Xem mẫu

  1. Cỗ cưới... căng thẳng Biển chỉ dẫn cho biết chúng tôi sẽ phải leo trên một con đường có những nơi dốc 70 độ. Đường đất bụi mù mỗi bước chân qua. Con đường dài 13 cây số thì đến 4/5 là đi qua những đồi núi trọc trơ đất đá. Người Mông ở đây đốt rừng lấy đất làm nương hàng năm. Ở những sườn núi xa lửa vẫn rừng rực cháy. Thỉnh thoảng những chiếc Minsk, Win… của những tay đua cự phách người Mông luồn lách đường rừng. Trước khi lên, chúng tôi đã được biết đây là một điểm nóng về buôn bán ma túy, rằng nếu pháp luật “bắt tận tay, day tận trán” thì chí ít cũng có chục người “dựa cột”. Vì không muốn mất chiếc
  2. cần câu cơm béo bở, nhiều kẻ sẵn sàng "làm thịt” những khách lạ như đã từng làm với lực lượng an ninh. Những chuyện mà người dân sống dưới đường Quốc lộ 6 kể như đùa, nhưng đến lúc xuống được chân núi sau chuyến thăm Tà Số thì chúng tôi mới thở phào: hình như mình vừa thoát chết… Chúng tôi lên đến nhà trưởng bản thì đã 8h30 tối. Ngồi vào đám cưới đã là 9h. Những người dân rất niềm nở khi chúng tôi xin dự cỗ cưới. Chúng tôi được chụp ảnh cô dâu, chú rể (khoảng 13, 14 tuổi) và những người khác, được mời ngồi vào bàn cỗ khi nhà trai đã cảm ơn nhà gái, được mời rượu rót từ ống tre phạt chéo hai bên. Rượu rót rất khéo vào “chén” nứa lớn hơn ngón tay cái. Chúng tôi cũng cầm rượu và hào hứng hét “I, o, pê” (một, hai, ba) cùng những người đàn ông Mông; phụ nữ không ăn ngay mà ở
  3. trong bếp chuẩn bị đồ ăn. Biết đây là thứ rượu pha thuốc sâu, nhưng T - người “đẹp trai nhất” trong đoàn “khách không mời mà đến” vẫn phải uống đỡ các bạn đồng hành hơn chục chén rượu. Các loại thức ăn được bày ra phần lớn là thịt lợn núi rất đậm đà. Nhưng điều kì lạ là sau khi chúc tụng chúng tôi xong, các vị Mông chỉ uống 1,2 chén, và… ngồi nhìn chúng tôi.. Phải chăng cái kinh nghiệm: ăn uống nhiệt tình mới là lịch sự với người dân vùng cao đang phải xem xét lại? Hay chúng tôi đang vi phạm truyền thống, qui tắc nào của người Mông trong đám cưới? Anh chàng ngồi cạnh thì giải thích: “Chúng nó uống từ 2 hôm nay rồi”. Tuy hơi gờn gợn khi hàng chục cặp mắt nhìn mình như thế, nhưng cơn đói kéo đến khiến các vị khách nghĩ: muốn ra sao thì ra, không làm gì thất lễ là được - không ăn thì chưa biết có chết vì dân
  4. buôn ma tuý hay không nhưng chắc chắn chết vì đói. Nhưng ngồi chưa ấm chỗ, chưa “kháng chi” (chúc sức khỏe) được mấy chén, chúng tôi đã bị “dằn mặt”. Ông chủ nhà thuộc bên nhà trai xông đến, đập bộp tờ giấy và hỏi liên tu bất tận: “Các anh chị đến đây mà không nói năng gì, các anh chị muốn gì? Đám cưới của chúng tôi đã xin phép chính quyền. Nếu có vấn đề gì thì ai chịu trách nhiệm cho tôi?…”, mà không cho chúng tôi cơ hội trả lời. Câu hỏi mà ông chủ nhà đặt ra đã khó hiểu, những gì ông ghi trong giấy còn khó hiểu hơn. Cả gian phòng lặng phắc. Chúng tôi chắc mẩm mình đã vi phạm qui tắc nào đó của người Mông (chưa trực tiếp xin phép chủ nhà chẳng hạn - mặc dù đã có lời của ông trưởng bản) nên rối rít xin lỗi. Mấy anh chàng Mông ngồi cạnh thì kéo chúng tôi ngồi xuống và giải thích rằng: “Hắn
  5. say ý mà,…”. Nhưng tôi không thấy có biểu hiện gì của cái sự say trong đôi mắt người đàn ông Mông kia. Bất giác, tôi nhìn quanh và rợn người: cả bốn vách nhà đều treo dao, rựa, và không khí thì đặc quánh một thứ mùi kì lạ - không hẳn là mùi mồ hôi, mùi người lâu ngày chưa tắm. Sau này, tôi mới được một người sống dưới đường QL 6 giải thích: đó là mùi của người dùng thuốc phiện. ...đến lúc xuống được chân núi sau chuyến thăm Tà Số thì chúng tôi mới thở phào:
  6. Giữa bữa cỗ, tôi và một cô bạn trong nhóm phải hình như mình xin phép ra ngoài vì có chuyện riêng. Trong lúc vừa thoát chúng tôi trò chuyện ngoài con đường quanh chết… bản thì rất nhiều người đi qua đi lại. Tưởng rằng họ tò mò với 2 cô gái từ dưới xuôi lên, chúng tôi vẫn thoải mái với câu chuyện riêng của mình. Khi thì những tốp em nhỏ người H’Mông đi qua, khi thì có cô gái Mông (không biết chờ đợi ai) nhưng cũng dựa cây đứng cạnh chúng tôi rất lâu, và rồi những tốp bạn trai đến… “tìm hiểu”. Trong buổi tối hôm đó, chúng tôi bị làm phiền không biết bao nhiêu lần, mà câu hỏi phải trả lời nhiều nhất là: “Các em là ai? Đến đây có việc gì?”. Dường như lời giải thích về mong muốn được tham gia đám cưới của người Mông không làm thoả mãn những bạn trẻ này.
