Xem mẫu

  1. 1/. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH THẾ GiỚI Sự ra đời của điện ảnh: Năm 1895 tại Lyon , Pháp, anh em nhà Auguste và Luis Lumiere đã phát minh ra máy chiếu phim .Tháng 3 năm 1895 , tại Salon Indien nằm dưới tầng hầm quán cà phê Grand café tại Paris, hai người đã tổ chức chiếu có bán vé đ ầu tiên quay những cảnh sinh hoạt thường ngày,BuổI chiếu này chính là ngày khai sinh của điện ảnh. Điện ảnh nhanh chóng trở thành một thứ giải trí mới lạ và quầy chiếu phim trở thành một gian hàng không thể thiêu tại các hội chợ lớn. Tại đó người ta thường trình chiếu các đoạn phim ngắn dưới một phút, mô tả những cảnh sinh hoạt thường nhật hoạt các hoạt động thể thao. Mặc dù các bộ phim chưa được biên tập, chú ý đến góc quay hay đơn giản là chưa hề có đạo diễn, những bộ phim này vẫn được ưa chuộng và tạo điều kiện để điện ảnh phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ sau đó.
  2. II/ Điện ảnh Việt Nam : Điện ảnh du nhập vào Việt Nam từ rất sớm. Ba năm kể từ khi khai sinh ra nền điện ảnh thế giới, điện ảnh đã du nhập vào Việt Nam. Thời ấy , người ta gọi điện ảnh là bổi trình diễn “ trò chớp bóng”.Những bộ phim đầu tiên do người Pháp thực hiện được sản xuất tại Việt Nam như: Hội Kiếp Bạc, Đám ma bà Thiếu Hoàng v.v… Bộ phim truyện đầu tiên là Kim Vân Kiều do công ty chiếu bóng Đông Dương thực hiện năm 1923 nhưng bộ phim mắc phải nhiều sai lầm , diễn xuất đơn điệu. Giai đoạn 1945- 1954: Chính phủ lâm thời Việt Nam xây dựng bộ phận Điện ảnh và Nhiếp ảnh thuộc bộ Thông tin- tuyên truyền. Hoạt động chủ yếu là tổ chức chiếu phim lưu động với các phim tài liệu, phim Kiếp Hoa được sản xuất và giành nhiều thành công. Hiệp định Genever chia Việt Nam thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Mien Bắc và Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Ở Miền Bắc,điện ảnh được nhà nước cấp kinh phí sản xuất phim mang tính tuyên truyền, được gọi là điện ảnh Cách Mạng. Ở Miền Nam hình thành thị trường điện ảnh với nhiều hãng phim tư nhân thuộc nhiều thể loại và đề tài phong phú.
  3. Sau 1975: Điện ảnh TP. HCM đóng vai trò quan trọng trong nền điện ảnh Việt Nam : Cô Nhíp, Ngày Lễ Thánh, Cánh đồng hoang… *Điện ảnh Việt Nam đương đại : số lượng phim tăng lên: Thung lũng hoang vắng của Nhuệ Giang, Vua bãi rác của Đỗ Minh Tuấn, Gái nhảy ( Lê Hoàng) … Điện ảnh trở thành một thị trường với nhiêu hãng phim tư nhân tham gia. Trong đó có những hãng phim lớn mạnh như hãng Thiên Ngân , Phước Sang với các bộ phim: Những cô gái chân dài( Thiên Ngân), Khi người đàn ông có bầu( Phước Sang). Các bộ phim điện ảnh Việt Nam dành được khán giả trước những phim nước ngoài như : Áo lụa Hà Đông, Trai nhảy…
  4. III/ Vài nét về phim truyền hình: Phim truyền hình là phim làm để phát sóng trên truyền hình. Chúng có thể được thu hình trên băng từ, kỹ thuật số hoặc trên cả phim nhựa 16 ly. Đặc điểm chung là khuôn hình thuờng hẹp, cỡ cảnh thường lớn hơn phim điện ảnh chiếu rạp, do hạn chế đáng kể về độ lớn và cả chiều sâu cũng như độ nét của màn ảnh ti vi. Vì vậy phim truyền hình cũng có những hạn chế nghệ thuật thẩm nhất định so với phim điện ảnh. Phim truyền hình có nhiều loại như phim điện ảnh là phim truyện, phim tài liệu, phim hoạt hình. Phim truyền hình có giá thành rẻ hơn phim điện ảnh chiếu rạp nhiều lần do công nghệ - kỹ thuật chế tác đơn giản, gọn nhẹ và nhanh hơn. Tuy nhiên để làm được phim truyền hình hay nhiều người xem và ăn khách vẫn là công việc khó khăn không kém so với làm phim điện ảnh, vẫn là sự sáng tạo khổ công và tài năng cao. Hiện phim truyền hình Việt nam mới chủ yếu là phục vụ phát sóng trong nước : Phim Dốc tình, Hướng Nghiệp, Blouse trắng, Đất phương nam …
  5. IV/ QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHIM TRUYỀN HÌNH: -Dòng sản phẩm: hiện đại -Thể loại: Tâm lý xã hội -Thời lượng của phim: 60 PHÚT -Tên phim: VÀO ĐỜI
  6. LÝ DO CHỌN DÒNG SẢN PHẨM NÀY -Trong xã hội ngày nay, tuổi học sinh, sinh viên thường sa vào những cạm bẫy xã hội. Đặc biệt là những sinh viên xa gia đình xa quê lên thành phố học thường rơi vào những đam mê vật chất, lãng quên việc học, vô tình đánh mất đi tương lai sự nghiệp và làm ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Qua nội dung của bộ phim này chúng tôi muốn gởi đến các bạn trẻ thời nay đặc biệt là lứa tuổi học sinh, sinh viên ( tuổi teen ) mới bước vào đời một thông điệp: ( hãy tĩnh táo và sáng suốt những cám dỗ của cuộc đời để có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc có thể xảy ra. Qua đó tìm ra cho mình một hướng đi đúng đắng có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho việc giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội đối với giới trẻ ngày nay. - Sản phẩm còn phù hợp với nhu cầu thưởng thức, giải trí của số đông thanh thiếu niên hiện nay, sự quan tâm của các bậc phụ huynh và số đông - Khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận cao đảm bảo điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực. - Đảm bảo đầu ra cho sản phẩm vì đã đăng ký bản quyền - Đơn vị sản xuất: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- - Đơn vị đặt hàng: Đài Truyền hình TP.HCM - Thời gian sản xuất: Từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2010 - Thời gian phát hành: Tháng …./20 trên HTV7
  7. QUY TRÌNH SẢN XUẤT: bao gồm 5 giai đoạn chính: - Phát triển ý tưởng (Development) - Tiền kì (Pre-production). - Sản xuất (Production). - Hậu kì (Post-production). - Phát hành phim (Sales and distribution).
  8. PHÁT TRIỄN Ý TƯỞNG Thời gian dự kiến: từ 1/9/2009 đến 30/9/2009 + Nội dung ý tưởng: Chuyện kể về một người con gái quê ở Cà Mau đậu vào trường đại học nhân văn TP.HCM. Sau khi lên thành phố học ,do hoàn cảnh gia đình nghèo nên cô phải đi làm thêm ki ếm tiền trang trãi cho việc ăn học. Với ưu thế về nhan sắc, cô dễ dàng kiếm việc làm tại các tụ điểm giải trí và cũng chính vì vậy mà cô đã quen biết rất nhiều đấng mày râu giàu có có thể lo lắng cho cuộc sống của cô. Kể từ đó, cô được sống trong sung sướng nhờ sự chu cấp của các đại gia. Cô bàng quang với việc học và chìm đắm trong ánh hào quang không thuộc về mình. Rồi chuyện gì đến sẽ đến, trong một đêm ăn chơi trụy lạc, cô và các đại gia đã bị lực lượng công an truy bắt vì sử dụng ma túy. Cô bị đưa vào trung tâm cai nghiện ma túy. Tại đây, cô đã nhìn lại những sai lầm mình đã trãi qua. Với sự giúp đỡ của các cán bộ trung tâm, cô đã quyết tâm làm lại cuộc đời. + Diễn viên: Gồm 13 người và 20 diễn viên quần chúng
  9. *TIỀN KÌ: Tiến độ thực hiện: Từ ngày 1 tháng 10 đến 1 tháng 12 năm 2009 Bộ máy tổ chức: - Giám Đốc : Ông Trần Văn B: Chịu trách nhiệm quản lý kinh phí . - Thư ký giám đốc: Chịu trách nhiệm lên lịch công tác cho giám đốc. - Kế toán: Bà Nguyễn Thị C: Chịu trách nhiệm lập dự toán khinh phí sản xuất phim. - Thủ quỹ: Bà Nguyễn Thị E: Chịu trách nhiệm chi kinh phí cho các ho ạt đ ộng s ản xu ất phim. - Chuyên viên thiết kế: Ông Huỳnh Văn D: Chịu trách nhiệm thiết kế poster quảng cáo. Bộ phận phát triển ý tưởng: Chịu trách nhiệm phát triển ý tưởng cho phim. Chủ nhiệm: Ông : Trương Văn Thành
  10. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SẢN XUẤT VÀ PHÁT HÀNH PHIM: Nguồn vốn sản xuất: Tổng kinh phí sản xuất bộ phim “ VÀO ĐỜI ” dự kiến 500 triệu. - Công ty đầu tư 100% vốn. - Dự toán ngân sách: - Quản lý phí: thuế 10% thành tiền 50.000.000đ - Đăng ký bản quyền: 0,4% thành tiền 2.000.000đ/phim - Xin giấy phép: 0,3% thành tiền 1.500.000đ/phim - Vận chuyển: + Tài xế: 2 người: 0,8% thành tiền = 4.000.000đ + Hậu đài: 10 người: 2% thành tiền = 10.000.000đ + Xăng dầu: 2 xe 3% thành tiền 15.000.000đ - Lương bộ máy sản xuất: - Giám Đốc : 6% thành tiền = 30.000.000đ - Thư ký giám đốc: 1,2% thành tiền =6.000.000đ - Kế toán: 0,6% thành tiền =3.000.000đ - Thủ quỹ: 0,6% thành tiền =3.000.000đ - Chuyên viên thiết kế: ( poster phim, poster quảng cáo…) 2%/ phim = 10.000.000đ - Chủ nhiệm: 1,2% thành tiền = 6.000.000đ
  11. - Biên kịch: 6% thành tiền: 30.000.000đ/phim - Phục trang đạo cụ: 2 người 1,2% thành tiền = 6.000.000đ/phim - Thuê bối cảnh:3% thành tiền 15.000.0000đ/phim - Đạo diễn: 4% thành tiền 20.000.000đ/phim - Phó đạo diễn: 2% thành tiền 10.000.000đ/phim - Nhạc sỹ:1,4% thành tiền 7.000.000đ/phim - Thù lao quay phim: 2 người 2% thành tiền 10.000.000đ/phim - Diễn viên: 12 người và một số diễn viên khác + 1 nữ chính: 6% thành tiền 30.000.000đ/phim + 2 nam chính: 10% thành tiền 50.000.000đ/phim + 10 diễn phụ: 10% thành tiền 50.000.000đ + 20 diễn viên quần chúng :0,6% thành tiền 3.000.000đ/phim - Dựng phim và làm Trailer: 2% thành tiền 10.000.000 đ/phim - Lồng tiếng: 0,6% thành tiền 3.000.000đ - Casting diễn viên: 3 ngày + Đạo diễn: 0,6% thành tiền = 3.000.000đ/ người/phim + Biên kịch: 0,6% thành tiền = 3.000.000đ/ người/phim
  12. - Thiết kế poster quảng cáo: 1,2%thành tiền 6.000.000đ/phim - Âm thanh, ánh sáng 1,5% thành tiền: 7,5.000.000đ/phim - Hỗ trợ kinh phí liên lạc:1% thành tiền 5.000.000 đồng/phim - Hóa trang: 1% thành tiền 5.000.000 đ/phim - Kinh phí phát sinh: 2% thành tiền 10.000.000đ/phim - Quảng cáo gồm: + Báo in: 1% thành tiền 5.000.000đ/phim + Thuê địa điễm treo poster: 0,6% thành tiền 3.000.000đ + Một khoản lợi nhuận 10% = 50.000.000đ + Ăn trưa, nước uống: 5,1% thành tiền: 25.500.000 đ *Tổng cộng : 100% = 500.000.000đ
  13. • LỢI NHUẬN • BÁN ĐỌC QUYỀN 66phút phim( 5 phút quảng cáo) • Đ ịnh giá bán:                                   1.000.000.000 đ • Thuế doanh thu (10%) thành tiền =  100.000.0000đ • Bán ra:                                              1.100.000.000 đ • Nguồn chi: • 450.000.000 đ/phim • Nguồn thu: • 50.000.000đ (khoản lợi nhuận trong tổng kinh phí chi) • 500.000.000đ ( lợi nhuận bán ra) • Nguồn thu từ 6 phút quảng cáo: • + Công ty sữa Vinamilk 30’ thành tiền = 50.000.000đ x 2 lần( trước và sau khi phát sóng) = 100.0000.000đ • + Công ty mì ăn liền MUMMUM : 30’ thành tiền = 50.000.000đ x 2 lần( trước và sau khi phát sóng) = 100.0000.000đ • + Công ty nước giải khát PEPSI : 30’ thành tiền = 50.000.000đ x 2 lần( trước và sau khi phát sóng) = 100.0000.000đ • + Công ty : Công ty nước suối: 1 phút thành tiền: 100.000.000 đ x 2 lần( trước và sau khi phát sóng) =200.000.000đ • + Công ty giấy in: 30’ thành tiền = 50.000.000đ x 2 lần( trước và sau khi phát sóng) = 100.0000.000đ • TỔNG CỘNG: DOANH THU QUẢNG CÁO 600.000.000Đ • DOANH THU BÁN RA : 500.000.000Đ • LỌI NHUẬN KINH PHÍ ĐẦU TƯ : 50.000.000Đ • 1.150.000.000Đ                                    •                                                   
nguon tai.lieu . vn