Xem mẫu

  1. Cơ hội để lấy bằng Đại học Nhiều diễn đàn trên Internet là nơi được các sĩ tử bày tỏ tâm sự buồn chán, cũng như chia sẻ những kế hoạch tương lai khi (tưởng rằng) cánh cửa đại học đã khép! Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn khác để bạn có thể lấy bằng Đại học. Vẫn còn nhiều cơ hội khác để bạn lựa chon tương lai . 1. Học các chương trình liên kết
  2. Hầu hết ở các trường ĐH hiện nay đều có chương trình liên kết đào tạo với các trường ĐH nước ngoài. Đầu vào của các chương trình đào tạo này cũng khá thoáng: Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc có điểm thi ĐH, CĐ đều có thể nộp đơn xét tuyển vào học các chương trình này. Các bạn giỏi tiếng Anh sẽ là một lợi thế trong quá trình xét đăng ký tham gia các chương trình liên kết để có bằng ĐH (thay vì du học tự túc) 2. Rộng cửa hệ Cao đẳng để liên thông Đại học Năm nay chỉ tiêu hệ CĐ của các trường là 240.600. Theo thống kê, hệ CĐ trong các trường ĐH dành khá nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV2 với điểm xét tuyển bằng mức điểm sàn CĐ của Bộ GD & ĐT. Điều này mở ra cơ hội khá lớn cho các thí sinh có mức điểm từ: 10 của khối A, D và 11 của B, C. Chỉ tiêu NV2 hệ CĐ của các trường năm nay khá nhiều: Trường ĐH Sài Gòn dành 1.750 chỉ tiêu xét NV2 vào 21 ngành ở hai hệ CĐ sư phạm và ngoài sư phạm. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cũng dành 222 chỉ tiêu xét NV2 vào 5 ngành ở hệ CĐ với điểm nhận hồ sơ xét tuyển là 10 điểm, hệ CĐ Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM dành 675 chỉ tiêu cho ngành Công nghệ Thông tin, ĐH Công nghiệp TPHCM có gần 2.000 chỉ tiêu NV2 cho hệ CĐ...
  3. Trường ĐH Tài chính - Marketing: 600 chỉ tiêu, trường ĐH Nông Lâm TPHCM: 300 chỉ tiêu, ĐH Tôn Đức Thắng: 600 chỉ tiêu NV2 cho 7 ngành, trường ĐH GTVT TPHCM: 350 chỉ tiêu, CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Lâm: 600 chỉ tiêu, CĐ Sư phạm Trung ương TPHCM: 175 chỉ tiêu... Ngoài ra, cả nước có 78 trường CĐ không tổ chức thi tuyển. Những trường này đều dành gần như 100% chỉ tiêu xét NV2, NV3. Đây cũng là một hướng lựa chọn khác cho thí sinh có điểm dưới điểm sàn ĐH nhưng bằng hoặc trên điểm sàn CĐ bởi mức điểm xét tuyển và điểm chuẩn trúng tuyển NV2 của các trường này gần như bằng điểm sàn.
  4. Mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển Cao đẳng chỉ bằng mức điểm sàn của Bộ. 3. Liên thông từ CĐ nghề, trung cấp lên đại học Các trường CĐ nghề hiện nay cũng đang ra sức chiêu sinh, đầu vào của các trường này rất "dễ thở”. Đối với những thí sinh có điểm thi dưới điểm sàn CĐ, cánh cửa học tập và lấy bằng ĐH vẫn rất rộng. Hiện nay mô hình liên kết đào tạo đang phát triển mạnh: Ngoài việc liên kết theo chiều dọc trong các trường để liên thông từ thấp đến cao, các trường còn liên kết ngang (trường với trường) để đào tạo. Học sinh tốt nghiệp trung cấp có thể học liên thông lên CĐ, ĐH ở các trường khác theo quy định của Bộ GD & ĐT. Đầu vào của các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng như trung cấp nghề khá thoáng. Nhiều trường chỉ cần học sinh tốt nghiệp THPT. Hệ trung cấp trong các trường ĐH, CĐ, học viện đầu vào cũng tương tự. Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010, học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề vẫn được dự thi ĐH. 4. Quyết định tiếp tục ôn luyện để hiện thực ước mơ vào đại học
  5. Thi trượt đại học năm nay, bạn có thể tập làm kinh doanh, phụ việc gia đình, học thêm ngoại ngữ, tham gia các khóa học phù hợp sở thích… Nếu quyết định tiếp tục ôn luyện thi tiếp để hiện thực ước mơ vào đại học của mình thì điều quan trọng nhất là phải giữ vững quyết tâm ôn luyện theo đúng kế hoạch và rút kinh nghiệm sang năm chọn thi trường nào vừa sức. Còn lại, các bạn cũng nên thấy rằng, khi xin việc nếu có tấm bằng đại học thì đó cũng là điều kiện thuận lợi bước đầu. Nhưng đến buổi phỏng vấn tuyển dụng trực tiếp, chính năng lực thực sự mới là yếu tố quyết định các bạn có được doanh nghiệp tuyển chọn hay không. Trong thực tế, nhiều nhân viên chỉ tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng vẫn đang làm rất tốt công việc và được trọng dụng giữ những vị trí quan trọng. Đó là những bạn có khả năng nói tiếng Anh tốt, thành thạo vi tính và có ý chí cầu tiến, biết rèn luyện khả năng giao tiếp và các kỹ năng khác cho công việc chuyên môn. Điều quan trọng nhất đó là thái độ làm việc và khả năng thật sự của người giỏi nghề. Nếu một bạn có bằng đại học nhưng không biết sử dụng ngoại ngữ, tin học, thiếu kỹ năng mềm thì không thể hơn một bạn học trung cấp hoặc cao đẳng nhưng hội đủ những điều kiện này.
  6. Tóm lại, cho dù đã hy vọng rất nhiều vào khả năng đậu đại học của mình, nhưng khi biết kết quả không như ý, bạn cũng hãy đừng buồn mà nghĩ ngợi lại đâm ra bế tắc hơn. Bởi vì cũng còn rất nhiều cơ hội, nhiều con đường, nhiều phương cách khác để thành tài dù có tấm bằng Đại học hay không.
nguon tai.lieu . vn