Xem mẫu

  1. Đái tháo đường ở phụ nữ có thai Phụ nữ trẻ mắc ĐTĐ nếu muốn có con hoàn toàn có thể mang thai, đẻ con. Tuy nhiên đường máu cần được giữ ổn định cả trước thời gian thụ thai và trong suốt quá trình mang thai cũng như lúc đẻ. Vì tăng đường máu ở phụ nữ có thai có thể gây ra:
  2. - Sảy thai sớm tự phát. - Dị tật bẩm sinh cho thai nhi. - Con quá to. - Thậm chí thai chết lưu muộn ở 3 tháng cuối. Mặt khác có thai có thể làm nặng lên một số biến chứng sẵn có như bệnh lý võng mạc, tăng huyết áp, bệnh lý thận... Do vậy phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ muốn có thai cần chuẩn bị chương trình mang thai tốt, thử máu nhiều lần trong ngày (6 lần nếu có thể) khám bệnh thường xuyên 2 tuần 1 lần với bác sĩ chuyên khoa về bệnh ĐTĐ và bác sĩ sản khoa là những điều kiện quan trọng để quá trình mang thai được an toàn. Mục tiêu đường máu khi mang thai (cho 80% số lần thử máu): Lúc đói: < 5 mmol/l Sau ăn 1-2 giờ: 7,8 mmol/l Một số phụ nữ khi có thai thường từ tháng thứ 6 trở đi có tình trạng tăng đường máu (gọi là ĐTĐ thai nghén chiếm tỷ lệ khoảng 2% số người có thai) sau đẻ thường trở lại bình thường. Muốn phát hiện ĐTĐ thai nghén cần phải làm xét
  3. nghiệm đường máu sau ăn hoặc làm nghiệm pháp tăng đường máu ở các cơ sở chuyên khoa. Làm nghiệm pháp cho người: - Tiền sử đẻ thai to hoặc thai chết lưu to so với tuổi thai. - Tiền sử gia đình mắc ĐTĐ. - Béo phì. - Tăng huyết áp. - Siêu âm thấy thai to. - Xét nghiệm có đường niệu. Các biện pháp tránh thai có tác dụng tích cực để không bị mang thai ngoài ý muốn, để có thể chủ động trong việc lập chương trình cho việc mang thai. Tất cả các biện pháp tránh thai đều có thể áp dụng được cho người ĐTĐ. Bao gồm: - Thuốc tránh thai loại không gây rối loạn đường và mỡ máu. - Đặt vòng nếu không bị viêm nhiễm và chảy máu - Bao cao su, thuốc diệt tinh trùng... Chú ý: tất cả các biện pháp trên cần được chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  4. Ths, Bs Nguyễn Huy Cường- BV Nội tiết trung ương.
nguon tai.lieu . vn