Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI LỚP ĐHSP TOÁN K4 – NHÓM 9 Bài soạn môn QL HCNN-GDDT: Chuyên đề 5: 2.2 NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 2.2.1 CÁC KHÁI NIỆM 2.2.1.1 Can bô Khái Niệm: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 2.2.1.2 Công chức Khái Niệm: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 2.2.1.3 Viên chức Khái niệm: Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức quản lý là người được bô nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. 2.2.1.4. Phân biêt công chưc - viên chưc Công chưc Viên chưc - Vận hành quyền lực nước, làm nhiệm vụ quản lý. nhà - Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện nghiệp vụ. - Căn cứ tuyển dụng: Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế. - Căn cứ tuyển dụng: việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. ­ Hình thức tuyển dụng: được thực hiện chặt chẽ hơn và bắt buộc phải thông qua thi tuyển (trừ trường hợp được xét tuyển với điều kiện người đó có đủ điều kiện về sức khỏe, văn bằng, độ tuổi, cam kết tình nguyện làm việc từ 5 năm trở lên ở miền núi, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn… có thể được tuyển dụng thông qua xét tuyển). - Điều kiện tham gia dự tuyển: bắt buộc phải từ đủ 18 tuổi trở lên - Hình thức tuyển dụng: Viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển, do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ thực hiện (hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý thực hiện hoặc theo phân cấp). Và sau khi có quyết định tuyển dụng, viên chức phải thực hiện ký hợp đồng làm việc lần đầu nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo thời hạn hợp đồng thì được xem xét bổ nhiệm chính thức vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của viên chức theo quy định và phải thực hiện ký hợp đồng. - Điều kiện tham gia dự tuyển: đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật. - Công chức được phân chia theo “ngạch” - viên chức thì không được phân thành ngạch như ngạch chuyên viên, cán sự,… mà được được phân theo chức danh nghề nghiệp. - Lương: hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo ngạch bậc hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (đối với những người trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập) - Nơi làm việc: Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, - Lương: theo chế độ hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp, tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao. - Nơi làm việc: đơn vị sự nghiệp và đơn vị sự nghiệp của các tổ chức xã hội. Vd: các lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao… công nhân quốc phòng; cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp; Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội…. - Các hình thức kỷ luật: Đối với công chức, Luật Cán bộ, công chức quy định “Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; giáng chức; cách chức và buộc thôi việc”. - Các hình thức kỷ luật: Điều 52 Luật Viên chức quy định “Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức và buộc thôi việc” (không có hình thức hạ bậc lương, giáng chức giống như công chức). Chuyển đổi giữa viên chức và cán bộ công chức Do đặc thù của Việt Nam, giữa viên chức và cán bộ, công chức luôn có sự liên thông, chuyển đổi giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội. Vì vậy, Luật Viên chức có quy định các trường hợp cụ thể về việc chuyển đổi này. Đó là: (1) Viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 5 năm trở lên thì được xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển; (2) Viên chức được tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức thì quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm vào vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức đồng thời là quyết định tuyển dụng; (3) Cán bộ, công chức được chuyển sang làm viên chức khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật Viên chức; (4) Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại nhưng vẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó thì được chuyển sang làm viên chức và được bố trí công việc phù hợp. 2.2.2 PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC: - Phân loại công chức là sự phân chia ra thành các loại , các ngạch khác nhau theo những tiêu chuẩn nhất định. Có nhiều cách phân loại khác nhau tùy theo tính đa dạng trong công việc phục vụ Nhà nước. - Mục đích phân loại công chức: Phục vụ cho việc quy hoạch đội ngũ công chức. Đáp ứng yêu cầu các loại công việc. Tạo ra sự cân đối trong việc sắp xếp, quản lý đội ngũ công chức. - Điều 3 của Nghị định 95/1998/NĐ-CP của Chính phủ phân loại công chức nước ta theo hai cách 2.2.2.1 Theo trình độ đào tạo: Loại công chức Loại A Loại B Loại C Loại D Trình độ đào tạo Trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên Trình độ chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng Trình độ chuyên môn ở bậc sơ cấp Trình độ chuyên môn dưới bậc sơ cấp 2.2.2.2 Theo vị trí công chức: Công chức theo lãnh đạo( Công chức chỉ huy): là những người có quyền ra quyết định quản lí, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc, được giao những thẩm quyền nhất định gắn với chức vụ của lãnh đạo đảm nhiệm. Công chức chuyên môn nghiệp vụ: là những công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu hoạch định chính sách, là người tham mưu cho lãnh đạo và giải quyết những vấn đề đòi hỏi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định. Loại công chức này được đào tạo, bồi dưỡng theo bài bản, theo yêu cầu tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch công chức. 2.2.3 LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC: (Trích Luật Cán bộ - Công chức 2008) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn