Xem mẫu

Chuyeân ñeà: Công tác chủ nhiệm ************************************************************************************************************************ Chuyên đề “Công tác chủ nhiệm ” I. ĐẶT VẤN ĐỀ "Dạy học” không chỉ đơn thuần cung cấp một khối lượng kiến thức cho học sinh là đủ,mà còn phải hình thành ở học sinh thái độ tiếp thu và vận dụng kiến thức đó cho có hiệu quả đồng thời qua đó giáo dục cho học sinh về thẩm mỹ, về nhân cách. Để làm được điều này người giáo viên không chỉ tập trung truyền thụ kiến thức qua những tiết học, qua các bài dạy mà còn đảm nhiệm thêm công tác quản lý lớp với chức danh “Giáo viên chủ nhiệm”.Giáo viên chủ nhiệm lớp, hơn ai hết phải thực hiện có hiệu quả công tác “dạy người”. Để đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công việc của mình bằng trách nhiệm mà bằng cả tình thương. Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện một tiết dạy chuyên môn của mình nhưng có lẽ chúng ta luôn cảm thấy thật khó khăn để hoàn thành tốt công tác chư nhiệm lớp sao cho hiệu quả. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người GVCN cần phải được chú trọng, ngoài việc cung cấp kiến thức giúp học sinh phát triển đồng đều để chất lượng ngày một nâng cao, GVCN còn phải có trách nhiệm giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, để các em phát triển toàn diện, chuẩn bị kiến thức bước vào đời. Đây là lý do tôi chọn đề tài này. II.MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ ­ Qua chuyên đề giáo viên có kiến thức và kĩ năng giữ vững công tác chủ nhiệm, từ đó giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc học tập rèn luyên và đặc biệt là góp phần hình thành nhân cách cho các em. ­ Đưa ra các biện pháp để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm đồng thời vận dụng vào thực tế dạy học. III. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 1.Thực trạng Nhìn vào thực tế cho thấy nhiều lớp học học rất tốt và mạnh trong các hoạt động khác, nhưng còn một số lớp không có một nề nếp học tập tốt và các em lúng túng trong các hoạt đông khiến các em không có hứng thú trong học tập lẫn các hoạt động khác làm cho các em nhút nhát và không hoàn thành tốt nhiệm vụ dẫn đến việc quậy phá. 2. Nguyên nhân Do công tác chủ nhiệm còn lỏng lẻo, không định hướng được cho các em phải làm gì và làm như thế nào trọng mọi hoạt động dẫn đến việc các em không hiểu các em bối rối trong các hoạt động và học tập. ********************************************************************************************************************* Giáo viên thực hiện: Trần Thị Châu Trang 1 Chuyeân ñe Cà:ông tác chủ nhiệm ************************************************************************************************************************ Do giáo viên không hiểu được các em không nắm được tình hình hoàn cảnh các em ra sao và vì sao các em lại hành động sai lệch như thế. Chính vì điều này giáo viên đi lệch hướng vấn đề làm cho học sinh thấy hụt hẫn và không muốn học tập, không thực hiện yêu cầu của giáo viên dẫn đến không tập trung trong học tập… IV. BIỆN PHÁP Để làm tốt công tác chủ nhiện tôi thực hiện các công việc như sau: 1. Xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm ngay từ ban đầu. Bản kế hoạch dó phải chứa đựng những nội dung công tác chủ nhiệm với những biện pháp khác nhau, được thực hiện theo những khoản thời gian nhất định. Bản kế hoạch đó cũng nên trao đổi với GV bộ môn ở lớp nhằm thống nhất cách thức GD học sinh đồng thời cũng nhận định được những ý phản hồi quý giá từ phía học sinh.Việc thực hiện bản kế hoạch sẽ được triển khai sau khi có cuộc gặp gỡ với các GV bộ môn, với ban đại diện cha mẹ học sinh. 2. Đầu năm học nhanh chóng điều tra cơ bản về học sinh của lớp mình chủ nhiệm, từ đó có cái nhìn và hiểu toàn diện về hoàn cảnh sống, tính cách, trình độ…để có cách giáo dục cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. + Tổ chức cho phụ huynh học sinh kê khai về sơ yếu lí lịch về bản thân và gia đình theo mẫu GVCN lập ra (sổ liên lạc). + Sau khi đã có sổ liên lạc của học sinh, GVCN phân loại đối tượng của mình theo các nội dung mà mình đã định tìm hiểu. chẳng hạn như: về hoàn cảnh gia đình, thành phần gia đình, nghề nghiệp của ba mẹ và nắm được số điện thoại, về đặc điểm của học sinh, kết quả học tập,về sức khỏe, về mong muốn của gia đình đối với nhà trường và nhưỡng kiến nghị khác… 3. Chọn Ban cán sự lớp: GVCN cần chú ý đến các học sinh có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tốt, quantâm đến công việc của lớp, có tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ. Để làm tốt công tác này GVCN cần thực hiện một số biện pháp: + Trao đổi với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh về khả năng của những học sinh có năng lực quản lý lớp, có trách nhiệm, từ đó hình thành một danh sách Ban cán sự lớp. Sau đó thông qua lớp và lấy biểu quyết. + Hướng dẫn cụ thể cách làm việc, phân công nhiệm vụ và vai trò từng thành viên trong Ban cán sự vai trò của Ban cán sự lớp rất quan ********************************************************************************************************************* Giáo viên thực hiện: Trần Thị Châu Trang 2 Chuyeân ñeà: Công tác chủ nhiệm ************************************************************************************************************************ trọng. Ban cán sự biết làm việc sẽ giúp ích cho GVCN rất nhiều. Mỗi tháng có khen thưởng hoặc phê bình nếu các em làm việc chưa tốt. 4. Xây dựng cho học sinh ý thức kỷ luật, nề nếp, trật tự giờ học, có trách nhiệm trong công việc, tinh thần đoàn kết giúp đỡ cùng nhau tiến bộ. Biện pháp thực hiện : + Cho học sinh nắm các nội qui từ đầu năm học. + Có kế hoạch thi đua cho từng tổ. + Mỗi tuần đều có đánh giá, nhận xét từ ghi nhận của các tổ và của ban cán sự lớp. + Đối với học sinh có ý thức học tập; có tinh thần kỷ luật; thực hiện tốt nội quy; có tiến bộ được tuyên dương, khen ngợi. + Đối với học sinh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, vi phạm nội quy, GVCN thông qua tập thể lớp tiến hành kiểm điểm phê bình và định hướng sửa lỗi. 5. Thông qua các hoạt động tập thể xây dựng cho học sinh có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm đối với cộng đồng như: phát động thi đua, cổ động tham gia các phong trào của Trường (Văn nghệ; Thể dục Thể thao,…), tham gia tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, quyên góp ủng hộ người nghèo,…Từ đó học sinh sẽ phát huy tinh thần tự giác, đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau. 6. GVCN liên kết với Giáo viên bộ môn nhằm nắm được những môn có học sinh yếu, kém để khuyến khích, động viên có biện pháp giúp đỡ các em đầu tư những môn yếu kém để nâng sức học được đồng đều hơn.Kết hợp với Đội có kế hoạch thi đua học tập, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng bản thân để hướng các em phấn đấu. Kết hợp Thư viện nhằm hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh mượn sách, có liên quan đến nội dung học tập, giáo dục nhằm nâng cao tri thức cho các em. 7. Đóng nhiều vai trò để có biện pháp giáo dục tốt nhất. Dùng biện pháp “cảm hóa” học sinh bằng cách: + Khuyên dạy bằng những câu chuyện thực tế. + Giáo dục gắn với tình thương. Cần hòa đồng, gần gũi với học sinh, xem các em như người thân, là anh, chị, em, bạn. Trao đổi riêng những phụ huynh học sinh cá biệt, tránh quát tháo, sỉ nhục học sinh. ********************************************************************************************************************* Giáo viên thực hiện: Trần Thị Châu Trang 3 Chuyeân ñeà: Công tác chủ nhiệm ************************************************************************************************************************ + Động viên kịp thời để các em cảm thấy mình tự tin hơn. Cần lắngnghe và tôn trọng ý kiến của học sinh để các em thấy được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô từ đó nhận ra ưu khuyết điểm để phấn đấu vươn lên. + Chỉ ra cho học sinh thấy được sự thay đổi tích cực là cần thiết cho chính bản thân các em. + Cần biểu dương, khen thưởng những học sinh tích cực, sửa chữa khuyết điểm trước tập thể. + Hạn chế mời phụ huynh quá nhiều. + Giáo dục là chính, vừa mềm mỏng đối với học sinh tích cực sửa chữa và kiên trì, cứng rắn đối với những học sinh ngoan cố, bướng bỉnh. Để đạt được kết quả trong việc nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm, người GVCN phải hết sức kiên trì, nhẫn nại, tận tụy gần gũi với những học sinh yếu kém để họ có thể bộc bạch tư tưởng, tình cảm của mình mà không hoang man chán nản. Từ đó với tình thương, kỷ cương và trách nhiệm người GVCN sẽ tìm cách tác động đúng hướng có tính thuyết phục, kiên quyết nhưng không làm tổn thương tình cảm, giúp học sinh có sự chuyển biến nhận thức tích cực hơn. Qua những vấn đề đã trình bày để công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả cao đòi hỏi GVCN phải có tính kiên trì bền bỉ trong một thời gian dài, hiểu được tâm lý học sinh, tôn trọng các em, phải nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác giáo dục, bản thân GVCN luôn luôn tự học tự rèn, nhận thức đúng đắn vai trò của mình, luôn suy nghĩ để tìm biện pháp giáo dục đạt hiệu quả cao trong công tác chủ nhiệm lớp với tinh thần “Tất cả vì học viên thân yêu” VI. KẾT LUẬN. Qua việc nghiên cứu tìm hiểu một số nội dung công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học là một công việc thường xuyên hàng ngày của giáo viên, nhưng đòi hỏi mỗi giáo viên phải có niềm say mê nghiên cứu tìm hiểu từng nội dung công tác chủ nhiệm của mình, từng đối tượng học sinh là một vấn đề hết sức khó khăn. Trên thực tế, nhiều năm công tác chủ nhiệm lớp, tỉ lệ học sinh học tập từng bước được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh. Qua nghiên cứu tìm hiểu, áp dụng các biện pháp trên đã đem lại cho bản thân tôi một kĩ năng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp. Còn đối với học sinh, các em đã nâng cao được chất lượng học tập, đặc biệt là kinh nghiệm và phương pháp học tập của các em có tiến bộ nhiều so với trước đây, các em tự tin, hăng say trong học tập và ngoan ngoãn. ********************************************************************************************************************* Giáo viên thực hiện: Trần Thị Châu Trang 4 Chuyeân ñeà: Công tác chủ nhiệm ************************************************************************************************************************ GIÁO VIÊN THỰC HIỆN Trần Thị châu ********************************************************************************************************************* Giáo viên thực hiện: Trần Thị Châu Trang 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn