Xem mẫu

  1. ĐẶC ĐIỂM ĐO ĐẠC CUNG HÀM MẤT RĂNG TOÀN BỘ HÀM TRÊN NGHIÊN CỨU THĂM DÒ TRÊN 50 TRƯỜNG HỢP TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các đặc điểm đo đạc của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên trên một mẫu dân số người Việt Nam. Phương pháp: 50 mẫu hàm trên của các bệnh nhân đến làm phục hình toàn hàm tại khoa RHM, ĐHYD được vẽ đường đỉnh sống hàm, chụp ảnh và chuyển vào máy tính. Vẽ và đo các đoạn thẳng tiêu biểu cho chiều trước sau và chiều rộng của cung hàm hàm trên bằng phần mềm AutoCAD. Kết quả cho biết kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên theo chiều trước sau là 44,60 ± 3,68 mm, theo chiều ngang tại vị trí 1/4 trước là 34,78 ± 3,54 mm, vị trí ở giữa là 43,42 ± 3,65 mm, vị trí ¼ sau là 47,15 ± 3,22 mm, vị trí sau cùng là 44,22 ± 2,78 mm. Chiều ngang lớn nhất của cung hàm là 47,90 ± 3,10 mm với 88% trường hợp nằm ở vị trí ¼ sau. Chiều trước-sau của cung hàm nhỏ hơn chiều ngang lớn nhất của cung hàm trong 80 % trường hợp.
  2. Kết luận: Giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước cung hàm ngoại trừ chiều ngang cung hàm tại vị trí sau cùng thì nam lớn hơn nữ. ABSTRACT Objective: The purpose of this study was to determine the average arch width and antero-posterior distance of upper edentulous arch. Method: Fifty edentulous casts with the ridge crest line marked were photographed and images transferred to a computer. AutoCAD software, version 2004, was used for measuring. The results showed that the antero-posterior distance averaged 44.6 ± 3.68mm. The average arch width measured at ¼ anterior, mid, ¼ posterior and the furthest posterior site was 34.78 ± 3.54mm, 43.42 ± 3.65 mm, 47.15 ± 3.22 mm, and 44.22 ± 2.78 mm, respectively. The maximum arch width was 47.90 ± 3.10 mm with 88% of the cases falling in the ¼ posterior area. In 80% of the cases, the antero-posterior distance was smaller than the maximum arch width.
  3. Conclusion: There was no significant difference between male and female in all dimensions except that the arch width measured at the furthest posterior site was larger in male than in female. ĐẶT VẤN ĐỀ Hình thái cung hàm là một trong những yếu tố giải phẫu sinh lý quan trọng ảnh hưởng đến sự nâng đỡ, vững ổn và dính của phục hình. Do đó, cần được đánh giá một cách khách quan và đúng đắn. Nhiều tác giả trên thế giới đã đề cập đến vấn đề này nhưng tại Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào. Vì vậy, chúng tôi cố gắng bước đầu thực hiện nghiên cứu hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên trên một mẫu dân số người Việt với các mục tiêu sau: - Xác định kích thước trung bình theo chiều rộng (trước, giữa, sau, sau cùng và lớn nhất) và chiều trước sau của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên ở một mẫu dân số người Việt. - Đưa ra những số liệu để phân loại cung hàm "nhỏ, trung bình hay lớn".
  4. - So sánh kích thước cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên giữa giới nam và nữ. - Đề nghị các kích thước có thể được sử dụng để góp phần chế tạo những cỡ khay lấy dấu toàn hàm hàm trên phù hợp với kích thươc và hình dạng của người Việt. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu Mẫu hàm đổ từ dấu sau cùng của 50 bệnh nhân mất răng toàn bộ hai hàm đến điều trị tại khoa Răng Hàm mặt, Đại Học Y Dược TPHCM từ tháng 9-2003 đến tháng 4-2004. Chúng tôi loại khỏi mẫu nghiên cứu những mẫu hàm của bệnh nhân mới nhổ răng trong thời gian ít hơn 3 tháng hoặc có điều trị phẫu thuật điều chỉnh sống hàm, phẫu thuật trên xương hàm làm thay đổi hình dạng cung hàm trước đó. Phương pháp nghiên cứu Chuẩn hoá vị trí của mẫu hàm bằng cách: - xác định một mặt phẳng chuẩn từ 3 điểm (hình 1 và 2): - điểm mào xương ổ trên đường giữa: điểm A.
