Xem mẫu

Tài chính Tiền tệ MỤCLỤC Trang I. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 3 1ñ Lý thuyết về cấu trúc tài chính 3 2ñ Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính 3 II. CẤU TRÚC VỐN 6 1ñ Lý thuyết về cấu trúc vốn 6 2ñ Lý thuyết cấu trúc vốn tối ưu 6 2.1ñ Cấu trúc vốn tối ưu 7 2.2ñ Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu 7 3ñ Đặc điểm của Nợ và Vốn trong Cấu trúc vốn của doanh nghiệp 7 3ñ Lý do cần phải xây dựng cấu trúc vốn hợp lý 9 III. LỰACHỌNCẤUTRÚCTÀICHÍNHCỦAMODIGLIANI-MILLER 10 1ñ Lựa chọn cấu trúc tài chính trong điều kiện không có thuế (thị trường 10 hoàn hảo) 2ñ Lựachọncấutrúctàichínhtrongnềnkinhtếcạnhtranh,chịuảnh 11 hưởngcủathuế IV. LÝ THUYẾT LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG RÒNG 12 V. CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 13 1ñ Khái niệm về trung gian tài chính 13 2ñ Các loại hình trung gian tài chính 14 2.1ñ Các định chế có nhận tiền gửi 14 a) Các ngân hàng thương mại 14 b) Các ngân hàng tiết kiệm 14 c) Các hiệp hội tiết kiệm và cho vay 15 d) Các Quỹ tín dụng 15 2.2ñ Các công ty tài chính 15 a) Công ty tài chính bán hàng 15 b) Công ty tài chính tiêu dùng 16 c) Công ty tài chính kinh doanh 16 2.3ñ Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng 16 a) Các công ty bảo hiểm 16 b) Quỹ trợ cấp hưu trí 16 2.4ñ Các định chế trung gian đầu tư 17 a) Ngân hàng đầu tư 17 b) Các công ty đầu tư mạo hiểm 17 Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 1/ 33 Tài chính Tiền tệ Trang c) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường vốn 18 d) Các quỹ đầu tư tương hỗ thị trường tiền tệ 18 e) Các công ty quản lý quỹ 18 V. CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 18 1ñ Lý thuyết về chi phí giao dịch 18 1.1ñ Khái niệm về chi phí giao dịch 18 1.2ñ Các hình thức của chi phí giao dịch 19 1.3ñ Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí giao dịch 19 2ñ Chi phí giao dịch và cấu trúc tài chính 20 3ñ Phương thức làm giảm chi phí giao dịch 21 VI. THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ LỰA CHỌN ĐỐI NGHỊCH 21 1ñ Lý thuyết về thông tin bất cân xứng 21 1.1ñ Khái niệm 21 1.2ñ Đặc điểm của thông tin bất cân xứng 22 2ñ Lựa chọn đối nghịch 22 2.1ñ Khái niệm 22 2.2ñ Thôngtinbấtcânxứngvàlựachọnđốinghịchtrênthịtrườngtài chính 22 3ñ Giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng và lựa chọn đối nghịch 23 VII. RỦI RO ĐẠO ĐỨC VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 24 1ñ Rủi ro đạo đức trong thị trường nợ 24 1.1ñ Khái niệm 24 1.2ñ Các giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong thị trường nợ 25 2ñ RủirođạođứctrongthịtrườngVốn 26 2.1ñ Khái niệm 26 2.2ñ Đặc điểm của rủi ro đạo đức trong thị trường vốn 26 2.3ñ Nguyên nhân xảy ra rủi ro đạo đức 26 2.4ñ Giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức trong thị trường Vố 27 VIII. QUẢN LÝ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH 27 IX. CẤUTRÚCTÀICHÍNHCỦAMỘTSỐQUỐCGIA TRÊNTHẾGIỚI 29 Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 2/ 33 Tài chính Tiền tệ CHUYÊNĐỀ 3 THÔNGTIN BẤT CÂNXỨNGVÀCẤU TRÚCTÀI CHÍNH I. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 1ñ Lý thuyết về cấu trúc tài chính Cấu trúc là cơ cấu hổn hợp của nhiều bộ phận cấu thành và có mối liên hệ với nhau trong một tổng thể. Cấu trúc tài chính là cơ cấu hỗn hợp giữa các khoản nợ (ngắn hạn và dài hạn) và vốn chủ sở hữu. Trong đó: Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời hạn thanh toán ngắn (thường dưới 12 tháng), bao gồm: vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ tích lũy và nợ ngắn hạn khác,... Vay ngắn hạn: là các khoản nợ vay ngắn hạn từ các định chế tài chính hay những chủ nợ khác. Các khoản phải trả: là số tiền mà doanh nghiệp nợ người bán (người cung cấp) do chính sách bán hàng trả chậm hoặc do doanh nghiệp cố tình chiếm dụng vốn trong quá trình mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nợ tích lũy: là các khoản phải nộp, phải trả nhưng chưa đến kỳ hạn thanh toán, như: nợ lương của công nhân, nợ thuế của nhà nước, tiền điện, nước, điện thoại,... Nợ dài hạn là những khoản nợ có thời gian thanh toán từ hơn 12 tháng trở lên, bao gồm: nợ vay từ các định chế tài chính, hay phát hành trái phiếu công ty. Vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn ban đầu (vốn điều lệ, vốn tự có, vốn góp), vốn bổ sung (là vốn huy động được từ việc bán cổ phần, hoặc được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại qua các năm tích lũy). 2ñ Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính STT Cấu trúc tài chính 1 Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Tổng tài sản Công thức xác định Nợ phải trả Tổng tài sản Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 3/ 33 Tài chính Tiền tệ STT Cấu trúc tài chính 2 Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 3 Tỷ lệ giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản 4 Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên Công thức xác định Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Nợ dài hạn Vốn thường xuyên Cấu trúc tài chính được phản ánh bằng những chỉ tiêu tài chính nên Cấu trúc tài chính còn được định nghĩa là quan hệ tỷ lệ giữa các khoản nợ và vốn chủ sở hữu. Trong đó: (1). Tỷ lệ giữa Nợ phải trả và Tổng tài sản gọi là Tỷ suất nợ, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ. Tổng nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác. Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Tỷ suất nợ cho biết tỷ trọng của tài sản có được từ việc sử dụng các công cụ nợ. Qua đó, cho biết khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất nợ càng thấp, chứng tỏ doanh nghiệp ít sử dụng công cụ nợ để tài trợ cho tài sản, doanh nghiệp có khả năng tự chủ về tài chính cao, song nó cũng cho biết doanh nghiệp chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tỷ suất nợ càng cao, thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào nợ càng lớn, tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản nợ mới càng khó hơn khi mà doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ cũ, làm cho hoạt động kém hiệu quả. Do vậy, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có tỷ suất nợ thấp. Đây cũng là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư dùng để đánh giá mức độ rủi ro và cân nhắc cho việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 4/ 33 Tài chính Tiền tệ (2). Tỷ lệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu gọi là Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nó thể hiện mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Tỷ số này làm cơ sở cho các nhà đầu tư, nhà quản trị đưa ra giải pháp thích hợp để giải quyết vần đề nợ của doanh nghiệp: nên gia tăng các khoản nợ hay vốn chủ sở hữu và mức tăng tối đa là bao nhiêu. Một tỷ suất nợ vượt quá mức an toàn cho phép, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có nhiều khả năng không nhận được các khoản nợ nào từ bên ngoài. Tuy nhiên việc giải quyết cho một cấu trúc vốn lành mạnh còn liên quan đến nhiều yếu tố như: thị trường tài chính có đủ mạnh để giải quyết vốn cho doanh nghiệp? loại hình doanh nghiệp có uyển chuyển để cải thiện quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu? Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu còn có ý nghĩa khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và cho biết làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh. Nếu hệ số này lớn hơn 1, nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này càng lớn thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp nên doanh nghiệp dễ gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc nguy cơ phá sản của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động kinh doanh trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất. (3). Tỷ lệ giữa Vốn chủ sở hữu và Tổng tài sản gọi là Tỷ suất tự tài trợ, là chỉ tiêu dùng để đánh giá tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính tự chủ cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài. (4). Tỷ lệ giữa nợ dài hạn và vốn thường xuyên là chỉ tiêu phản ánh tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nhóm 1_Lớp ngân hàng 3_K22 5/ 33 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn