Xem mẫu

BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH I. ĐẠI CƯƠNG: Cổ điển người ta vẫn chia tắc động mạch làm hai loại chính: - Tắc động mạch (ĐM) mạn tính (Artériopathies obli-terantes progressives) không do viêm. Trong loại tắc ĐM mạn tính, trước đây, người ta tách biệt hai bệnh: - Viêm tắc ĐM lớn do xơ hoá (Arteriosclerosis obliterans) - Viêm tắc ĐM nhỏ do huyết khối (Thrombangiistis- obliterans) quen gọi là bệnh (Buerger`s Disease) (1908). Có nhiều ý kiến xung quanh 2 loại tắc ĐM mạn tính này: + Phải chăng Buerger là một bệnh riêng biệt? + Quan niệm tách bạch như vậy sợ không đúng? + Coi viêm tắc ĐM do xơ hoá là một tuýp, còn viêm tắc ĐM Buerger là một thể lâm sàng? + Viêm tắc mạch (Buerger) là một loại xơ cứng mạch ở người trẻ: Trên thực tế, bệnh viêm mạch của Buerger rất hiếm gặp (trước kia hay ở Trung Âu là nơi có tuyết và sốt phát ban). Theo tác giả Pháp Rulliere (1992) cái mà chúng ta gọi là bệnh Buerger ngày nay chính là loại viêm mạch ở người trẻ, có tiến triển như viêm tắc ĐM nhỏ do huyết khối nhưng cũng có tổn thương xơ hoá ĐM. II. CƠ THỂ BỆNH HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM TẮC ĐM MẠN TÍNH 1. Viêm tắc ĐM mạn tính do xơ hoá: Thường gặp nhiều ở nam hơn nữ, tuổi trung bình 40 - 60 Cơ thể bệnh học: sự biến đổi thân động mạch lớn do mảng vữa xơ, lúc đầu ở lớp trong thành mạch, sau đó là quá trình tạo tơ huyết, can xi hoá dần biến đổi lớp giữa ĐM. Mặt khác do cục huyết khối nằm trên mảng xơ vữa làm hẹp dần lòng mạch, ứ đọng máu và viêm mạch xuất hiện. Bệnh thường kết hợp xơ mỡ ĐM nhiều nơi gây những bệnh phối hợp: Tăng huyết áp, suy giảm ĐM vành, suy tim, Thiệu năng tuần hoàn não, xơ hoá võng mạc, xơ mỡ ĐM... Những yếu tố đặc biệt có hại là hút thuốc lá quá nhiều, nghiện rượu và cà phê... 2. Viêm tắc ĐM (Buerger) Nguyên nhân chưa rõ, nam (>90%) gặp nhiều hơn nữ (5%), và chỉ ở người trẻ từ 20 đến 40 tuổi, có khi ở tuổi dưới 20 hút thuốc lá nhiều. Nếu trên 40 tuổi, ít có khả năng gọi là bệnh này hoặc là trước đó bệnh nhân đã có xơ hoá ĐM. Cơ thể bệnh học là viêm toàn bộ các màng mạch trong đoạn mạch và tiến triển bằng những ổ nối tiếp có kèm huyết khối. Tổn thương có thể lan ra tĩnh mạch và những dây thần kinh đi kèm thân mạch. Bệnh lý thường ở các ĐM nhỏ (ngọn mạch) và dẫn đến xơ hoá không hồi phục. Các ĐM lớn và tổn thương các cơ quan có thể xảy ra nhưng rất hiếm hoặc chỉ thấy trong các thể tiến triển rất nặng và muộn. 3.Viêm động mạch do tiểu đường(Diatetic arterios clerotis disease). Có 3 loại tổn thương mạch được ghi nhận: - Bệnh động mạch (Arteriola disease): Thường kết hợp với tăng huyết áp. - Bệnh mạch máu nhỏ do tiểu đường (Diabetic microangiophathy). - Bệnh mạch máu lớn (Atherosclarosis) quá tải và đến sớm. 4. Bệnh Takayashu: Thường ở phụ nữ trẻ. Tổn thương ở quai động mạch chủ và các nhánh động mạch chủ với hội chứng viêm thường đi trước tổn thương động mạch. III. LÂM SÀNG 1. Triệu chứng chủ quan: thường thấy ở chi dưới. Lúc đầu chỉ là triệu chứng thiểu năng tuần hoàn không điển hình: cảm giác nặng, chuột rút, tê, kiến bò, trì trệ, tăng cảm thụ với lạnh (tương tự Raynaud). Sau đó là cơn đau chi cách hồi (Claudication intermitter). Triệu chứng này chỉ xuất hiện khi đi lại và biến mất khi nghỉ, bệnh nhân đau như thắt ở bắp chân khi đang đi lại buộc phải đứng lại, nghỉ một lúc cơn đau biến đi mới lại đi tiếp. Đôi khi đau một bên hoặc hai bên nhưng thường là một bên chân. Đau ở mông, đùi dấu hiệu tổn thương ở ĐM chủ- chậu, đau cách hồi cùng với bất lực tình dục ở nam. Ở một số người, sự khập khiễng gián cách này không đau mà chỉ thấy cảm giác duy nhất là mệt mỏi. Bị lạnh, đi nhanh, lên dốc là những điều kiện thuận lợi cho nó xuất hiện và bệnh nhân thường biết rõ mình đi được bao nhiêu mét. Khi xuất hiện đau ở tư thế nằm là dấu hiệu giai đoạn tiến triển của bệnh. Nó thường xảy ra trong giờ đầu của giấc ngủ, rất khốc liệt không thể chịu được và dịu dần đi khi đặt chân ở tư thế thấp (dấu hiệu phù và hồng ban ở chi do tư thế chân để dốc). 2. Khám xét tại chỗ: Thường so sánh 2 chân, chi trên chi dưới và từng vùng với nhau. Nhìn: Da nhợt hoặc xanh tím (tuần hoàn chậm). Hiện tượng này tăng lên khi nâng cao chi và lúc để thõng chân xuống giường thì da không trở lại màu sắc bình thường mà trở nên đo đỏ. Người ta tìm góc thiểu năng tuần hoàn là góc tạo bởi sự thiếu máu khi nâng chi lên cao (trắng bệch) với vị trí da hồng tím khi đặt xuống. Nặng hơn, quan sát thấy da bị teo, nhẵn bóng, rải rác có mảng tím, móng nứt ròn, khô, cơ teo lại và có thể thấy liệt nhẹ. Tiến triển xấu hơn là vùng hoại thư xuất hiện ở ngón chân gần móng, gót chân hoặc mặt gan chân của ngón. Cảm giác đau tăng lên. Hoại thư biến thành mảng mục, trên phủ lớp vẩy nâu sẫm. Bản thân mảng mục không gây đau. Nếu được điều trị đúng, mảng mục bong ra tạo thành hoại tử khô. Hoại tử khô có thể biến thành hoại thư ướt, vết loét sâu hơn có rỉ dịch đỏ và mùi tanh. Sờ: Da tại chỗ lạnh (so với vùng lành). Tìm giới hạn trên của vùng da lạnh xem khoảng cách từ đó đến nơi nghi tắc mạch. Mạch động mạch có thể đập yếu hoặc không thấy so với bên đối diện. Đây là yếu tố quyết định cho chẩn đoán rối loạn thực thể mạch. Sờ ĐM ở các điểm sau: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn