Xem mẫu

  1. CHUYÊN ĐỀ 5 CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1
  2. BỐ CỤC CHUYÊN ĐỀ 5 Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Các giai đoạn phát triển chính sách nông nghiệp của cách mạng Việt Nam 2.1 Giai đoạn 1945 - 1954 2.2 Giai đoạn 1955 – 1960 2.3 Giai đoạn 1961 – 1975 2.4 Giai đoạn 1976 – 1980 2.5 Giai đoạn 1981 – 1987 2.6 Giai đoạn 1988 – 1992 2.7 Giai đoạn 1993 – nay 2
  3. Chương 3: Đặc điểm hoạch định chính sách nông nghiệp VN Chương 4: Một số chính sách nông nghiệp của Việt Nam 4.1 Chính sách đất đai 4.2 Chính sách vốn, tín dụng trong NN 4.3 Chính sách giá 4.4 Chính sách marketing trong NN 4.5 Chính sách khuyến nông 4.6 Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong NN 4.7 Chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong NN Chương 5: Kết luận 3
  4. Chương 1: Giới thiệu - Nội dung của chính sách nông nghiệp trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam là hoạch định, yêu cầu, nội dung và tác động của một số chính sách chủ yếu trong nông nghiệp Việt Nam. - Các chính sách bao gồm: chính sách đất đai, chính sách vốn, tín dụng trong nông nghiệp, chính sách giá, chính sách marketing, chính sách khuyến nông, chính sách khuyến khích áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chính sách đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp 4
  5. Chương 2: Các giai đoạn phát triển chính sách nông nghiệp của cách mạng Việt Nam 2.1 Giai đoạn 1945 – 1954: - Chính sách nông nghiệp của Chính phủ chủ yếu là động viên tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, huy động lương thực cho tiền tuyến, thực hiện giảm tô, giảm tức cho nông dân ở các vùng giải pháp. Nhờ các chính sách này mà sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát triển. 2.2 Giai đoạn 1955 – 1960: - Chính sách trong nông nghiệp lúc này là “cải cách ruộng đất là trung tâm”. - Từ 1958 – 1960: miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN. Nội dung chủ yếu: “Biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN với 2 hình thức sở hữu là quốc doanh và tập thể”. 5
  6. 2.3 Giai đoạn 1961 – 1975: - Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và đề ra quyết sách cho nông nghiệp: “Củng cố và phát triển HTX nông nghiệp và nông trường quốc doanh, phát triển nông nghiệp vững chắc, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp, thủy lợi hóa, dần dần cơ giới hóa một bước”. - Năm 1972, cuộc vận động “tổ chức lại sản xuất” được tiến hành trên toàn miền Bắc, nhằm tăng cường sản xuất, góp sức người, sức của cho tiền tuyến. 2.4 Giai đoạn 1976 – 1980: - Đây là giai đoạn cải tạo XHCN kinh tế miền Nam và phát triển kinh tế trong cả nước. Kế hoạch 5 năm (1976 – 1980) được đặt ra, trọng tâm là cải tạo nền kinh tế và tập trung giải quyết vấn đề lương thực. - Ở miền Nam, công cuộc cải tạo XHCN được tiến hành trong nông nghiệp. Nhiều HTX và tập đoàn sản xuất nông nghiệp ra đời. 6
  7. 2.5 Giai đoạn 1981 – 1987: - Quá trình thực hiện chính sách nông nghiệp giai đoạn 1976 – 1980 không khả quan, nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu rơi vào tình trạng khủng hoảng. - Sự ra đời Chỉ thị 100 CT/BBT của Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động” đã ngăn chặn sa sút trong nông nghiệp, tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển. 2.6 Giai đoạn 1988 – 1992: Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 10/NQ-TW về đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp. Nghị quyết đã xác định vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân với sự hỗ trợ dịch vụ của HTX. Từ đây, sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển đáng kể 7
  8. 2.7 Giai đoạn 1993 – nay: - Nhiều bộ luật mới được ban hành nhằm đáp ứng với tình hình mới như Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Đất đai, Luật Tín dụng, Luật Hợp tác xã… Đường lối đổi mới đã được triển khai và phát huy tác dụng tích cực, lạm phát được kiềm chế và bị đẩy lùi, Nhà nước ban hành hàng loạt các chỉ thị, nghị quyết để từng bước xác lập và đổi mới cơ chế quản lý phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. - Việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đưa đất nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra tiền đề để bước vào giai đoạn phát triển mới – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 8
