Xem mẫu

  1. ĐẢNG LÀ GÌ? Đảng là tổ chức chính trị của  một giai cấp, gồm những  người tiêu biểu nhất, có ý  thức sâu sắc nhất về quyền  lợi giai cấp và đấu tranh cho  quyền lợi của giai cấp đó.    
  2. GIAI CẤP? Giai cấp là những tập đoàn đông đảo  người trong xã hội, khác nhau về  địa vị và vai trò trong hệ thống sản  xuất, xã hội nhất định, về hưởng thụ  của cải làm ra trong xã hội tuỳ theo  địa vị chiếm hữu hay không chiếm  hữu tư liệu sản xuất.
  3. CÁCH MẠNG? Cách mạng là hình thức đấu  tranh giai cấp cao nhất dẫn tới  một cuộc biến đổi căn bản,  chuyển một chế độ xã hội cũ,  đã lỗi thời sang một chế độ xã  hội mới tiến bộ hơn
  4. BẠO LỰC CÁCH MẠNG? Bạo lực cách mạng là sức  mạng của quần chúng cách  mạng dùng để đánh đổ  chính quyền của bọn thống  trị giành lấy chính quyền về  tay nhân dân, trấn áp bọn  phản cách mạng
  5. BẢO HỘ? Bảo hộ là hình thức thống trị của  đế quốc thực dân đối với nước  bị xâm lược. Chúng duy trì, sử  dụng chính quyền tay sai và  nêu chiêu bài lừa bịp là việc bảo  hộ nhằm phục vụ lợi ích của  nước bị xâm lược.
  6. BẦN CÙNG HÓA? Bần cùng hóa là chính sách bóc  lột của đế quốc thực dân ở thuộ  địa, của tư sản, địa chủ ở nước  tư bản làm cho giai cấp công  nhân và nhân dân lao động trở  nên nghèo khổ
  7. BẤT BẠO ĐỘNG? Bất bạo động là đường lối chính  trị chủ trương không sử dụng  bạo lực vũ trang của quần  chúng để đấu tranh với đế quốc  thực dân và tay sai để giành  độc lập mà dùng hình thức  thương lượng
  8. CHỦ NGHĨA CẢI LƯƠNG? Chủ nghĩa cải lương là khuynh hướng  cơ hội trong phong trào công nhân  (và phong trào giải phóng dân tộc),  chủ trương thực hiện những biến  đổi xã hội bằng cải cách, không  động chạm đến chế độ cũ, nhằm  phủ nhận tính tất yếu của đấu tranh  giai cấp, của cách mạng xã hội chủ  nghĩa và của chuyên chính vô sản
  9. BINH BIẾN? Binh biến là cuộc phản kháng  mệnh lệnh cấp trên của một lực  lượng sĩ quan và binh sĩ hay  một số đơn vị quân đội mà hình  thức cao nhất là nổi dậy chống  chính quyền, có thể dẫn đến sự  thay đổi chính trị trong nước
  10. BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ? Bước ngoặt lịch sử là thời điểm  chuyển biến mạnh mẽ tạo nên  một sự thay đổi căn bản trong  sự phát triển của lịch sử
  11. CHÍNH CƯƠNG Chính cương là đường lối chính trị  cơ bản của một Đảng trong đó  nên rõ mục tiêu chính trị, trình  bày nhiệm vụ và yêu cầu chính  trị quan trọng nhất, hình thức và  phương pháp hoạt động
nguon tai.lieu . vn