình là 6.10 ± 3.01 ngày, ngắn nhất 2 ngày, dài nhất 15 ngày.
  18. Bảng 8: Liên quan giữa tưới rửa khoang màng phổi và kết quả điều trị Có Không p Tưới rửa màng (n= (n= phổi 38) 27) Kết quả Tốt 17 5 Trung 18 12 0,006 bình Kém 3 10 Kết hợp vật lý trị liệu hô hấp Chúng tôi ghi nhận có 40 trường hợp được cho tập vật lý trị liệu hô hấp, thổi bình với sự hướng dẫn của nhân viên khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Bảng 9- Liên quan giữa vật lý trị liệu hô hấp với kết quả điều trị Vật Có Không p lý trị liệu
  19. hô hấp (n= 40) (n= 25) Kết quả Tốt 19 3 (47,5%) (12%) Trung 17(42,5%) 13 0,001 bình (52%) Kém 4 (10,0%) 9 (36%) Hậu phẫu + Thời gian nằm viện trung bình là 24.23 ± 11.19 ngày; ngắn nhất 8 ngày, dài nhất 66 ngày. + Thời gian hậu phẫu, tính từ lúc mổ đến khi xuất viện, trung bình là 12.36 ± 7.89 ngày; ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 43 ngày. Biến chứng Bảng 10- Các biến chứng sau mổ
  20. Biến chứng Số Tỷ bệnh lệ nhân Nhiễm trùng 5 5,21 vết mổ Dò phế quản 1 2,08 màng phổi Chảy máu 1 1,04 sau mổ + liệt tay (T) Suy hô hấp 1 1,04 sau mổ phổi Viêm 1 1,04 sau mổ Tử vong 1 1,04 Kết quả phẫu thuật
nguon tai.lieu . vn