Xem mẫu

  1. CUỘC CÁCH MẠNG MỚI CỦA SONY Kunitake Ando, Chủ tịch hãng Sony là người ham vui. Ông từng xài tất cả những món đồ chơi đắt giá được chế tạo trong phòng thí nghiệm được canh phòng cẩn mật của Sony. Và ông không giấu niềm hứng khởi khi nói về Sony Ariboard - một thiết bị kết hợp video xách tay với màn hình Internet không dây. Sony Ariboard là một mặt hàng trong dòng sản phẩm mới của Sony nhằm đón đầu thời đại mà mạng truyền thông băng rộng trở nên phổ cập. Hiện Ariboard vẫn chưa được bày bán trên thị trường Mỹ, song có thể mua được ở Nhật với giá 1.000 USD. Thế nhưng, việc tiêu thụ sản phẩm này mới là điều làm Ando đau đầu. "Mọi người không biết nó là cái gì, là tivi, máy tính hay cái gì khác nữa. Chúng tôi cố giải thích ý tưởng của mình nhưng khách hàng chưa hình dung được, còn các nhà phân phối thì không biết phải bán như thế nào" - Ando nói Sony Ariboard là một minh chứng cho thách thức lớn lao mà Sony đang phải đương đầu: tái lập hình ảnh của một trong những công ty nổi tiếng nhất thế giới. Nếu Ando và các cộng sự của ông thành công thì Sony ngày mai sẽ khác xa so với nhà sản xuất hàng điện tử tiêu dùng Sony ngày nay, cũng như Sony ngày nay hoàn toàn khác với công ty Sony chuyên sản xuất nồi cơm điện chật vật để tồn tại trên đống đổ nát của thủ đô Tokyo sau thế chiến thứ 2. Còn nếu họ thất bại thì Sony có nguy cơ lâm vào tình trạng khó khăn trước các đối thủ như Nokia, Samsung, và Microsoft.... Đây là canh bạc lớn nhất của Sony kể từ sau ngày ông Akio Morita - người đồng sáng lập Sony - đưa công ty vào kinh đô điện ảnh Hollywood hơn một thập kỷ trước. Trong hai năm qua, Ando đã gắng đưa Sony tiến nhanh vào thị trường giải trí băng rộng (broardband entertainment), trong đó mỗi sản phẩm Sony - điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, tivi, máy vi tính, máy chơi game, nghe đĩa nhạc, đầu ghi video, bộ giải mã truyền hình, máy trợ giúp cá nhân, PDA và ngay cả robot đều sẽ được kết nối với Internet hoặc với một thiết bị truy cập Internet. Khi các sản phẩm này được kết nối vào mạng Internet, Sony sẽ cung cấp âm nhạc, video, chương trình truyền hình, trò chơi điện tử và dữ liệu cho khách.... bất kể họ đang ở đâu. Khác hàng cũng sẽ chia sẻ những hình ảnh kỹ thuật số, video clip, tin nhắn... với người khác chỉ thông qua một cú nhấn phím. Các nhà lãnh đạo của Sony nói rằng, tiêu chuẩn thiết kế cốt lõi trong mọi sản phẩm của Sony là làm "rung động trái tim". Trước khi Sony sờ được trái tim và ví tiền của khách hàng thì phải thuyết phục được họ. Các nhà phân phối phải thay đổi cách nhìn và cách trưng bày cửa hiệu cho
  2. phù hợp với những sản phẩm mới của Sony. Ngay bản thân Sony cũng đang chật vật thay đổi cách làm việc; một bộ phận mới được thành lập để kết nối những xí nghiệp sản xuất phần cứng với các công ty sản xuất "nội dung" cho phần cứng ấy. Thách thức lớn khi chuyển sang sản xuất các thiết bị mạng, Sony gặp phải hàng loạt đối thủ cạnh tranh: Nokia và Samsung ở lĩnh vực viễn thông, HP và Dell trong công nghiệp máy tính, Microsoft về trò chơi điện tử, AOL Time Warner và các chàng khổng lồ khác trong lĩnh vực phim ảnh, âm nhạc và phân phối trực tuyến. Trên thị trường, hàng điện tử tiêu dùng đang mang về hai phần ba tổng doanh thu của Sony - cuộc cạnh tranh với Matshushita và Philips vẫn đang quyết liệt. Đó là chưa kể cả Microsoft, Intel, Apple và Samsung đều đang xúc tiến "tầm nhìn băng rộng" của chính họ. Số phận của Sony phụ thuộc vào việc người tiêu dùng có chấp nhận những sản phẩm được thiết kế để dùng với mạng truyền thông hay không. Những sản phẩm mới chỉ có ở Nhật nhưng sắp được tung ra các thị trường Mỹ, EU và Trung Quốc - nơi mà Sony hy vọng sẽ vượt qua Nhật. Ngoài ra, các trung tâm nghiên cứu một thị trường tiêu thụ và phát triển của Sony cũng đang chuẩn bị những điều kỳ diệu trong tương lai: tivi chỉ dày bằng tờ giấy, máy chiếu có khả năng biến cả một bức tường thành màn ảnh và những đôi đũa kỹ thuật số có thể gắp một tập tin, một hình ảnh từ máy tính này bỏ sang máy tính khác. Cái còn thiếu trong chiến lược mạng truyền thông băng rộng của Sony lại chính là mạng truyền thông - đó là lý do các sản phẩm mới của Sony chỉ được bán ở Nhật. Hơn 50% số hộ gia đình ở Nhật sẽ truy cập Internet qua băng rộng vào cuối năm 2005 trong khi tỷ lệ đó ở Mỹ chỉ là 30%. "Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, công ty làm ra những sản phẩm khi chưa có cơ sở hạ tầng để chúng hoạt động. Khi Sony cho ra những chiếc radio dùng transitor và tivi Trinitron, thế giới đã có các đài phát thanh và truyền hình; khi Sony tạo ra máy Walkman thì mọi người đã dùng máy catssette. Còn mạng truyền thông băng rộng bây giờ vẫn là một câu hỏi lớn" - một chuyên gia nhận định.
nguon tai.lieu . vn