Xem mẫu

  1. ĐA DẠNG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ TRÊN THẾ GIỚI Có thể nói, điêu khắc đá là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất của nhân loại. Từ   đó đến nay, điêu khắc đá ngày càng phát triển rực rỡ  gắn liền với các nền văn hóa   khác nhau trên thế giới. Bài viết hôm nay sẽ  đưa quý vị  trải nghiệm nghệ thuật điêu  khắc đá trên khắp thế giới. NỀN ĐIÊU KHẮC ĐÁ TÂY TẠNG Phật giáo  ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong đời sống sinh hoạt người dân Tây   Tạng. Được truyền bá vào thế kỷ VII, Phật giáo dần trở thành tôn giáo chính vào thế  kỷ  VIII. Kết hợp với nền văn hóa truyền thống địa phương độc đáo, Phật giáo Tây   Tạng ra đời. Để  có thể  hiểu rõ hơn tầm  ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng, chúng ta phải ngắm   nhìn các tác phẩm điêu khắc đá mỹ nghệ tại nơi đây. Các tác phẩm đá hiển hiện khắp  mọi nơi  ở  Tây Tạng. Những phiến đá được chạm khắc và sơn màu sặc sỡ. Chủ  đề  thường hướng đến Phật giáo, loài vật và các sinh hoạt thường ngày. LOẠI HÌNH SẢN PHẨM ĐÁ TÂY TẠNG Chủ  đề  xuyên suốt của các sản phẩm nơi đây chính là tín ngưỡng truyền thống và  Phật giáo. Phần lớn, sản phẩm nơi đây được làm ra dưới dạng mani stone. Đây là một  loại hình riêng biệt. Sở  dĩ như  thế  là vì thần chú sáu âm của Đức Avalokiteshvara  được khắc lên đá. Đó là Om Mani Padme Hum (tiếng Phạn) hay người Tây Tạng phát  âm thành Om Mani Peme Hung. Đây là một trong những câu thần chú nổi tiếng nhất   trong Phật giáo. Người Việt Nam chúng ta thường biết đến Úm ma ni bát mi hồng hay  Án ma ni bát mê hồng. Ở Tây Tạng, câu thần chú này rất được coi trọng thể hiện lòng   bác ái của Đức Quán Âm.
  2. Thần chú sáu âm của Đức Avalokiteshvara được khắc lên đá. Ngoài ra, người dân nơi đây còn ném các hòn đá mani stone này như  một hành động   cầu nguyện. Mani stone được xem là vật linh thiêng dùng hiến tế lên Đức Phật. Một  hình thức khác chính là tường mani stone. Những bức tường này có thể dài từ vài met  đến một kilomet và cao đến 2m. Bên cạnh Phật giáo, người nơi đây còn khắc lên đá những hoạt động thường ngày của  họ.  Có thể,  truyền thống  này  đã  được  lưu  truyền  từ   thời Nguyên  Thủy  đến  nay.  Không khó để  chúng ta bắt gặp hình  ảnh về  chuyến đi săn, thú vật… được lưu giữ  trên đá. Điều này giúp điêu khắc đá Tây Tạng mang nhiều ý nghĩa hơn chỉ là các biểu   tượng tâm linh. Những dấu  ấn lịch sử  của bao thế  thệ  người Tây Tạng đều được   khắc ghi trọn vẹn trên đá. NGUYÊN LIỆU ĐÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẾ TÁC Đa phần người dân chạm khắc thẳng trên phiến đá, khối đá hay thậm chí là viên đá  cuội. Quy mô của các sản phẩm thay đổi từ nhỏ như viên sỏi đến hoành tráng như núi 
  3. đá. Bạn có thể bắt gặp nhiều mani stone nặng hàng trăm tấn bên vệ đường. Hay bạn   cũng có thể  nhìn thấy những hòn nhỏ  được trẻ  em trong làng mang theo bên mình.   Không có một hình dạng, màu sắc hay chủ đề cố định cho sản phẩm đá này. Tất cả các tác phẩm đều được tạo nên thủ  công, không có sự  trợ  giúp của máy móc.  Thợ  điêu khắc nơi đây thường là thầy tu, nông dân hay những người chăn nuôi. Họ  thường chế tác và mùa đông và những dịp lễ tôn giáo khác. Điêu khắc mani stone còn   được xem là một phương pháp thiền định. NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ SHONA – ZIMBABWE Nghệ  thuật điêu khắc Shona của người Zimbabwe được rất nhiều người biết đến.  Nguồn gốc tên Shona lấy từ  tộc người Shona, bộ  tộc lớn nhất tại Zimbabwe. Thậm   chí, ý nghĩa tên Zimbabwe bắt nguồn từ  nghề đá mỹ  nghệ  lâu đời của người Shona.   Theo tiếng địa phương, Zimbabwe là ngôi nhà của đá. Trong quá khứ, điêu khắc đá  Shona không được biết đến rộng rãi như  ngày nay. Người Shona chủ  yếu chế tác đá   để xây dựng và trang trí. Và thành phố Great Zimbabwe được xây dựng hòan toàn từ đá  là minh chứng rõ ràng nhất. Sự phát triển, tân tiến trong kỹ thuật chế tác đá của bộ tộc  Shona được thể hiện rõ nét. Để  có thể  hiểu rõ hơn về  nền văn hóa Shona, chúng ta cùng tìm hiểu qua các phần  dưới đây. CÁC LOẠI ĐÁ ĐƯỢC SỬ DỤNG Đa phần điêu khắc Shona sử dụng các loại đá trong họ Serpentine. Những loại đá trầm   tích, biến chất này sở hữu sắc màu vô cùng đa dạng. Màu sắc đá biến đổi từ  xanh lá  đậm đến đen, hoặc là những sắc độ hiếm gặp hơn.
  4. Phần lớn tượng đá của nghệ thuật Shona đều được chế tác từ đá Serpentine. Loại đá đầu tiên được đề  cập đến tại đây là đá Opal. Đá Opal là loại đá mềm, đục,  màu xanh lá cây nhạt, đôi khi có màu nâu nhạt. Loại đá này mang đến những vân đá  mịn, nhỏ  bề  mặt gần như trong mờ. Điều đặc biệt của đá Opal chính là những đốm  đỏ, cam hay xanh dương rải rác trên bề mặt. Tiếp theo, chúng ta sẽ  cùng đến với loại đá cứng nhất trong các loại đá chế  tác nơi   đây. Đó chính là đá springstone. Màu sậm của đá giúp mang lại độ tương phản cao khi   đặt giữa không gian tươi sáng. Điều này giúp các tác phẩm càng nổi bật hơn. Đá cobalt có thể  có màu tím hay lục với vân vàng – trắng hay nâu/cam. Sự  quý hiếm   cùng tính chất giòn của đá là thách thức trong việc chế tác. Qua đôi tay của nghệ nhân  giàu kinh nghiệm, màu sắc cùng vân đá sẽ hiện lên nổi bật. Dolomite là loại đá mềm, thường có màu trắng – hồng. Nếu có sự  xuất hiện của   nguyên tố  sắt, đá có thể  mang màu vàng, xám, thậm chí là đen. Bộ  tộc Shona thường  dùng loại đá này để chế tác các thành phẩm quy mô lớn. Ngoài ra, điêu khắc Shona còn sử dụng đá Sapolite, Leopard và nhiều loại đá khác nữa. QUY TRÌNH CHẾ TÁC Đầu tiên, họ chọn ra phần đá phù hợp nhất với dự định, hay đơn giản chỉ là đẹp nhất.   Thợ  điêu khắc Shona miêu tả  công việc của họ  như giúp đá bộc lộ  nét đẹp tiềm ẩn.   Trong văn hóa Shona, quá trình điêu khắc gắn liền với đời sống tâm linh của bộ  tộc.   Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên và các sinh vật có thể được tìm thấy trong đá. Sau khi đã lựa chọn được phần đá  ưng ý, nghệ  nhân bắt đầu phác thảo trên đá bằng   bút chì. Từ đây, các công cụ thủ công được sử dụng để chạm khắc lên phiến đá. Nghệ  nhân linh hoạt lựa chọn búa và đục với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Khi đã tạo hình thô cho phiến đá, nghệ  nhân bắt đầu tạo hình sản phẩm. Nghệ nhân   sử dụng búa nhỏ tác động trực tiếp lên bề mặt đá. Quá trình này giúp bộc lộ các vân đá  tự nhiên và từ từ tạo hình cho thành phẩm. Tiếp theo là công đoạn làm nhẵn bề mặt đá. Tất cả các công cụ như dũa, bào hay máy  móc đều được sử dụng triệt để. Bước cuối cùng chính là đánh bóng sản phẩm. Trước khi tiến hành đánh bóng, các  nghệ nhân dùng giấy nhám để tăng thêm độ mịn cho thành phẩm. Để đánh bóng, thông  thường, họ  sẽ  dùng lửa để  làm  ấm giai đoạn này. Dưới nhiệt độ  nóng, sáp sẽ  chảy  xuống bám trên bề mặt đá. Các tầng lớp sáp này sau đó được đập vỡ để lộ ra độ  sáng  bóng và chiều sâu màu sắc đá.
  5. ĐIÊU KHẮC KHMER – CAMPUCHIA Chạm khắc đá có vị  trí quan trọng trong nền văn hóa Campuchia. Trải qua hàng ngàn   năm, điêu khắc đá đã phát triển rực rỡ ở Campuchia. Từ bức tượng nhỏ được chế tác  bởi nghệ nhân địa phương đến công trình Anglor Wat nổi tiếng. Điêu khắc đá đã trở  thành loại hình nghệ thuật phát triển rực rỡ nhất  ở Campuchia. Lịch sử hình thành và   phát triển của điêu khắc đá Campuchia gắn liền với vương quốc Khmer. Nghệ thuật   Khmer độc đáo, chi phối đến những khu vực lân cận. Tượng đá Chăm của Việt Nam  cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng của điêu khắc Khmer. NGUYÊN LIỆU ĐÁ Đằng sau sự thành công của điêu khắc Campuchia chính là sự độc đáo của loại đá sử  dụng. Loại đá đặc trưng của điêu khắc Khmer chính là đá cát có tuổi đời hơn 400 triệu   năm. Nguồn khai thác đá chủ yếu ở Banteay Meanchey, Kompong Thom và Pursat. Đây  là loại đá hoàn hảo cho việc chế  tác và được sử  dụng trong hầu hết các tác phẩm.   Tượng đá nhỏ, cơ bản hay tượng Phật khổng lồ đều được điêu khắc từ đá cát. Ngoài ra, đá từ Phnom Kulen còn được khai thác và sử dụng. Những chi tiết phức tạp   trên đền Anglor Wat được chạm khắc bằng loại đá nơi đây. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA ĐIÊU KHẮC KHMER Mặc dù gắn liền với vương quốc Angkor,  điêu khắc Campuchia đã bắt nguồn từ  nhiều thế  kỷ  trước đó. Các tác phẩm đá cổ  xưa nhất của Campuchia được chế  tác  trong triều đại vương quốc Funan. Đó là vào khoảng thời gian từ  thế  kỷ  I hay II sau   Công nguyên đến thế kỷ VI sau Công nguyên. Thời kỳ này còn được biết đến dưới tên  gọi vương quốc tiền Angkor. Sự thông thương của Trung Đông và Trung Quốc đã đi ngang qua mảnh đất này. Sức  ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hóa Ấn Độ cũng bắt nguồn từ lý do này. Đạo Hindu   trở thành tôn giáo quốc gia của Campuchia và kéo dài đến tận thế kỷ XXII. Nhiều tác   phẩm thời kỳ này chế tác về 3 vị thần chính của Hindu giáo. Đó là thần Brahma, thần   Shiva và thần Vishnu. Phật giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ I và dần dần phát triển song song Hidu giáo.   Các nghệ nhân bắt đầu chế tác các tượng Phật bằng đá vào 500 năm sau. Dù là Phật  giáo hay Hindu giáo, các tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của phong cách Ấn Độ. Điêu khắc Khmer bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ VII sau Công nguyên. Phong cách này   chú trọng vào sự  chính xác và chân thật trong từng chi tiết. Đa phần các bức tượng  đều nở một nụ cười nhã nhặn như tượng Phật cười.
  6. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GẮN LIỀN VỚI VƯƠNG QUỐC ANGKOR Triều   đại   Angkor   bắt   đầu   vào   năm   802   sau   Công   nguyên   với   sự   lên   ngôi   của   Jayavarman II. Trong thời kỳ  đầu của vương triều, điêu khắc đá đã trở  nên vô cùng phổ  biến. Số  lượng đền thờ  và sản phẩm đá được chế  tác thể  hiện sự  xa hoa và tráng lệ  đương  thời. Tượng có kích thước lớn, oai nghiêm, màu sắc sậm với chủ  đề  về  các vị  thần  trong Hindu giáo. Sự xuất hiện của Angkor Wat đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của điêu khắc  Khmer. Tính đến thời điểm hiện tại, Anglor Wat vẫn là địa danh nổi tiếng nhất của   Campuchia. Ban đầu, Angkor Wat được xây dựng là một đền thờ Hindu giáo. Qua thời   gian, Angkor Wat dần trở  thành đền thờ  Phật giáo. Chúng ta dễ  dàng tìm thấy cả  tượng thần Visnu lẫn tượng Phật trong phức hơp ngôi đền. Tuy nhiên, chính các bức  tranh chạm khắc trên tường đá mới là điểm giúp Angkor Wat nổi tiếng.
  7. Sự xuất hiện của Angkor Wat đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của điêu khắc   Khmer. Triều đại Khmer bắt đầu suy yếu vào năm 1431 dưới sự xâm lược của Thái Lan. Từ  đó, điêu khắc Khmer trở nên hạn chế. Trải qua thời kỳ nội chiến Khmer Đỏ, nghệ thuật điêu khắc Campuchia gần như biến  mất hoàn toàn. Nhiều nghệ nhân tử vong trong trận chiến hoặc bị Khmer Đỏ  sát hại.   Một số ít nghệ nhân lánh nạn ở nước ngoài và sau này quay về giúp gầy dựng lại nền   văn hóa truyền thống cho thế hệ tượng lai. TỔNG KẾT Có thể nói, từng dân tộc, vùng miền có phong cách điêu khắc đá cùng sản phẩm đặc  trưng. Qua thời gian đã có sự  giao thoa, học hỏi giữa các nền văn hóa. Các tác phẩm  thời xưa đã trở  thành chứng nhân lịch sử và là nguồn tư  liệu cho hậu thế. Như nghệ  thuật điêu khắc Khmer đã được học hỏi và lưu truyền đến tận bây giờ. Tượng đá  Champa ở Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho điều này.
  8. Tượng đá Champa ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của nghệ thuật điêu khắc Khmer. Qua bài viết, chúng ta đã phần nào thấy được sự đa dạng trong các nền văn hóa khắp   thế giới. Vì thế, sản phẩm đá mỹ nghệ vô cùng phong phú với nhiều phong cách chế  tác khác nhau. Xưởng đá mỹ nghệ Huy Hùng Nha Trang chúng tôi không ngừng trau  dồi kiến thức, tiếp thu tinh hoa của các nền văn hóa khác nhau nhằm cung cấp các sản   phẩm độc đáo. Nếu có nhu cầu cần tư vấn về các mặt hàng tại đây, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Xem   thêm:  https://damynghehuyhungnt.com/tin­tuc/da­dang­nghe­thuat­dieu­khac­da­ tren­the­gioi.html
nguon tai.lieu . vn