Xem mẫu

  1. Cuộc cãi cọ của nghệ thuật đương đại (1) Năm 2005, nhà xuất bản Gallimard xuất bản cuốn sách Cuộc cãi cọ của nghệ thuật đương đại (La Querelle de l’art contemporain) của Marc Jimenez với những nội dung quan trọng và thiết thực về đời sống nghệ thuật hiện nay trên mức độ thế giới. SOI sẽ dần dần trích dịch, giới thiệu những gì nổi bật nhất của cuốn sách này. Marc Jimenez là giáo sư tại Đại học Paris I (Panthéon-Sorbonne), giảng dạy tại khoa Nghệ thuật tạo hình và khoa học nghệ thuật (UFR d’Arts plastiques et sciences de l’art), tại đây ông giữ trách nhiệm giám đốc Phòng thí nghiệm mỹ học lý thuyết và ứng dụng (Laboratoire d’esthétique théorique et appliquée). Ông cũng chủ trì bộ sách “Collection d’Esthétique” của nhà xuất bản Klincksieck. Ông đã tham gia nhiều hội thảo tại Pháp cũng như các nước khác và hợp tác thường xuyên với nhiều tạp chí nghệ thuật. ————– Lời giới thiệu Việc đánh giá nghệ thuật ngày nay dường như đang rơi vào một cuộc khủng hoảng lớn. “Liệu có còn các tiêu chí trong đánh giá nghệ thuật hay không?” Câu hỏi này đặt ra ở phạm vi rộng lớn, nhất là tại Pháp, và
  2. hẳn là đã đến lúc gọi tên một “cuộc khủng hoảng nghệ thuật đương đại”. “Tự tra vấn về các chuẩn mực định giá và đánh giá mỹ học, những gì cho phép đưa ra một nhận định về các tác phẩm nghệ thuật, tuy vậy tự thân nó không có gì là kỳ cục cả. Thậm chí vấn đề này còn là thiết yếu bởi nó điều hành các phản ứng của công chúng, cái công chúng thường xuyên bối rối và mất phương hướng trước những tác phẩm mà nó không làm sao hiểu nổi.” Một số ví dụ: các tác phẩm của Daniel Buren, một nghệ sĩ có danh tiếng lớn cả ở phạm vi quốc gia lẫn quốc tế, tác giả của những băng giấy, băng vải dài 8,7 cm và những cây cột ở sân Palais-Royal, Paris. Mặc dù được rất nhiều người hâm mộ, nhưng Buren cũng phải chịu không ít chỉ trích từ phía những người am hiểu nghệ thuật về các tác phẩm sắp đặt của mình.
  3. Tác phẩm của Daniel-Buren Một ví dụ nữa là “tượng cơ thể” (sculpture corporelle) của Orlan, hay những chiếc xe re-moóc của Jean-Marc Bustamante bày như là một sắp đặt tại một nhà thờ đổ nát tại Carpentras năm 1995. “Ngoài sự hào hứng mà nó gợi lên ở những người ủng hộ, loại nghệ thuật này cũng rất thường xuyên khơi dậy những ấn tượng và tình cảm trái ngược nhau: tò mò, kinh ngạc, không hiểu, tức tối, bực bội, scandal, ghét bỏ, hoặc, còn tồi tệ hơn, thờ ơ. Nhìn chung, thường xuyên nhất thì nó đạt được mục đích của mình. Nhưng khi ấy sẽ rất hợp lý nếu đặt câu hỏi về sự tồn tại của các tiêu chí mỹ học trong việc các thiết chế công và tư – bảo tàng, viện nghệ thuật, gallery – lựa chọn nghệ sĩ và tác phẩm của họ.”
  4. Tác phẩm của Jean-Marc Bustamante “Việc các tiêu chí nghệ thuật của thế kỷ XVIII và XIX không còn áp dụng được nữa không có gì đáng ngạc nhiên. Tính chất hiện đại về nghệ thuật của thế kỷ XX có một chức năng là hạ giá các phạm trù mỹ học truyền thống. Ngược lại, giả thuyết về một sự biến mất thuần túy và đơn giản còn đáng ngạc nhiên hơn nữa.” Những sự việc trên đây diễn ra trong một bối cảnh càng khiến cho việc thấu hiểu của chúng ta trở nên khó khăn hơn nữa: từ vài thập niên trở lại đây, nghệ thuật đương đại ngày càng được hưởng nhiều hơn trợ cấp của Nhà nước, ít nhất đó cũng là tình trạng ở Pháp. Ngày nay người ta một lần nữa lại phải đặt ra vấn đề: liệu có hay không sự suy đồi trong nghệ thuật, và vai trò của Nhà nước ở trong đó là gì?
  5. Cuộc tranh cãi này mang tính nghịch lý: ngày nay khi đặt ra vấn đề tiêu chí đánh giá liệu có là quá muộn, sau khi thế giới đã chứng kiến sự ra đời và nảy nở của rất nhiều trường phái tiền phong, như Pop Art, chủ nghĩa tối giản, Happening, sắp đặt…? Hơn thế nữa, sự nghịch lý lại càng rõ hơn khi mà rất thường xuyên cuộc tranh cãi diễn ra mà không có sự tham gia của các nghệ sĩ, những người trực tiếp có liên quan.
nguon tai.lieu . vn