Xem mẫu

  1. Thư từ Việt Nam Tháng 3/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài thư từ Việt Nam, bằng tiếng Pháp, ký bút danh Nguyễn, gửi tạp chí Temps Nouveaux (1). Bài viết gồm 6 phần: "Voi và muỗi"; "Sự bạc nhược của thực dân Pháp"; "Những củ cải lớn đi lại như con thoi"; "Những cuộc mặc cả và mâu thuẫn giữa bọn kẻ cướp" "Trò hề bầu cử" và "Ngày càng tốt hơn". Phần đầu "Voi và muỗi" đề cập đến nhận xét của một đại biểu nghị sĩ Quốc hội Pháp khi đi thăm vùng tạm chiếm, đã ví cuộc chiến tranh mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam như một cuộc chiến giữa con voi chống lại con muỗi. Nước Pháp đã bị suy yếu nhiều về số lượng và tài chính. Vì thế không nên tiếp tục cuộc chiến tranh trên một vùng đất xa xôi không hề đụng chạm gì đến lợi ích của Pháp. Các phần tiếp theo, Hồ Chí Minh đã luận chứng cụ thể về thất bại và sự bạc nhược của thực dân Pháp; Những âm mưu đen tối, những cuộc mặc cả bẩn thỉu và sự can thiệp trắng trợn của đế quốc Mỹ vào Việt Nam. Và để che dấu dư luận, lừa bịp bằng chiêu bài "dân chủ", bọn chúng vẫn tổ chức cuộc bầu cử mà tác giả gọi đúng bản chất của nó chỉ là "trò hề bầu cử". Phần cuối là : "Ngày càng tốt hơn", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những lời của cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp Đaladier đề khẳng định sự phát triển và thắng lợi tất yếu trong cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam; Sự thất bại khó tránh khỏi của những kẻ cố tình theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa này. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn độc bài viết trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều độc đáo thể hiện trong toàn bộ bài viết là các con số và lời tự thú của chính đối phương được tác giả sử dụng thật sắc sảo.
  2. THƯ TỪ VIỆT NAM (THÁNG 3/1953) "Voi và muỗi" Sau một cuộc đi khảo sát tại một vùng chiếm đóng ở Việt Nam , một nghị sĩ Pháp, ông Christiane viết: "Chúng ta tiến hành ở Việt Nam một cuộc chiến tranh voi chống lại muỗi" . Ông nghị sĩ Pháp dí dỏm đó chắc đã nghĩ đến một bài ngụ ngôn của La Fontaine kể chuyện cuộc chiến đấu giữa "con sư tử và con mòng" kết thúc là cái chết thê thảm của con sư tử và chiến thắng của con mòng nhỏ bé. Sự thật là lúc chiến tranh bắt đầu, bọn thực dân Pháp tuyên bố rằng "Đây chỉ là các cuộc hành quân của cảnh sát". Sau đó khi nói đến quân đội nhân dân Việt Nam, họ nói: "Chúng chỉ là những đám du kích rất dễ tiêu diệt". Từ năm 1950, chính những tên thực dân đó phải hạ giọng, thừa nhận "Đây là một cuộc chiến tranh thực sự". Và bây giờ thì sao? Bây giờ "Những con voi" kiệt sức trầm trọng bắt đầu than phiền là phải tham gia vào một cuộc chiến tranh mà chúng không có lối thoát. "Họ thấy không có lý do cho những sự hy sinh chưa từng có trong lịch sử của họ ở Đông Dương... Việt Minh ngày càng mạnh, còn quân đội chúng ta ngày càng suy uếu..." ( Le Monde, ngày 21/12/1952). "Trong một cuộc tranh luận về Đông Dương tại Quốc hội ngày 19/12, người ta đã đưa ra các "giải pháp" khác nhau cho cuộc chiến. Nhưng hình như vấn đề chủ
