Xem mẫu

  1. CTCK: CHẾT VÌ DỂ DÃI VÀ TÙY TIỆN Nhiều quy định và chính sách tốt không được thực hiện một cách nghiêm túc đã góp phần kéo hàng loạt CTCK tới bờ vực phá sản và gây ra không ít bất ổn cho TTCK. Việc giải quyết ra sao đối với "hậu quả" này đang là vấn đề được khá nhiều nhà đầu tư quan tâm. Đề án tái cấu trúc TTCK, trong đó có tái cấu trúc CTCK mới được UBCK trình lên Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, đó mới là phương án chung, cách thức giải quyết cụ thể như thế nào mới là quan trọng. Thách thức quy định Trong một phát biểu gần đây, ông Trần Bắc Hà, chủ tịch HĐQT Ngân hàng đầu tư và Phát triển BIDV đã đưa ra một thông tin khá sốc cho biết "bao
  2. năm nay tính chuyển tài khoản nhà đầu tư chứng khoán sang ngân hàng nhưng không thực hiện". Điều này khiến chúng ta liên tưởng tới vụ Công ty chứng khoán SME mất thanh khoản, không trả được tiền mặt và phải khất nợ các nhà đầu tư hồi đầu tháng 12; tới vụ TAS mất thanh khoản; một loạt CTCK rút nghiệp vụ môi giới và gần đây nhất là con số 20 CTCK sẽ phải cơ cấu lại. Trở lại cách đây 3-4 năm, có thể thấy UBCKNN đã lường trước được nguy cơ của việc không tách bạch tài khoản của nhà đầu tư và CTCK. Trước đây, đại diện UBCK cho rằng khi nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thì các CTCK sẽ bị thiệt hại khi không sử dụng được nguồn vốn lưu thông rất lớn trên TTCK. Tuy nhiên, nếu không quy định nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thì về lâu dài sẽ không quản lý được nguồn tiền, không phát hiện được hiện tượng rửa tiền, khi CTCK gặp rủi ro có thể dẫn đến không có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư. "Quy định mở tài khoản tại ngân hàng nhằm bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư, mà hiện nay có thể nhà đầu tư chưa nhận thức về vấn đề này. Và điều này sẽ phải được áp dụng ngiêm", Vị lãnh đạo này khẳng định. Sau đó, UBCK cũng khá quyết liệt và đã có công văn 611/UBCK-QLKD quy định về vấn đề này. Theo đó, lộ trình sẽ là từ 1/10/2008, các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền giao dịch của khách hàng mà phải chuyển giao vai trò cho ngân hàng thương mại.
  3. Tuy nhiên, sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều CTCK về các vấn đề như chi phí thực hiện kết nối lớn, lo lắng về sự cố đường truyền, bảo mật và hoàn cảnh TTCK nói chung và các CTCK nói riêng khó khăn... dường như đã khiến những nỗ lực của các sàn chứng khoán và UBCK bị chìm đi cho dù các ngân hàng khẳng định đều có giải pháp và việc kết nối thử nghiệm thành công. Ngoài quy định tách bạch tài khoản, phương án triển khai giao dịch T+2 cũng đã kéo dài từ 2010 cho tới giờ vẫn chưa có kết quả. Và hậu quả lại rơi chính vào các CTCK. Bên cạnh đó, nó tạo ra sự bất ổn trên TTCK. Bí bách chưa có hướng ra Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - UBCK, hiện nay có khoảng 20 CTCK thuộc diện phải cơ cấu lại. Con số này là khá nhiều và nó cho thấy thực trạng của các CTCK hiện nay đang ra sao. Tuy nhiên, có thể trên thực tế con số đó còn lớn hơn rất nhiều bởi nhóm CTCK thuộc diện cần kiểm soát cũng có thể phải gia nhập nhóm bị kiểm soát đặc biệt và cần cơ cấu lại bất kỳ lúc nào khi mà các khoản nợ, khoản hợp tác đầu tư và liên quan khó hiểu bị bung ra.
  4. Một số chuyên gia và nhà đầu tư lo ngại con số CTCK mất thanh khoản, trong thời gian TTCK ảm đạm, có lúc gần như đóng băng vừa qua, thậm chí có thể lên tới gần một nửa. Giải pháp chung chung được nêu ra là có thể rút giấy phép, buộc sáp nhập hoặc chuyển đổi mô hình sang công ty đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ... Theo ông Sơn, TTCK Việt Nam quy mô còn nhỏ, mới vận hành hơn 10 năm thì con số hơn 100 CTCK là quá nhiều. Dự kiến, cuộc đại phẫu này sẽ bắt đầu từ 1/4/2012 khi mà kết quả phân loại và xếp hạng chính thức được thực hiện theo Thông tư 226. Và năm 2012 chắc chắn sẽ là năm "chấn chỉnh" các CTCK. Ông Sơn cho biết, việc hợp nhất CTCK không như sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng. Ngân hàng hợp nhất là để hợp lực lại thành một ngân hàng mới mạnh hơn, tận dụng được hạ tầng, nhân sự có sẵn để phát triển, còn CTCK hợp nhất có thể không cần thiết vì mô hình CTCK là do ông chủ quyết định. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là nhiều CTCK đã bị cụt vốn và bên cạnh đó một số còn những khoản nợ, khoản hợp tác đầu tư và những liên quan ngầm bí hiểm khác. Nếu trong trường hợp, CTCK không có tiền để thanh toán cho các nhà đầu tư như trường hợp của SME thì sẽ giải quyết ra sao? Và vai trò quản lý thị trường của UBCK ở đây, trong việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư như thế nào?
  5. Trong một Roadshow của BIDV tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh hồi giữa tháng 12 khi nhà đầu tư đề cập đến những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, ông Trần Bắc Hà đã đề xuất sớm cứu TTCK. Cụ thể là nên đưa danh mục TTCK ra khỏi cụm phi sản xuất; Hãy để khống chế cấp tín dụng cho chứng khoán, repo chứng khoán trên cơ sở vốn điều lệ của tổ chức tín dụng. Thậm chí, thị trường tiền tệ, TTCK, bảo hiểm nên nhập vào và trực thuộc NHNN là tốt nhất. Bởi kênh của TTCK bao giờ cũng thông kênh với thị trường tiền tệ và các hoạt động ngân hàng.
nguon tai.lieu . vn