  5. - hai điểm hai bên rãnh chân bướm hàm: là điểm giới hạn sau cùng của lồi củ, nơi tiếp giáp giữa lồi củ và dây chằng chân bướm hàm trên đường đỉnh sống hàm kéo dài: điểm E và E'. - Mẫu hàm được gắn trên bàn điều chỉnh của song song kế và được điều chỉnh sao cho mặt phẳng chuẩn song song với mặt phẳng nằm ngang Hình 1: Thước chữ T dùng để xác định các điểm chuẩn.
  6. Hình 2: 3 điểm chuẩn. - Sau khi xác định mặt phẳng chuẩn, vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một dụng cụ nhỏ có một đầu chì được cố định vuông góc với thanh đứng của song song kế (hình 3). Hình 3: Vẽ đường đỉnh sống hàm bằng một dụng cụ cố định vuông góc với thanh đứng của song song kế. Hình 4: Hình ảnh mẫu hàm sau khi chụp.
  7. - Chiếu 3 điểm chuẩn và đường đỉnh sống hàm lên một mặt phẳng nằm ngang bằng phương pháp chụp hình với máy ảnh kỹ thuật số. Ta có hình chiếu của cung hàm mất răng toàn bộ trong mặt phẳng chuẩn đã xác định (hình 4). - Hình ảnh được chuyển từ máy ảnh vào máy vi tính để đo đạc. - Đo các kích thước của cung hàm: dùng phần mềm AutoCAD 2004 để vẽ và đo các đoạn thẳng sau (hình 5): Hình 5: Các kích thước cần đo đạc Nối hai điểm chuẩn phía sau ta có đường thẳng EE'. - Từ điểm A vẽ 1 đường thẳng ngang qua điểm giữa EE’(điểm A’). Chia đoạn AA’ thành 4 đoạn thẳng bằng nhau: AB = BC = CD = DA’.
  8. - Từ các điểm B, C, D vẽ đường song song với EE'. Đường thẳng qua B gặp đường đỉnh sống hàm tại 2 điểm B1 và B2. Tương tự ta có C1 và C2, D1 và D2. - Xác định chiều rộng lớn nhất của cung hàm: quan sát và nhận ra vị trí cung hàm rộng nhất, vẽ đường thẳng song song với EE' tại vị trí đó. Các kích thước cần đo đạc là: AA’ = a = kích thước cung hàm theo chiều trước sau, B1B2 = b = chiều rộng cung hàm phía trước, C1C2 = c = chiều rộng cung hàm ở giữa, D1D2 = d = chiều rộng cung hàm phía sau, EE’ = e = chiều rộng cung hàm tại vị trí sau cùng max = kích thước chiều rộng lớn nhất của cung hàm. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Kích thước trung bình của cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên: a = 44,60 ± 3,68 mm, b = 34,78 ± 3,54 mm, c = 43,42 ± 3,65 mm, d = 47,15 ±
  9. 3,22 mm, e = 44,22 ± 2,78 mm và max =47,90 ± 3,10 mm. Giữa nam và nữ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Bảng 1: Kích thước trung bình cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên. Giá Gá Độ Kích Trung lệch trị nhỏ trị lơn bình thước chuẩn nhất nhất a(mm) 44,60 3,68 35,97 52,93 b(mm) 34,78 3,54 26,30 41,88 c(mm) 43,42 3,65 35,45 56,27 d(mm) 47,15 3,22 38,72 56,11 e(mm) 44,22 2,78 37,09 49,05 max(mm) 47,90 3,10 39,21 56,27
  10. - 90% trường hợp càng về phía sau, cung hàm càng lớn dần (b < c < d). 88% trường hợp cung hàm có chiều rộng lớn nhất ở vị trí ¼ sau. 80% trường hợp đo đạc có a < max hay nói cách khác là phần lớn cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên có kích thước theo chiều tr ước sau ngắn hơn kích thước chiều rộng. - Cung hàm được phân loại thành 3 dạng "nhỏ, trung b ình, lớn" theo công thức tứ phân. Bảng 2: Thang phân loại các kích thước của cung hàm (n = 50) Kích Nhỏ Trung Lớn bình thước a(mm) 35,97- 42,57- 47,07- 42,48 46,78 52,93 b(mm) 26,30- 32,11- 37,49- 31,95 36,80 41,88 c(mm) 35,45- 41,28- 44,50-
  11. 41,10 44,50 56,27 d(mm) 38,72- 45,60- 49,06- 45,58 48,56 56,11 e(mm) 37,09- 42,48- 46,08- 42,44 46,03 49,05 max(mm) 39,21- 45,94- 49,67- 45,89 49,25 56,27 Chúng tôi đề nghị sáu kích thước có thể được sử dụng để góp phần sản xuất khay lấy dấu toàn hàm trên phù hợp với kích thước cung hàm mất răng toàn bộ người Việt (bảng 3). Bảng 3: Sáu kích thước đề nghị để góp phần sản xuất khay lấy dấu toàn hàm hàm trên cho người Việt Nam Kíc I II III IV V VI h thước
  12. Chiều Dọc a 37,8 41,6 43,7 45,7 47,6 50,3 (mm) 7 9 0 8 3 5 Chiều ngang b 29,1 31,6 33,3 35,7 38,2 40,7 (mm) 3 9 2 7 1 3 c 37,6 40,6 42,3 43,9 46,1 49,9 (mm) 7 4 0 9 7 7 d 41,6 44,6 46,3 47,8 49,7 52,6 (mm) 0 9 2 1 4 5 e 38,9 41,9 43,5 45,1 46,7 48,3 (mm) 5 6 8 5 4 5 Ma 42,7 45,5 46,9 48,6 50,5 53,0
  13. x (mm) 4 0 3 5 3 2 Kích thước I và II ứng với cung hàm loại nhỏ, III và IV ứng với cung hàm loại trung bình, V và VI ứng với cung hàm loại lớn. Như vậy, những kích thước trong bảng phân loại trên khi kết hợp với kích thước của sống hàm và vòm khẩu sẽ cho ta số liệu cần thiết để sản xuất được những khay lấy dấu phù hợp với kích thước cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên của người Việt Nam. Nhận xét về phương pháp nghiên cứu Điểm chuẩn Chúng tôi chọn điểm mào xương ổ trên đường giữa (A) làm điểm chuẩn phía trước. Ưu điểm là A nằm trên đường đỉnh sống hàm. Điều này giúp việc đo các kích thước chiều trước sau và chiều rộng cung hàm được thống nhất: các điểm xác định khoảng cách cần đo đều thuộc đường đỉnh sống hàm và như vậy chúng tôi đo được chiều dài và chiều rộng hiện tại của cung hàm. Phương pháp chiếu
  14. Chúng tôi sử dụng phương pháp chụp hình để chiếu đường đỉnh sống hàm lên mặt phẳng chuẩn. So với phương pháp chiếu thông thường bằng mắt, việc chụp hình có nhiều thuận lợi hơn và ít sai số hơn. Hình thái cung hàm mất răng toàn bộ hàm trên là vấn đề chưa được nghiên cứu ở nước ta nên nghiên cứu của chúng tôi có thể còn nhiều hạn chế. Trong tương lai, chúng tôi nhận thấy cần kết hợp với nghiên cứu hình thái sống hàm và vòm khẩu cái của cung hàm mất răng toàn bộ người Việt để cung cấp những số liệu đầy đủ hơn cho việc sản xuất khay lấy dấu toàn hàm dùng cho người Việt.
nguon tai.lieu . vn