  9. Chương 3: Đặc điểm hoạch định chính sách nông nghiệp Việt Nam 3.1 Hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước: - Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà mỗi ngành, mỗi địa phương chính sách nông nghiệp được cụ thể hóa để việc triển khai thực hiện đảm bảo phù hợp với đường lối của Đảng, chính sách của Chính phủ vừa lại được sự đồng tình ủng hộ của đại đa số quần chúng nông dân. - Chính sách nông nghiệp phải làm dần từng bước từ thấp đến cao phù hợp với trình độ tiếp thu của nông dân. 3.2 Chính sách nông nghiệp Việt Nam được hoạch định dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng Cộng sản VN: - Trên cơ sở nhận thức đường lối phát triển kinh tế của Đảng, Chính phủ cụ thể hóa bằng chính sách nông nghiệp phù hợp. Tùy điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thay đổi thì chính sách nông nghiệp phải thay đổi cho phù hợp. 9
  10. 3.3 Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: - Từ một nền kinh tế phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, hệ thống luật định đang được hình thành, chính sách đang dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập với kinh tế trong khu vực và thế giới. - Tranh thủ những cơ hội thuận lợi, không ngừng nâng cao trình độ hoạch định chính sách để chính sách nông nghiệp vừa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đất nước vừa bắt kịp với trình độ hoạch định chính sách của các nước tiên tiến trên thế giới. 10
  11. Chương 4:Một số chính sách NN của Việt Nam 4.1 Chính sách đất đai * Mục tiêu của chính sách đất đai: - Giải quyết thỏa đáng các quan hệ ruộng đất phát sinh và các mâu thuẫn; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các nông hộ, các thành phần kinh tế và các dân tộc. - Tạo điều kiện cho người sử dụng khai thác có hiệu quả, bảo vệ và cải tạo nhằm nâng cao chất lượng ruộng đất. - Tạo điều kiện cho nông dân an tâm sản xuất, ngăn ngừa tranh chấp, góp phần ổn định tình hình kinh tế -xã hội nông thôn. * Vai trò của chính sách đất đai: - Giữ vai trò quan trọng và là xuất phát điểm của các chính sách khác đối với nông nghiệp. - Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tao sự cân đối giữa nội bộ ngành và giữa các ngành - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. 11
  12. * Căn cứ hoạch định chính sách đất đai: - Dựa vào quá trình vận động về quyền sử hữu và quyền sử dụng đất đai. - Xem xét chính sách trong quá khứ và hiện tại, tham khảo các nước nhằm đưa ra chính sách vừa mang tính kế thừa, vừa phát triển phù hợp nền nông nghiệp hiện đại và hội nhập. * Nội dung cơ bản của chính sách đất đai: - Trước 1945: chính sách bảo vệ lợi ích chế độ phong kiến và thực dân. - Giai đoạn 1949-1957: chính phủ tiến hành tịch thu ruộng đất của địa chủ cho nông dân. - Giai đoạn 1958-1960:Vận động nông dân góp ruộng đất và tư liệu sản xuất vào HTX. * Nội dung cơ bản được thể hiện trong Luật đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998 và năm 2003: Chính sách khuyến khích nông dân dồn điền, đổi thửa, tập trung ruộng đất tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. 12
  13. * Quyền sở hữu đất đai:” Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”. * Quyền lợi trong sử dụng đất đai: - Được cấp giấy chứng nhận QSD đất lâu dài. - Luật đất đai sửa đổi năm 2003 bổ sung người sử dụng có các quyền sau: chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; thừa kế và thế chấp; cho thuê lại; góp vốn bằng giá trị sử dụng đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh; quyền tặng cho và quyền bảo lãnh. * Nghĩa vụ trong sử dụng đất đai: - Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả gắn với cải tạo và sử dụng hợp lý. - Bảo vệ môi trường, không làm tổn hại lợi ích những người xung quanh và có nghĩa vụ đóng thuế. 13
  14. • Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách đất đai: - Cần xác định thời hạn cho thuê đất - Tăng cường công tác quản lý, giám sát của nhà nước đối với đất đai. - Ruộng đất còn manh mún, phân tán, quy mô nhỏ; chưa có sự kết hợp giữa việc khai thác, cải tạo và bồi dưỡng lầu dài dẫn đến năng suất thấp. - Quá trình giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm, trình trạng tranh chấp còn nhiều, thủ tục giải quyết còn phiền hà. 14
  15. 4.2 Chính sách vốn, tín dụng trong NN * Vai trò của chính sách vốn, tín dụng: - Tạo ra tiền đề cơ bản cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ cho sản phẩm nông nghiệp. - Góp phần giúp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh khai thác tốt nguồn lực sẵn có. - Huy động nhiều vốn để sản xuất chuyên môn hoá, đa dạng sản phẩm nông nghiệp. - Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn để mở rộng qui mô sản xuất và phát triển nông nghiệp * Mục tiêu của chính sách vốn, tín dụng: - Nguồn vốn trong nước - Nguồn vốn nước ngoài 15
  16. * Nội dung chủ yếu của chính sách vốn tín dụng: - Đối tượng cho vay: + Hộ cá thể; công ty cổ phần; HTX; DN; các tiểu thủ công nghiệp + Đối tượng này hoạt động trong lĩnh vực SXKD nông – lâm –ngư – diêm nghiệp - Nguồn vốn cho vay: + Huy động trong dân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước. + Chính phủ đối với dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. + Vốn ủy thác của các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. + Các tổ chức tín dụng khác. 16
  17. * Điều kiện, hình thức và phương thức cho vay: - Điều kiện: Vay thế chấp,vay tín chấp. - Hình thức: Tiền đồng; ứng trước vật tư; cây giống cho quá trình SXKD - Phương thức: • Tổ liên doanh; liên đới; tổ tự nguyện của nông dân • Liên hiệp Phụ nữ; Hội nông dân • Các tổ chức khác - Thời hạn vay: Ngắn, trung và dài hạn. - Lãi suất cho vay: • Bảo đảm lợi ích cho cả bên vay và cho vay. • Lãi suất cao hay thấp tuỳ thuộc vào thời hạn, từng đối tượng, từng vùng kinh tế và quan hệ cung cầu thị trường. • Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho vay trong nông nghiệp 17
  18. * Tác động của chính sách vốn, tín dụng đối với phát triển NN: - Chính sách huy động nguồn vốn phục vụ cho nông hộ, trang trại - Thu hút phần lớn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước - Góp phần tạo nhiều việc làm, giải quyết tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn. - Góp phần xoá đói giảm nghèo. - Xây dựng cơ sở hạ tầng từng vùng, nâng cao đời sống người dân ở nông thôn. * Một số vấn đề đặt ra đối với chính sách vốn, tín dụng NN: - Các tổ chức tín dụng cần giảm bớt các thủ tục gây phiền hà cho nông dân. - Nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn. - Cần tập trung vốn vào những vùng trọng điểm. - Khuyến khích phát triển nông-lâm-ngư-diêm nghiệp - Áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng nền nông nghiệp đa canh, bền vững. 18
  19. 4.3 Chính sách giá * Căn cứ để hoạch định chính sách giá: - Cần phải nắm được vai trò của giá cả của loại hàng hóa đối với sản xuất và đời sống xã hội. Cần có cái nhìn toàn diện khi hoạch định chính sách giá do nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu cho nông dân. - Khi xác định giá cả nông sản cần xem xét tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp. - Khi hoạch định chính sách giá còn phải căn cứ vào chi phí sản xuất của từng loại hàng nông sản, sự cân bằng về cung – cầu của mặt hàng nông sản đó ở trong nước và quốc tế. * Mục tiêu của chính sách giá: - Ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, ổn định cả nông sản, nhất là giá lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng - Từ đó làm ổn định tình hình kinh tế - xã hội, từ đó tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập, tăng thu nhập cho nông dân 19
  20. * Công cụ của chính sách giá: Giá trần, giá sàn, tỷ giá, trợ giá,… * Nội dung của chính sách giá: - Chính sách trợ giá đầu vào: Để trợ giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp Chính phủ giảm hoặc không đánh thuế đối với các đầu vào nhập khẩu, trợ giá cho các đầu vào sản xuất trong nước hoặc giảm chi phí vận chuyển… + Tác dụng: là làm cho giá đầu vào ổn địnhkhuyến khích nông dân tiếp thu ứng dụng kỹ thuật mới, giúp nông dân tránh được những sai lầm trong lựa chọn và kết hợp đầu vào,từ đó làm tăng thu nhập cho nông dân thông qua việc sử dụng các yếu tố sản xuất đầu vào được trợ giá. + Hạn chế: • Tạo ra việc sử dụng không hợp lý các tài nguyên trong nước. • Trợ giá đầu vào sẽ là gánh nặng cho ngân sách Chính phủ. • Đối với phạm vi nông trại thì trợ giá đầu vào sẽ làm cho việc sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả cả về mặt kinh tế và cả về mặt xã hội và môi trường. 20
nguon tai.lieu . vn