Xem mẫu

  1. Công nghệ mới mang lại niềm vui cho người khuyết tật Sự phát triển của khoa học kỹ thuật và các công nghệ mới đã giúp mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, đồng thời giúp các nhà khoa học tìm ra hướng đi cho những vấn đề mà khoa học luôn nỗ lực tìm cách giải quyết. Mới đây, một số công nghệ mới nhất vừa được các nhà khoa học công bố hứa hẹn sẽ mang lại niềm vui cho những người khuyết tật. Cấy hộp âm thanh giúp lấy lại tiếng nói cho người câm Các nhà khoa học thuộc Trường đại học London, Anh vừa phát triển thành công một thiết bị mới giúp lấy lại giọng nói cho một người phụ nữ 52 tuổi sau bao nhiêu năm bị câm. Nhờ ca phẫu thuật kéo dài 18 tiếng đồng hồ cấy hộp âm (voicebox) vào khí quản, nữ bệnh nhân này đã lấy lại được khả năng nói, cảm nhận mùi và vị giác sau gần 20 năm bị câm. Mặc dù ý tưởng cấy ghép hộp âm đã được đưa ra từ những năm 1998 và hứa hẹn sẽ giúp thay thế cho thanh quản của người bệnh bị dị tật thanh quản hoặc bị câm bẩm sinh, song do sự phức tạp của phẫu thuật cấy ghép hộp âm, việc thực hiện ca cấy ghép này vẫn chưa đạt được thành công. Năm
  2. 1998, sau khi cấy ghép lần đầu thất bại, bà Jensen đã phải nhập viện trong tình trạng bị tổn thương vùng bụng và các bác sĩ buộc phải loại bỏ ống dẫn thức ăn được đặt trong cổ họng bệnh nhân. Bà đã không thể nói hay thở bình thường trong suốt một thời gian dài sau đó, cho tới khi ca phẫu thuật cấy ghép hộp thanh âm được tiến hành lại. Trước khi tiến hành phẫu thuật cấy ghép hộp âm, bệnh nhân Jensen đã từng trải qua các cuộc phẫu thuật cấy ghép thận và tuỵ từ năm 2006 và đã được sử dụng thuốc chống đào thải sau khi cấy ghép, nhờ đó ca cấy ghép hộp thanh âm đã diễn ra thành công. Dạ con nhân tạo. Trái tim nhựa mang lại
  3. sự sống Ông Tyson Smith 36 tuổi là một bệnh nhân mắc bệnh suy tim bẩm sinh trong nhiều năm. Các bác sĩ điều trị cho Smith cho biết: Tình trạng sức khỏe của ông quá yếu để có thể tiến hành một ca phẫu thuật cấy ghép. Chính vì vậy, họ buộc phải giữ lại trái tim của bệnh nhân và tiến hành một ca phẫu thuật có một không hai trên thế giới, đó là cấy ghép thêm cho ông Smith một trái tim nhân tạo tồn tại song song quả tim thật. Sau phẫu thuật, quả tim nhựa đã hoạt động và hỗ trợ cho việc co bóp vận chuyển máu trong cơ thể bệnh nhân. Điều quan trọng là trái tim nhựa đã giúp Smith có thể duy trì được cuộc sống bình thường. Bác sĩ Copeland - người trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật ghép tim nhân tạo cho biết: Việc ghép tim nhân tạo mà vẫn giữ lại quả tim đã bị suy giảm chức năng là một thành công quan trọng của ngành phẫu thuật cấy ghép. Bệnh nhân có thể duy trì được cuộc sống bình thường bằng chính quả tim bị bệnh của mình và vượt qua các cơn suy tim nhờ vào sự hỗ trợ của tim nhân tạo. Tuổi thọ của tim nhân tạo có thể lên tới 10 năm.
  4. Cấy ghép dạ con cho phụ nữ vô sinh Một tin vui mới cho những phụ nữ mắc vô sinh đó là vào năm 2012, phương pháp cấy ghép dạ con sẽ được đưa vào trị liệu bệnh vô sinh ở phụ nữ. Phương pháp này đã được các nhà khoa học thuộc Trường đại học Gothenburg - Thụy Điển thử nghiệm thành công trên động vật bằng cách ghép dạ con của một cá thể khác cùng loài khỏe mạnh vào cá thể bị bệnh vô sinh. Kết quả là những cá thể chuột, cừu và lợn sau khi được cấy ghép dạ con đã có lại khả năng sinh sản bình thường. Giới khoa học hy vọng, với phương pháp mới, những người phụ nữ bị mắc các bệnh vô sinh do dị tật bẩm sinh, bị mắc các khối u ác tính hoặc bệnh lý khác của tử cung có thể lấy lại khả năng làm mẹ. Trước mắt, các ca cấy ghép dạ con sẽ chỉ thực hiện với phần tạng lấy từ cơ thể của những người phụ nữ có quan hệ huyết thống với bệnh nhân, đó có thể là chị em gái, hoặc mẹ ruột… Các nhà khoa học cho biết, họ cũng có thể sử dụng tạng lấy từ cơ thể người hiến tặng khác nếu các kết quả xét nghiệm cho thấy có sự phù hợp. Sau thời gian cấy
  5. ghép, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo IVF để có thể mang thai và sinh con bình thường
nguon tai.lieu . vn