Xem mẫu

  1. “Cơ hội trục lợi” chỉ có thể nhất thời đạt được
  2. Có lẽ bạn đã thành công trong sự nghiệp vì bạn là cao thủ của “chủ nghĩa thực dụng”, bạn hiểu được nên làm thế nào để bỏ ra ít công sức mà lại đạt được hiệu quả lớn nhất. Khi “sếp” ra khỏi phòng là thần kinh của bạn ngay lập tức được thả lỏng, hoặc là bạn cười thầm trong bụng vì bạn vừa thể hiện “mình” một cách xuất sắc trước mặt “sếp”. Trong con mắt mọi người thì đó là hành vi “cơ hội trục lợi”, còn đối với bạn thì đó là biểu hiện của trí tuệ, vì b ạn cho rằng khi “sếp” không ở bên cạnh thì việc gì phải dốc sức như vậy? “Cơ hội trục lợi” chỉ có thể nhất thời đạt được Hoặc là bạn tài hoa, cần cù chịu khó, những việc mà “sếp” giao cho bạn đều nhiệt tình làm hết mình và đ ạt kết quả tốt, nhưng “sếp” vẫn không khen ngợi bạn, mà còn nhìn bạn với ánh mắt soi mói, không hài lòng. Còn đồng sự của bạn biết lấy lòng “sếp” nên được “sếp” quý mến. Khi đó bạn sẽ bắt đầu do dự hoài nghi, tại sao người khác chỉ “thể hiện” trước “sếp” một tí mà lại được
  3. “sếp” quý mến như vậy? Khi bạn còn đang mê muội chưa tìm ra câu trả lời, thì đồng sự đã hãnh diện nói với bạn: “Cậu đừng có ấu trĩ như vậy, bây giờ là thời đại nào rồi, người như cậu có “lao tâm khổ tứ” đến mấy cũng chẳng ai biết đến đâu, cậu phải học cách “thể hiện” của tớ thì mới được lòng “sếp”, hãy tỉnh táo lại đi”. Khi nghe đồng sự nói vậy có lẽ bạn sẽ dao động, sẽ nói với lòng mình rằng: “Có lẽ cậu ấy nói đúng”. Từ một góc độ nào đó mà nói, trong công ty, xí nghiệp và trong xã hội đều tồn tại hiện tượng tiêu cực “đầu cơ trục lợi”, ăn trộm ngày công, b ớt xén vật liệu. Đối với một người lãnh đạo mà nói, xí nghiệp là sinh mạng thứ hai của họ. Có thể bạn đã từng nghĩ rằng, lãnh đạo sẽ nhìn nhận ra sao về cái gọi là “tiểu xảo”, “nghệ thuật sống” của bạn? Đương nhiên, họ sẽ nhất thời bị bạn “lừa”, nhưng bạn có thể “lừa” được họ bao lâu? “Có công mài sắt có ngày nên kim”, muốn thành công trong sự nghiệp tất sẽ phải trả giá, phải bỏ công sức thì mới đạt được. “Cơ hội trục lợi” có thể nhất thời được lợi, nếu bạn cho rằng những “tiểu xảo” này là bí quyết của sự thành đạt thì quả là sự nhầm lẫn không thể chấp nhận. Chúng ta có lẽ đều biết lịch sử của công ty Ido VCD nổi tiếng một thời. Năm 1995, công ty điện khí do Ido chính thức thành lập, Hồ Chí Tiêu làm tổng giám đốc. Sau đó công ty bắt đầu hạng mục VCD; năm 1996 tổng giá trị sản lượng của công ty đạt 200 triệu đồng; năm 1997 là 1.600 triệu đồng; đến năm 1998 thị trường VCD bắt đầu thu hẹp, công ty tiến hành thực thi chiến lược “đa nguyên”; năm 1999 vấn đề của công ty càng bộc lộ rõ, công ty bị phá sản; tháng 4 năm 2000 Hồ Chí Tiêu b ị thẩm tra; tháng sáu năm 2003 ông bị toà phán quyết tội lừa đảo ngân phiếu, sử dụng sai nguồn vốn, báo cáo sai
  4. nguồn vốn cố dịnh, bị phạt tù 20 năm. Từ năm 1995 đến năm 2000, trong vòng 5 năm Hồ Chí Tiêu đã hoàn thành vòng luân hồi “đại hỉ đại bi” thành công cũng lắm mà thất bại cũng nhiều; nguyên nhân thất bại của ông là ở nhiều phương diện, nhưng chủ yếu là do tác phong “cơ hội trục lợi” của ông đã làm cho công ty đ i đến phá sản. Khi công ty làm ăn phát đạt, họ chỉ biết ra sức làm ra sản phẩm và không ngừng quảng cáo, nhưng không quan tâm đến việc xây dựng công ty và quản lý công ty; mặt