  7. Tối khuya, chúng tôi trở về nhà trưởng bản thì thấy có một người đàn ông “tháp tùng”. Anh ta trò chuyện rất cởi mở, và cũng hỏi chúng tôi những câu tương tự. Anh ta cũng nói về cuộc sống hàng ngày của mình ở đây: ban ngày thì đi làm nương, tối đến thì đi xuống QL 6 và thị xã Sơn La chơi. Chúng tôi hỏi: đi chơi suốt thế không sợ tốn xăng à, anh chàng vui vẻ nói: “Có 50.000 tiền xăng mỗi tối (!) thì có đáng gì? Có thời gian bọn tôi còn sang Lào chơi cơ”. Nói xong câu đó, anh chàng có vẻ giật mình. Phải rồi, nếu tính thu nhập mỗi năm từ mận, ngô, dong… các loại thì mỗi gia đình người Mông cũng chỉ kiếm được nhiều lắm 40- 50 triệu đồng/năm. Vậy mà nhà nào cũng có đầu DVD kĩ thuật số, xe máy gắn toàn biển số đẹp “trên trời”,… và chơi như thế thì tiền lấy đâu ra? Cô bạn đi cùng hớn hở hỏi: “Thế ở trên này các anh có… buôn gì không?” Anh chàng tái mặt và xin phép về sớm.
  8. Đêm hôm đó đúng là một đêm khó quên, ông trưởng bản nhường gian chính ngôi nhà cho khách. Giũ chăn, một bông hoa anh túc đã héo rơi ra - có lẽ ông chủ nhà vô ý không cất đồ chơi của con gái. Chúng tôi quyết định để điện sáng cả đêm sau khi xét thấy mình đã lâm vào một tình cảnh không vui lắm: ngôi nhà 100% là gỗ lại có một ô trống hoác to tướng (không biết để làm gì) trên vách nhà? Sáng hôm sau chúng tôi lếch thếch tụt dốc trở về. Xuống thì nhanh hơn lên, mặc dù các đầu ngón chân chọc vào giày đau điếng. Người bán nước dưới Chiềng Hắc cho chúng tôi biết: trước đây đã có trường hợp hai cán bộ đi xe Minsk vào bắt hơn 10 người trong bản vì xảy ra đánh lộn. Cuối cùng không hiểu thế
  9. nào 10 anh bị còng thì chạy thoát, còn 2 cán bộ lại… dính còng, còn "con" Minsk được tắm suối. Rồi có anh công an nọ vào bản kiểm tra, thấy trong tủ nhà dân hàng kilô thuốc phiện, nhưng đơn thương độc mã nên anh lẳng lặng quay về báo cấp trên và xin viện trợ. Song lúc quay lại thì chỗ thuốc phiện đã không cánh mà bay, vì “thời gian bò từ đường 6 ra cũng hết ít nhất một tiếng đồng hồ”. “Người Mông đi buôn thì đoàn kết, bảo vệ nhau lắm, nếu ở dưới xuôi chắc chắc mỗi nhà họ cũng mua được mấy cái ôtô rồi. Cũng có vụ mấy đồng chí công an hi sinh khi điều tra ở đây rồi đấy,” người bán nước nói. Rời Chiềng Hắc, xuôi theo QL 6 về Hà Nội, chúng tôi dần cảm thấy chuyến đi tuy có căng thẳng thật, nhưng đúng là “Đi một ngày đàng học một sàng dại, sàng đi sàng lại cũng được một
  10. sàng khôn”. Chúng tôi đã rút được ra nhiều kinh nghiệm khi ứng xử, ở cạnh những đối tượng đặc biệt như vậy. Có điều, trong bài viết của mình tôi đã không dám viết về vấn đề “nhạy cảm” này - một đề tài mà mình còn chưa hiểu hết. Trong khi đó, cô bạn đi cùng thì đã viết thành một bài tường trình với tít “Bỏ cây thuốc phiện lâu rồi” đăng trên một tờ báo ngành. Nghĩ lại câu đùa của cô bạn “Viết đi xem ai… ngu nhất để còn trao vương miện”, tôi thấy có lẽ mình đã có thể có vương miện!
nguon tai.lieu . vn