Xem mẫu

Một trăm giờ với Fidel Castro (HỒI KÝ QUA LỜI KỂ) Ngƣời dịch: ĐỖ TUẤN ANH - HOÀNG MẠNH HIỂN NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN - 2008 Số trang: 960 Kích thƣớc: 16 x 24 cm Số hóa: hoi_ls

Một trăm giờ với Fidel

Lúc đó là hai giờ sáng, và chúng tôi đã nói chuyện liên tục suốt nhiều giờ không nghỉ. Chúng tôi ngồi trong văn phòng riêng của ông ở Palacio de la Revolución (Dinh Cách mạng), một căn phòng giản dị, rộng thênh thang với trần cao và những ô cửa sổ lớn gắn rèm sáng màu nhìn ra

1

một ban công rộng, đứng từ đó có thể nhìn thấy một trong những đại lộ chính của thủ đô Havana. Một tủ sách khổng lồ kê sát tƣờng, và trƣớc giá sách là một chiếc bàn làm việc dài, chất nặng sách và tài liệu. Tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp. Đặt giữa những cuốn sách trên tủ và trên những chiếc bàn nhỏ kê hai đầu trƣờng kỷ là một bức tƣợng đồng bán thân của “Vị Tông đồ của Tự do” José Marti, một bức tƣợng của Simón Bolivar, rồi tƣợng của Antonio José de Sucre1, và tƣợng bán thân của Abraham Lincoln. Trong một góc phòng là tác phẩm điêu khắc mang phong cách hiện đại của chàng Hiệp sĩ Don Quixote đang cƣỡi trên con tuấn mã gầy giơ xƣơng Rocinante của mình. Và trên các bức tƣờng, bên cạnh một bức chân dung sơn dầu khổ lớn của Camilo Cienfuegos, một trong những trợ thủ đắc lực nhất của Castro trong căn cứ Sierra Maestra, là ba tài liệu đƣợc lồng khung: một lá thƣ viết tay của Simón Bolivar, một bức ảnh chụp nhà văn Mỹ Ernest Hemingway đang giơ cao một con cá kiếm to bự với dòng ký tặng (Tặng Tiến sĩ Fidel Castro - Chúc anh câu đƣợc một con nhƣ thế này trong cái giếng ở Cojímar. Để kỷ niệm tình bạn, Ernest Hemingway), và một bức ảnh cha ông, Angel Castro, khi mới từ xứ Galicia (Tây Ban Nha) đặt chân lên đất Cuba năm 1895. Ngồi trƣớc mặt tôi - cao lớn, vững chãi và vạm vỡ, với bộ râu quai nón gần nhƣ bạc trắng, vẫn mặc bộ quân phục màu xanh ôliu quen thuộc không một cuống huân chƣơng hay bất cứ thứ đồ trang trí nào khác, và nhất là không một dấu hiệu mệt mỏi nào sau ngần ấy thời gian nói chuyện liên tục - Fidel trả lời bình tĩnh, nhiều khi bằng một giọng nói khẽ đến mức gần nhƣ chỉ còn là một tiếng thì thầm, rất khó nghe. Đó là thời điểm cuối tháng Giêng năm 2003, và chúng tôi đang bắt đầu đợt đầu tiên của không biết bao nhiêu cuộc trò chuyện dài không ngừng nghỉ đã đƣa tôi quay lại Cuba nhiều lần suốt những tháng sau đó, đến tận tháng 12 năm

2

2005. Ý tƣởng về cuộc trò chuyện nhƣ thế này đã hình thành từ trƣớc đó một năm, vào tháng 2 năm 2002. Khi đó tôi đến Havana để thực hiện một bài giảng tại Hội chợ Sách Havana. Joseph Stigliz, ngƣời từng giành giải Nobel về Kinh tế năm 2001, cũng có mặt tại đây. Fidel đã giới thiệu tôi với ông bằng câu: “Ông ấy là một nhà kinh tế học, một công dân Mỹ, nhƣng là ngƣời cấp tiến nhất mà tôi từng biết. Đứng cạnh ông ấy tôi chỉ là một ngƣời theo đƣờng lối ôn hòa”. Fidel và tôi bắt đầu nói vẻ toàn cầu hóa tự do mới và về Diễn đàn Xã hội Thế giới ở Porto Alegre mà tôi mới tham dự. Fidel muốn biết tất cả về sự kiện đó - những chủ đề đã đƣợc thảo luận, những hội thảo, các đại biểu tham dự, những dự báo... ông bày tỏ sự ngƣỡng mộ của mình đối với phong trào toàn cầu hóa mới này: “Một thế hệ nổi loạn mới đã xuất hiện”, ông nói, “trong đó có rất nhiều ngƣời Mỹ. Họ đang sử dụng những phƣơng pháp đấu tranh mới và khiến những tên đế quốc trên thế giới phải run rẩy. Tƣ tƣởng còn quan trọng hơn vũ khí. Ngoại trừ bạo lực, còn thì tất cả các lập luận và quan điểm đều nên đƣợc sử dụng để chống lại toàn cầu hóa”. Nhƣ mọi khi, những ý tƣởng cứ thế trào ra nhƣ một dòng sông hối hả trong đầu Fidel. Stiglitz và tôi ngẩn ngơ nghe ông nói. Ông có cái nhìn rất toàn diện và sâu sắc về toàn cầu hóa, những hậu quả của nó và cách kiểm soát chúng; những nhận xét của ông, vừa sắc sảo vừa hiện đại, là minh chứng hùng hồn nhất cho những phẩm chất siêu việt mà các nhà sử học vẫn đánh giá cao ở ông: đó là cảm quan chiến lƣợc, khả năng “đọc” một tình huống cụ thể, cùng khả năng phân tích nhanh nhạy. Bên cạnh những phẩm chất đó là vốn kinh nghiệm tích lũy suốt bao nhiêu năm lãnh đạo đất nƣớc, kháng chiến và chiến đấu.

3

Trong khi lắng nghe ông nói, tôi chợt nhận ra rằng thật bất công khi những thế hệ trẻ ngày nay hầu nhƣ không biết gì về cuộc đời và sự nghiệp của ông và đáng buồn rằng, vô tình là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền chống Castro, rất nhiều ngƣời châu Âu mặc dù phản đối toàn cầu hóa tự do, đặc biệt là các thanh niên, lại coi ông nhƣ một tàn dƣ của Chiến tranh lạnh, một nhà lãnh đạo còn sót lại của một giai đoạn lịch sử đã hết thời, một ngƣời không còn đóng góp gì đáng kể cho những cuộc đấu tranh của thế kỷ 21. Ngay cả ngày nay, và ngay cả trong những thành trì của cánh tả trên thế giới, rất nhiều ngƣời phê phán, hoài nghi, hoặc thậm chí thẳng thừng phản đối chế độ do Castro lãnh đạo tại Havana. Và mặc dù trên khắp châu Mỹ la tinh Cách mạng Cuba vẫn tiếp tục là nguồn cảm hứng nhiệt thành cho những phong trào xã hội cánh tả và rất nhiều trí thức, thì tại châu Âu nó lại là một chủ đề gây tranh cãi. Trong thực tế, ngày càng khó tìm đƣợc ngƣời - dù ủng hộ hay phản đối cách mạng Cuba đi nữa - khi đƣợc yêu cầu khái quát về Castro và những năm tháng lãnh đạo của ông, có thể đƣa ra một quan điểm khách quan và đúng đắn nhất.

------------------------------------------------------------------------------------1. Joss Antonio de Sucre (1795-1830); ngưòi Venezuela) là sĩ quan chỉ huy quân sự rất tài giỏi trong các cuộc chiến đấu giành độc lập ở Nam Mỹ. Ông chiến đấu cùng với Miranda và các tướng lĩnh khác, thăng tiến rất nhanh trong hàng ngũ chỉ huy và ở độ tuổi 27 ông đã là Tổng chỉ huy dưới quyền của Bolivar, ông đã giành những chiến thắng lớn ở Pichincha và Junin, và trận chiến quyết định cuối cùng giành độc lập cho châu Mỹ

4

La-tinh ở Ayacucho. Với vai trò là nhà tổ chức của Peru và Alto Peru, sau đó trở thành nước cộng hoà Bolivia, ông trở thành Tổng thống của Bolivia và giữ chức vụ đó trong 2 năm, mặc dù bản thân ông tuyên bố là Tổng thống suốt đời. Ông bị ám sát năm 1830 trong hoàn cảnh nào và vì lý do gì thì cho đến bây giờ vẫn chưa được rõ.

Trƣớc đó tôi đã xuất bản một cuốn sách ngắn về những cuộc trò chuyện với Subcomandante (Phó Tƣ lệnh) Marcos, nhà lãnh tụ lãng mạn và xuất chúng của lực lƣợng Zapatista ở Mêhicô. Fidel cũng đã đọc cuốn sách này và nhận xét rằng nó khá thú vị. Tôi đề xuất rằng ông và tôi cũng làm một việc tƣơng tự, nhƣng với quy mô lớn hơn. Ông chƣa bao giờ viết hồi ký, và gần nhƣ chắc chắn ông sẽ không bao giờ viết, vì thiếu thời gian. Do vậy, đề xuất của tôi sẽ là một kiểu hồi ký phỏng vấn, mặc dù có hình thức là một cuộc trò chuyện; đó sẽ là di chúc chính trị của Fidel Castro, một bản tổng kết bằng lời của chính Fidel Castro về cuộc đời ông ở tuổi tám mƣơi và sau hơn nửa thế kỷ kể từ cuộc tấn công vào trại lính Moncada ở Santiago de Cuba năm 1953 - thời điểm mà nhiều ngƣời coi là dấu mốc đánh dấu sự xuất hiện trƣớc công chúng của Fidel. Rất hiếm ngƣời có vinh dự đƣợc đi vào những trang lịch sử và huyền thoại ngay từ khi còn sống. Fidel là một ngƣời nhƣ vậy. Ông là “vĩ nhân” cuối cùng trên chính trƣờng quốc tế. Ông thuộc về thế hệ của những lãnh tụ vĩ đại - Nelson Mandela, Hồ Chí Minh, Patrice Lumumba, Amílcar Cabral, Che Guevara, Carlos Marighela1, Camilo Torres2, Mehdi Ben Barka3 những ngƣời, để theo đuổi lý tƣởng về lẽ phải của mình, đã tham gia vào hoạt động chính trị trong những năm sau Chiến tranh Thế giới thứ II. Họ

5

nguon tai.lieu . vn