  3. yếu lại không thực sự được đề cập đến: Vấn đề là Pháp có lợi ích gì để ở lại Đông Dương và tiến hành ở một cuộc chiến đấu mà họ mất đi một phần lớn tài nguyên. Người ta đều nhất trí cho rằng không thể có một giải pháp quân sự... Vậy thì làm sao biện minh cho một nước Pháp bị suy yếu rất nhiều cả về số lượng và tài chính có thể tiếp tục một cuộc chiến đấu trên một mặt trận xa hàng nghìn cây số trên một vùng mà lợi ích của họ không hề bị đụng chạm..." (Le Monde, ngày 10/1/1953). Sự bạc nhược của thực dân Pháp Từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh đến thất bại ở Nghĩa Lộ- Sơn La, thực dân Pháp đã mất 254.086 binh sĩ và chi hết hơn 1600 tỷ francs. Để đạt kết quả gì? "Pháp đã nhận ra rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã ngốn dần tài nguyên của mình, mất đi những người lỗi lạc làm cho nước Pháp trở thànhnô lệ ở Châu Âu và cũng chẳng mở ra cho họ chẩntời mới ở châu Á (Combat, ngày 24-12-1952). Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai thực dân Pháp đã bạc nhược bán "nước bảo hộ" Việt Nam của họ cho đế quốc Nhật. Nhờ quân đội Liên Xô chiến thắng phát xít Đức và đế quốc Nhật mà cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi. Hình như lịch sử đã lặp lại: Khi thấy không thể chiếm lại được Việt Nam, thực dân Pháp tìm cách bán cho đế quốc Mỹ. Điều khác nhau duy nhất là năm 941, lúc đó là Chính phủ Petain và Laval đã phạm tội ác đó; Ngày nay lại chính là Chính phủ xã hội của Vincent Auriol đang phạm tội ác đó. Những củ cải lớn đi lại như con thoi Chưa bao giờ trong lịch sử lại có nhiều sĩ quan Pháp ở Việt Nam như hiện nay trong những vùng chiếm đóng. Người ta thấy có đến 21 tướng và 755 đại tá!
  4. Ngoài những củ cải quân sự lớn đó, máy bay công vụ và tuần tra không ngừng bay trên bầu trời nhiệt đới của Việt Nam. Vừa qua lần lượt đến Việt Nam: Đoàn đại biểu nghị viện do ông Devinat dẫn đầu.  Chevigné, thư ký chiến tranh,  Montel, thư ký không quân  Tướng Lecheres, tham mưu trưởng không quân.  Tướng Koenig Chủ tịch Ủy ban quân sự của Quốc hội  Parodi, Tổng thư ký Bộ ngoại giao  Ông Reynaud nổi tiếng, nguyên Chủ tịch hội đồng  Thống chế Juin,  Gavini, Quốc vụ khanh Hải quân.  Không kể Bộ trưởng Letourneau, là ngườik hông thể thiếu mà người Việt  Nam gọi là: Tên điên khùng. Bên cạnh họ là những củ cải lớn của Mỹ thường xuyên đến Việt Nam. Thứ trưởng Bộ quốc phòng  Thứ trưởng Bộ ngoại giao  Đô đốc Radford, Tư lệnh hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương.  Tướng Olmstead, Chủ tịch Ủy ban Viện trợ cho nước ngoài.  Tướng Mark Calrk, tên dao thủ đối với nhân dân Triều Tiên. Những cuộc đi lại đó có ý nghĩa gì? Đó là một mưu toan mua bán hèn mạt đang diễn ra giữa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Những cuộc mặc cả và mâu thuẫn giữa bọn kẻ cướp Mỗi năm những người đóng thuế Pháp phải đóng thêm sau trăm triệu francs cho cuộc chiến tranh bẩn thỉu ở Việt Nam. Tại các vùng chiếm đóng đồng bào khốn
  5. khổ của chúng ta bị bóc lột đến tận xương tủy: năm 1951- 15 tỷ fancs, 1952 – 30 tỷ, 1953- 50 tỷ. Nhưng francs và tiền đồng cũng không đủ. Năm nay, Chính phủ Pháp cầu xin Mỹ 1 đô la Mỹ để trang trải cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Rất "ân cần" đế quốc Mỹ có thể không đắn đo gì về số tiền nhưng đòi đánh đổi lấy một yêu cầu nhỏ: Chỉ huy lực lượng Pháp và bù nhìn. Những quan hệ thường xuyên và cung kính của bộ chỉ huy Pháp đói với cơ quan lãnh đạo Mỹ trong "Cơ quan quân sự Viễn Đông" và của "Hội đồng liên quân chiến tranh tâm lý" đều bị xem là không đủ để thực hiện kế hoạch của Eisenhower: Lấy người Châu Á đánh người Châu á. Theo báo chí, "Eisenhower đã thông qua một kế hoạch xây dựng một quân đội gồm 1.600.000 người Châu á để dần dần thay thế quân Mỹ và Pháp trên chiến trường ở Viễn Đông. Giữa tháng 3, con tàu chiến thứ 250 vũ trang đã đến Sài Gòn. Đầu tháng 2, thực dân Pháp đã nhận của Mỹ: - 450 máy bay - 750 xe bọc thép và xe tăng, - 4.500 đài vô tuyến điện - 11.000 xe quân sự - 90 triệu đạn pháo và bom. Dự trữ "Viện trợ" Mỹ đã lên đến 1.000 triệu Francs.
  6. Tạp chí Mỹ "Life" viết: Trách nhiệm về cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu trở thành trách nhiệm quốc tế. Việc quốc tế hóa vấn đề Đông Dương bienẹ minh cho viện trợ kinh tế của Mỹ. Báo "New York Tines" viết về việc thành lập một bộ chỉ huy thống nhất Đông Nam Á. Sau chuyến đi khảo sát vùng chiếm đóng ở Việt Nam, Mac Clark tuyên bố: Không thể giải quyết tách rời cuộc chiến tranh Triều tiên với cuộc chiến tranh Việt Nam. Sự "Hào phóng" của Mỹ đã gây ra sự lo ngại cho thực dân Pháp, đồng thời làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa chúng với đế quốc Mỹ. "Dù các quan chức cao cấp có trung thành đến đâu thì một nước đã trả 65% chi phí chiến tranh... cũng phải đòi những quyền lợi đặc biệt. Yêu cầu của Mỹ có thể trong các lĩnh vực khác. Ngoài chiến lược và chiều hướng cuộc chiến tranh... Việc tăng cường viện trợ của Mỹ có thể là vừa Mỹ hoá các nước Đồng minh và thủ tiêu Liên hiệp Pháp..." (Carrefour, tháng 3-1953). "Đây là sựthay thế sự lãnh đạo chiến tranh Đông Dương nhẹ nhàng từ Pais sang Washington với tất cả những sự đan xen của nó" (Combat, ngày 24-3-1953). Chính quyền mới của Mỹ muốn giải quyết các vấn đề của Châu Á cùng một lúc... Tuy nhiên có một nguyên tắc không thể quên được đó làm một phương pháp cóthể phù hợp với một nướcnày lại không nhất thiết phù hợp với một nước khác, và rất nguy hiểm nếu áp dụng ở Đông Dương những biện pháp đã áp dụng ở Triều Tiên... Có có một nguyên tắc mà chúng ta phải tôn trọng: Đó là sự thống nhất chỉ huy..." (Tuyên bố của Letourneau, ngày 22-3-1953).
  7. Nhưng những sự phản đối vô ích đó giống như những trang điểm của gái mại dâm: hờn dỗi để khuất phục. Ở Washington, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Mayrer vội vã tuyên bố rằng các cuộc chiến tranh ở Việt Nam và Triều Tiên là hai địa đầu của cùng một mặt trận. Trò hề bầu cử Để che giấu sự phản bội của chúng và để lừa gạt nhân dân, bọn bù nhìn- dưới sự chỉ huy của đế quốc Pháp và Mỹ đã tổ chức: các cuộc "bầu cử" hàng xã, hàng tổng v.v... trong những vùng chiếm đóng. Nhưng đồng bào ta đã nhỏ vào mặt chúng ta. Sau đây là một vài thí dụ ở Quảng Trị (miền Trung Việt Nam). Trước mũi lưỡi lê, nhân dân huyện Vĩnh Linh buộc phải tham gia mọt cuộc mít tinh "bầu cử". Khi tên quan bù nhìn bắt đầu nói thì một phụ nữ nông dân thét lên: "Lính của các ông đã ăn cắp quần áo và gà của tôi; hãy bảo chúng phải trả lại cho tôi, sau đó chúng tôi mới nghe ông nói..." Đó là một hiệu lệnh: Tất cả nam nữ nông dân có mặt đều nêu ra yêu sách của mình đòi trả lại những tài sản bị bọn lính nguỵ ăn cắp. Mặc dầu lính gác có vũ trang, những lời kêu gào ngày càng tăng lên làm chúng hoảng sợ. Tên đầu sỏ bù nhìn buộc phải chạy trốn, cuộc mít tinh bị giải tán và cuộc "bầu cử" bị tẩy chay. Tại huyện Hải Lăng, nột nông dân tên M đã bị bọn cảnh sát nguỵ bắt cóc, dẫn đến cuộc mít tinh và được giới thiệu là "ứng cử viên" bầu cử. Trước đám đông nhân dân , ông M tội nghiệp kêu lên: "Thưa đồng bào, hãy thương lấy tôi. Tôi không phải là ứng cử viên. Người ta bắt tôi và đưa tôi đến đây. hãy giết tôi đi, nhưng đừng bầu tôi..." "Mặc dầu có sự kiện đó, ngày hôm sau người ta tuyên bố ông M được bọn nguỵ "bầu cử" . Một lần nữa ông M lại gào thét và kêu cứu. Tất cả nhân dân ầm ầm phẫn nộ. Lợi dụng lúc lộn xộn ông M đã bỏ trốn. Tại huyện Triệu Phong bốn cụ già đã bị bắt và bị chỉ định làm "ứng cử viên" . Cũng như ông M bốn cụ già đã lên tiếng phản đối kịch liệt. Tất cả các cử tri bỏ
  8. giấy trắng vào thùng phiếu nhưng rồi tất cả các cụ già đó đều được tuyên bố "trúng cử". Sau cuộc bầu cử gian lận đó, tất cả những người "trúng cử" đã đến gặp Uỷ ban huyện (bí mật) để nghiêm khắc tự phê bình và xin lỗi. Những hài kịch tương tự đã diễn ra trong tất cả các vùng chiếm đóng, và ở đâu cũng đều vấp phải đối mặt với sự công phẫn của nhân dân. Thế mà bọn bù nhìn và quan thầy của chúng vẫn kêu lên là thắng lợi, và Bộ ngoại giao Mỹ đã hoan nghênh chúng là đã thực hiện "dân chủ thực sự". Ngày càng tốt hơn Sau đây là lời của cựu Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp ĐalaDer. "Cuộc chiến tranh này... đã tiêu hao quân đội thực dân, đã giết hại các cán bộ của nước Pháp, đã làm suy yếu đội quân lê dương nước ngoài, binh lính Marốc và các đơn vị Châu Phi... mỗi năm, mặc dầu chúng ta có lực lượng pháo binh mạnh hơn và độc quyền thực sự về không quân, nhưng rất tiếc là những cứ điểm của chúng ta đã bị thất thủ... Ngày hôm kia Cao Bằng, Lạng Sơn với nhiều thiết bị chiên tranh đã bị thất thủ. Ngày hôm qua Nghĩa Lộ, tiền đồn Sơn La và Lai Châu cũng bị măt, trong khi đó một chục tiểu đoàn của chúng ta bị bay vây ở Na Sản. Tuy nhiên tình hình càng ngày càng tốt hơn!..." Trước đó Đalaier còn viết "Mao Trạch Đông đã thắng Tưởng Giới Thạch nhờ vũ khí và đô la Mỹ và vì chế độ của Tưởng Giới Thạch đã thối nát, vì Mao Trạch Đông đã chia ruộng cho nông dân nghèo khổ, xoá nợ và chống lại bóc lột tô tức. Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã thực hiện trong các vùng ông kiểm soát và những vùng này không ngừng được mở rộng..." (Tin tức, ngày 25-12-1952).
nguon tai.lieu . vn