khác, khi công ty rơi vào hoàn cảnh khó khăn ông Tổng giám đốc vẫn sử dụng sai nguồn vốn, lừa đảo ngân phiếu để trục lợi. Ông cho rằng, dựa vào “tiểu xảo” của mình có thể đưa công ty vượt qua thời kỳ khó khăn, không ngờ kết quả lại hoàn toàn ngược lại. Trên thị trường muốn đứng vững được đòi hỏi phải có thực lực, năng lực thực sự của bản thân, chứ không thể dùng những mánh khoé để lừa đảo. Người như ông Hồ Chí Tiêu là điển hình của kẻ “Cơ hội trục lợi”, nên đã bị pháp luật trừng trị. Bạn là người vừa bước vào đời, không nên thay đổi niềm tin của mình vì sự được lợi tạm thời của người khác. Sự “đầu cơ trục lợi” nhất thời được lợi của người khác bạn không nên hâm mộ. Nếu bạn nóng lòng muốn theo học họ, thì tiền đồ của bạn ắt sẽ bị huỷ hoại. Sự nghiệp của bạn vừa mới bắt đầu, con đường phía trước còn rất dài, bạn nên giữ nguyên tắc chăm chỉ làm việc và làm một người thẳng thắng, thành công nhất định sẽ đến với bạn trong một ngày gần đây.
  5. Chuyên ngành hoá trong xã hội hiện đại yêu cầu càng nghiêm ngặt, các ngành nghề đều đòi hỏi mọi người phải có tri thức chuyên ngành thành thạo. Chẳng hạn như sáng tác kịch vui, muốn sáng tác vở kịch độc đáo được mọi người ưa thích thì phải làm tốt các công tác chuẩn bị, bao gồm: Tiến hành điều tra sở thích của khán giả, lựa chọn mục tiêu…Muốn làm nghề này đòi hỏi phải hiểu biết các thể loại kịch vui, ngoài ra còn có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng sáng tạo và khả năng sáng tác tốt. Từ xưa đến nay, những người khi còn trẻ không tạo nền móng vững chắc cho mình thì khó có thể thành công trong sự nghiệp. Muốn đạt được thành tích cao thì phải nếm được những vị mặn của những giọt mồ hôi. Anh Hùng vốn học chuyên ngành ngoại ngữ, nhưng lại thích làm phát thanh viên thế là anh theo nghề này, mặc dù không có tri thức chuyên ngành nhưng anh vẫn kiên trì đ i vào lĩnh vực mới này. Lúc 13 tuổi, anh nghe chương trình đọc truyện đêm khuya, tiếng chị Kim Cúc ngọt ngào vang lên: “Dưới ánh trăng ngà, họ tay trong tay đi trên thảm cỏ, không nói gì họ cứ thế đi, đi mãi tưởng chừng như lạc vào động tiên…”, lời văn hay mê hồn, giọng đọc của chị, khiến Hùng nghĩ: “Thì ra trên thế giới này còn có phương thức biểu đạt và giao lưu này”. Về sau giọng đọc đó cứ theo suốt chặng đường của anh. Anh ước mong mình trở thành một phát thanh viên. Sau khi học xong chuyên ngành ngoại ngữ, anh quyết định đi học trường Phân viện Báo chí và Tuyên truyền và trở thành một phát thanh viên ưu tú. Người thành đạt thường làm tốt từng việc trong ngày, làm mọi việc để thực hiện mục tiêu và hướng tới tương lai. Người thành đạt họ không coi tiền lương là yếu tố quan trọng mà họ coi công việc là trên hết, họ làm việc hết
  6. mình với tinh thần và trách nhiệm cao. Bất kỳ ở cương vị công tác nào họ đều tận tâm tận lực, những khó khăn vướng mắc trong công việc họ đều tìm cách giải quyết. Chính vì thế mà địa vị của họ được nâng lên. Những người “thông minh” thì họ lại d ùng “tiểu xảo” để được thăng tiến, chứ họ không muốn làm những việc đòi hỏi sự “thông minh” thực sự. Nếu làm việc gì cũng qua loa đại khái, lúc nào cũng “vụ lợi”, luôn “sống cơ hội”, không nhiệt tình trong công việc…thì dù có học vấn cao, có bản lĩnh đến mấy thì cũng không đi đến bờ thành đạt.
nguon tai.lieu . vn