Xem mẫu

  1. CHUYÊN ĐỀ 6. KIỂM SOÁT CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT 1. Giới thiệu chung 2. Nội dung và tổ chức quản lý công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 3. Phương pháp quản lý chi phí theo các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình Người trình bày: TS. Bùi Ngọc Toàn Trưởng bộ môn Dự án và QLDA Trường Đại học Giao thông Vận tải
  2. I- Giới thiệu chung 1.Khái niệm về kiểm soát chi phí đầu tư XDCT 2. Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí 3. Mục đích, yêu cầu đối với kiểm soát chi phí. 4. Điều kiện cần thiết để thực hiện kiểm soát chi phí
  3. 1- KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ  Kiểm soát chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, nó là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội được xác định.
  4. 1- KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP)  Kiểm soát chi phí là quá trình kiểm soát chi tiêu trong giới hạn ngân sách bằng việc giám sát và đánh giá việc thực hiện chi phí.  KSCP là việc giúp dự án được thực hiện trong phạm vi ngân sách đã có và lưu ý đúng lúc vào các vấn đề về mặt chi phí có thể xảy ra nhằm có các biện pháp giải quyết hay giảm thiểu chi phí.  KSCP kỹ thuật được sử dụng để giám sát chi phí cho dự án từ giai đoạn ý tưởng đến giai đoạn quyết toán
  5. 1- KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP) Con người, thông qua phương pháp kiểm soát chi phí thực hiện giám sát sự hình thành chi phí, chi tiêu chi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng công trình và đưa ra các giải pháp cần thực hiện nhằm bảo đảm chi phí đầu tư xây dựng công trình nằm trong ngân sách đã được chấp thuận (bằng việc bảo đảm ngân sách công trình đạt được các mục tiêu hiệu quả như dự tính).
  6. 2- SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT CHI PHÍ • Yêu cầu của Chủ đầu tư đối với việc đạt được cần bằng giữa ba yếu tố: chi phí- yêu cầu cần đạt được - thời gian xây dựng. • Yêu cầu về hiệu quả đầu tư xây dựng công trình tạo nên áp lực đòi hỏi phải kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng. • Yêu cầu về công nghệ và xã hội học thay đổi nhanh. Dự án ngày càng phức tạp, chi phí dễ vượt tầm kiểm soát. Do vậy cần phải có hệ thống kiểm soát chi phí có hiệu quả.
  7. 2- SỰ CẦN THIẾT PHẢI KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP)  Sù tham gia cña nhiÒu nhµ ®Çu t vµo mét dù ¸n ®ßi hái ph¶i cã kiÓm so¸t chi phÝ.  Kü thuËt, vËt liÖu sö dông… gi¸ c¶ thay ®æi nhanh chãng, dù tÝnh ban ®Çu so víi quyÕt to¸n cuèi cïng thêng vît. Do vËy cÇn ph¶i kiÓm so¸t liªn tôc.  §Ò ¸n “§æi míi c¬ chÕ qu¶n lý chi phÝ x©y dùng c«ng tr×nh” ban hµnh theo Q§1585/TTg-CN ngµy 09/10/2006 cña TTCP -> yªu cÇu biÖn ph¸p “KiÓm so¸t chi phÝ XDCT”.
  8. 3- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT CHI PHÍ  Bảo đảm đúng giá trị cho đồng tiền của chủ đầu tư bỏ ra phù hợp cho mục đích đầu tư xây dựng công trình, cân bằng giữa chất lượng và ngân quỹ đầu tư
  9. 3- MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP)  Đảm bảo rằng chi phí phân bổ vào các bộ phận phù hợp với yêu cầu của chủ đầu tư và nhà thiết kế.  Giữ cho chi phí nằm trong ngân sách của chủ đầu tư.
  10. 4- ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ KIỂM SOÁT CHI PHÍ  Có cách thức (phương pháp) kiểm soát chi phí phù hợp với đặc điểm, nội dung chi phí theo từng giai đoạn, công việc của quá trình đầu tư xây dựng.  Có công cụ hỗ trợ thích hợp cho việc thực hiện công tác kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình như: hệ thống các số liệu, hệ thống các báo cáo, bảng biểu và phần mềm thích hợp sử dụng trong quá trình thực hiện kiểm soát chi phí.
  11. 4- ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ KIỂM SOÁT CHI PHÍ (TIẾP)  Có các cá nhân được đào tạo thích hợp về kiểm soát chi phí hoặc các chuyên gia tư vấn, tổ chức tư vấn có chức năng về quản lý chi phí thực hiện việc kiểm soát chi phí.
  12. II-Nội dung kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình 1. Kiểm soát chi phí khi lập tổng mức đầu tư xây dựng công trình 2. Kiểm soát chi phí theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình 3. Kiểm soát chi phí khi đấu thầu, ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng xây dựng công trình 4. Kiểm soát chi phí khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
  13. 1- KIỂM SOÁT CHI PHÍ KHI LẬP TỔNG MỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bước 1: Kiểm tra sự phù hợp của phương pháp xác định tổng mức đầu tư. - Căn cứ trên tính chất kỹ thuật của công trình, yêu cầu công nghệ, mức độ thể hiện thiết kế để đánh giá. - Báo cáo Chủ đầu tư có ý kiến với tư vấn nếu cần thiết.
  14. 1- KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG VIỆC LẬP TỔNG MỨC ĐTXD CT (TIẾP) Bước 2: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của tổng mức đầu tư. - Kiểm tra tính đầy đủ các thành phần chi phí tạo nên tổng mức đầu tư. - Kiến nghị với Chủ đầu tư về bổ sung, điều chỉnh chi phí. - Lập báo cáo đánh giá để chủ đầu tư xem xét.
  15. 1- KIỂM SOÁT CHI PHÍ TRONG VIỆC LẬP TỔNG MỨC ĐTXD CT (TIẾP) Bước 3: Lập Kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư. - Lập báo cáo đánh giá thay đổi giá trị tổng mức đầu tư sau khi thẩm tra, thẩm định. - Lập Kế hoạch chi phí sơ bộ tổng mức đầu tư (phân bổ tổng mức đầu tư cho các phần của dự án, các hạng mục công trình).
  16. 2- KIỂM SOÁT CHI PHÍ THEO THIẾT KẾ KỸ THUẬT, THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG XDCT Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của các dự toán các bộ phận công trình. Mục đích kiểm soát ở bước này là để bảo đảm các chi phí bộ phận công trình được tính toán đầy đủ (tham gia với tư vấn lập thiết kế, lập dự toán).
  17. 2- KIỂM SOÁT CHI PHÍ THEO TKKT, TKBVTC XÂY DỰNG CT (TIẾP) Bước 2: Kiểm tra sự phù hợp dự toán bộ phận công trình, hạng mục công trình với Kế hoạch chi phí sơ bộ - Kiểm tra các dự toán (sự phù hợp với khối lượng thiết kế, việc áp giá…). Đề nghị điều chỉnh nếu cần thiết. - Đối chiếu dự toán với Kế hoạch chi phí sơ bộ:  Điều chỉnh thiết kế (thay đổi chi tiết, vật liệu sử dụng)  Điều chỉnh giá trị trong Kế hoạch chi phí sơ bộ.  Phê duyệt giá trị các dự toán.
  18. 2- KIỂM SOÁT CHI PHÍ THEO TKKT, TKBVTC XÂY DỰNG CT (TIẾP) Bước 3: Lập Kế hoạch chi phí và giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu. - Lập kế hoạch chi phí: Kế hoạch này xác định giá trị trên cơ sở dự toán phê duyệt và các bổ sung khác (nếu có). - Giá trị các bộ phận, hạng mục trong Kế hoạch chi phí phải phù hợp và không vượt Kế hoạch chi phí sơ bộ. - Giá gói thầu các bộ phận, hạng mục trong Kế hoạch đấu thầu phải căn cứ trên Kế hoạch chi phí và không được vượt giá trị trong Kế hoạch chi phí.
  19. 3- KIỂM SOÁT CHI PHÍ KHI ĐẤU THẦU, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Bước 1: Kiểm tra giá gói thầu và các điều kiện liên quan đến chi phí trong HSMT. - Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp giữa khối lượng HSMT với khối lượng đo bóc ở giai đoạn trước. - Kiến nghi các hình thức hợp đồng, phương thức thanh toán và các điều kiện liên quan tới chi phí sử dụng trong Hợp đồng. - Dự kiến giá gói thầu trên cơ sở các điều kiện của HSMT. Điều chỉnh nếu cần thiết.
  20. 3- KIỂM SOÁT CHI PHÍ KHI ĐẤU THẦU, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG XDCT (TIẾP) Bước 2: Chuẩn bị giá ký hợp đồng. - Kiểm tra, phân tích giá dự thầu của các nhà thầu. Kiến nghị chủ đầu tư xử lý… - Lập Báo cáo đánh giá kết quả kiểm tra, phân tích đề xuất. - Kiểm tra hợp đồng, kiến nghị các vấn đề cần đàm phán để tránh các vấn đề có thể gây phát sinh chi phí.
nguon tai.lieu . vn