Xem mẫu

THẠC SĨ – GVC PHAN THỊ THÚY NGỌC CHUYÊN ĐỀ 7 QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ CÁC TRƯỜNG HỌC CHUYÊN ĐỀ 7 QUẢN LÝ TSCĐ TRONG CƠ QUAN QUẢN LÝ GIÁO DỤC, CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ CÁC TRƯỜNG HỌC Mục tiêu chung Nâng cao kiến thức và kỹ năng về công tác tổ chức kế toán tại các cơ sở giáo dục, các trường và ơ quan quản lý giáo dục Mục tiêu cụ thể 1. Giúp người học nắm vững và nâng cao hiểu biết về: - Phân cấp quản lý tài sản trong cơ quan quản lý giáo dục; - Quản lý TSCĐ trong cơ sở giáo dục và nhà trường; - Quy trình tổ chức mua sắm hàng hóa, tài sản theo phương thức tập trung; - Tiêu chuẩn định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại; - Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc; - Phương thức đấu thầu mua sắm tài sản; - Quản lý và tính hao mòn tài sản. 2. Rèn luyện các kỹ năng phân loại và đánh giá tài sản; Kỹ năng tổ chức mua sắm tài sản theo phương thức tập trung; Kỹ năng thực hiện đấu thầu mua sắm tài sản; Kỹ năng xây dựng định mức sử dụng trang thiết bị và phương tiện làm việc. 3. Về thái độ: - Xây dựng định mức sử dụng tài sản nhằm thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; - Ý thức trách nhiệm trong quản lý tài sản công I. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC 1. Nội dung phân cấp quản lý tài sản - Đất khuôn viên trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp; - Nhà, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất khuôn viên; -Phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc - Các tài sản khác được đầu tư, mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, hoặc hình thành từ các nguồn khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản của Nhà nước, được Nhà nước giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của cơ quan, đơn vị. 2. Tài sản nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý: Là tài sản thuộc sở hữu nhà nước giao cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quản lý, sử dụng 3. Đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 3.1. Đơn vị sử dụng tài sản nhà nước phải thực hiện đăng ký quyền quản lý, sử dụng tài sản nhà nước với cơ quan tổ chức đăng ký tài sản những loại tài sản sau đây: - Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; 210 - Xe ô tô các loại; - Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên (tính cho một đơn vị tài sản). 3.2. Tổ chức thực hiện đăng ký tài sản nhà nước: Tài sản nhà nước của đơn vị sử dụng thuộc địa phương quản lý, đăng ký tại Sở Tài chính. 3.3. Trình tự, thủ tục đăng ký tài sản nhà nước - Tờ khai đăng ký tài sản do đơn vị sử dụng lập (đối với tài sản chưa đăng ký): + Tờ khai đăng ký trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp + Tờ khai đăng ký xe ô tô + Tờ khai đăng ký tài sản có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trở lên - Biểu tổng hợp tài sản đề nghị đăng ký: Dùng cho cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tổ chức đăng ký tài sản. 4. Thẩm quyền quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng ở địa phương mà trung ương chưa quy định, xin ý kiến Hội đồng nhân dân cùng cấp. Sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản chuyên dùng của các đơn vị sử dụng thuộc phạm vi quản lý của địa phương. 5. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước - Đối với tài sản là nhà, công trình kiến trúc và tài sản khác gắn liền với đất, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. - Đối với tài sản là phương tiện giao thông vận tải, máy móc, trang thiết bị làm việc và các động sản khác, thẩm quyền quyết định mua sắm được quy định như sau: a) Căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức quy định, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định mua sắm tài sản cho các cơ quan hành chính thuộc phạm vi quản lý theo dự toán ngân sách hàng năm đã được giao; b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định bổ sung ngân sách để mua sắm tài sản nhà nước ngoài dự toán ngân sách năm được giao của cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý; c) Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản tại các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện theo quy định hiện hành. 6. Thẩm quyền thu hồi tài sản nhà nước 6.1 Tài sản nhà nước bị thu hồi trong các trường hợp: a. Đầu tư xây dựng mới, mua sắm, điều chuyển, thu hồi, bán, chuyển đổi sở hữu, vượt tiêu chuẩn định mức, không đúng thẩm quyền do nhà nước quy định. b. Không sử dụng mà đơn vị sử dụng không đề nghị phương án xử lý có hiệu quả. c. Sử dụng sai mục đích, sai chế độ quy định, bán, chuyển nhượng, cho, tặng không đúng thẩm quyền. d. Các trường hợp phải thu hồi khác theo quy định của pháp luật. 211 6.2 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Quyết định thu hồi tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính; - Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi những tài sản của cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Trung ương quản lý đặt tại địa phương bị sử dụng sai mục đích, sai chế độ nhà nước quy định nhưng không được cơ quan có thẩm quyền xử lý. 7. Thẩm quyền điều chuyển tài sản nhà nước: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh - Quyết định điều chuyển tài sản nhà nước giữa các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan liên quan; - Quyết định chuyển giao quyền quản lý, sử dụng trụ sở làm việc (có nguồn gốc là tài sản nhà nước, tài sản được xác lập sở hữu của nhà nước) cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý, đang trực tiếp sử dụng (đang ký hợp đồng thuê nhà với Công ty kinh doanh nhà của địa phương), trên cơ sở phương án tổng thể về xử lý, bố trí, sắp xếp lại các cơ sở nhà đất, trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh của Bộ, cơ quan chủ quản. 8. Bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bán, chuyển đổi hình thức sở hữu đối với tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị liên quan và Giám đốc Sở Tài chính. 9. Thanh lý tài sản nhà nước 9.1 Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thanh lý tài sản nhà nước đối với tài sản của các cơ quan hành chính thuộc địa phương quản lý theo thẩm quyền trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan 9.2 Hồ sơ, trình tự, thủ tục thanh lý tài sản nhà nước a. Điều kiện thanh lý tài sản nhà nước: Tài sản hết thời hạn sử dụng, không có nhu cầu sử dụng mà không thể điều chuyển cho đơn vị khác, tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc nếu tiếp tục sử dụng thì không có hiệu quả và phải chi phí sửa chữa quá lớn; nhà, công trình kiến trúc phải phá dỡ để giải phóng mặt bằng phục vụ thực hiện dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. b. Khi tài sản nhà nước đủ điều kiện thanh lý theo quy định, thủ trưởng đơn vị sử dụng có trách nhiệm: - Quyết định thanh lý tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền đã được Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp; tổ chức thực hiện việc thanh lý tài sản nhà nước theo quy định tại tiết c điểm này. - Lập hồ sơ đề nghị thanh lý những tài sản nhà nước không thuộc thẩm quyền, gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định. Hồ sơ gồm: + Văn bản đề nghị thanh lý tài sản nhà nước; + Bảng kê số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại của tài sản đề nghị thanh lý, kèm theo các tài liệu có liên quan đến tài sản đề nghị thanh lý; 212 + Đối với các loại tài sản mà pháp luật có quy định khi thanh lý cần có ý kiến xác nhận chất lượng tài sản của cơ quan chuyên môn thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan này. Số tiền thu được từ thanh lý tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý có liên quan nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan (riêng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định hiện hành). Trường hợp số chi lớn hơn số thu thì đơn vị sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên để chi trả và quyết toán. 10. Kiểm kê, thống kê tài sản nhà nước - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều tra thống kê tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật. - Thủ trưởng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản nhà nước tại đơn vị định kỳ hàng năm theo đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê. II. QUẢN LÝ TÀI SẢN TẠI CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ TRƯỜNG HỌC 1. Phạm vi quản lý tài sản 1.1 Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp - Đất, nhà và công trình xây dựng; - Máy móc, thiết bị; - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; - Công cụ, dụng cụ quản lý; - Tài sản vô hình; - Các loại tài sản khác. 1.2 Tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp là tài sản được hình thành do - Nhà nước giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp quản lý và sử dụng hoặc đơn vị sự nghiệp mua sắm bằng tiền do ngân sách nhà nước cấp, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi của đơn vị - Tài sản được xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật giao cho đơn vị sự nghiệp sử dụng gồm: tài sản tài trợ, viện trợ của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài và tổ chức quốc tế khác; tài sản do tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước biếu, tặng, cho và các tài sản khác được xác lập sở hữu nhà nước. 2. Nguyên tắc trang cấp tài sản - Đối với đơn vị sự nghiệp mới thành lập, nhà nước trang cấp tài sản cần thiết ban đầu để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. - Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí và đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí được sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị để đầu tư xây dựng và mua sắm tài sản theo kế hoạch, dự toán, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí được ngân sách nhà nước cấp kinh phí để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản theo kế hoạch, dự toán và dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 3. Phương thức trang cấp tài sản - Cấp kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước cho đơn vị để đầu tư xây dựng hoặc mua sắm tài sản. 213 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn