Xem mẫu

  1. Chương trình Phát thanh Sóng trẻ - Sinh viên với Văn hóa giao thông Kịch bản chương trình Sóng trẻ Chủ đề: Sinh viên với văn hóa giao thông (Số 22, phát sóng ngày 29/05/2011) 1. Nhạc hiệu chương trình 2. Lời giới thiệu: *MC nam: - Xin kính chào quý vị và các bạn! - Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhiều cuộc hội thảo, chương trình, kế hoạch hành động đã được tiến hành nhằm cải thiện thực trạng này. Trong đó, vấn đề văn hóa giao thông được đặc biệt quan tâm. *MC nữ: - Vâng! Chương trình hôm nay cũng xin dành thời lượng không nhỏ để bàn về chủ đề “Sinh viên với văn hóa giao thông” - Mở đầu chương trình sẽ là mục “Bản tin” với những thông tin nổi bật trong đời sống sinh viên. *MC nam: - Trong “Diễn đàn sóng trẻ”, chúng ta sẽ cùng lắng nghe ý kiến của các vị khách mời xoay quanh chủ đề “Sinh viên với văn hóa giao thông”.
  2. *MC nữ: - Tiết mục “Sinh viên với hoạt động bầu cử” sẽ chia sẻ những cảm xúc của sinh viên sau ngày bầu cử vừa qua. *MC nam: -Trong khi đó, tiết mục “Đồng hành cùng bạn" sẽ giới thiệu tới quý vị và các bạn câu lạc bộ tiếng Anh trường Đại học Luật, Hà Nội – EC.L. - Nhưng trước hết, mời quý vị và các bạn cùng đến với “Bản tin”. Nhạc cắt 3. Bản tin ( 2 MC dẫn) (5’) *MC nam: Tối ngày 25/5, tại Hội trường tầng 8 nhà E, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, chương trình giao lưu “ Những hiệp sĩ tháng 5” đã diễn ra. Chương trình có sự tham gia của những người khuyết tật thành công trong cuộc sống và hơn 500 bạn sinh viên đến từ các trường đại học Hà Nội. Tại đây, các bạn sinh viên đã gặp gỡ vào giao lưu, chia sẻ với những tấm gương tiêu biểu như anh Khúc Hải Vân - Hiệp sĩ tin học năm 2006, anh Nguyễn Công Hùng – Giám đốc trung tâm Nghị lực sống, chị Hồng Hà - giám đốc Trung tâm “Sống độc lập”... Chương trình mang đến thông điệp: mỗi người khuyết tật với sự nỗ lực của mình đều có thể trở thành một hiệp sĩ trong đời thường. *MC nữ:
  3. Vào ngày 27/5 vừa qua, bán kết “Gameshow Invest 2011” đã diễn ra tại trường đại học Ngoại Thương Hà Nội. Đây là sân chơi chứng khoán cho các bạn sinh viên đam mê trở thành những nhà đầu tư chứng khoán thực thụ. Chương trình do Câu lạc bộ chứng khoán, trường Đại học Ngoại Thương cùng với chi đoàn các trường đại học Hà Nội phối hợp tổ chức. 10 đội chơi xuất sắc đến từ các trường đại học khác nhau đã cùng giao lưu và thể hiện tài năng. Ba đội chơi đạt số điểm cao nhất tiếp tục b ước vào vòng chung kết được tổ chức vào ngày 3/6 tới. Đội giành giải nhất sẽ được nhận 3 học bổng, mỗi suất trị giá 1200 đô la. *MC nam: Ngày 28/5, tại khu thể thao trường Đại học Thăng Long, giải cầu lông, bóng bàn Thăng Long 2011 đã chính thức khởi động. Cuộc thi do Đoàn trường kết hợp với Ban lãnh đạo trường tổ chức với sự tham gia của đông đảo sinh viên và các thầy cô giáo. Đây là hoạt động thường niên nhằm kỉ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng thời nâng cao tinh thần tập luyện thể thao. Chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào chiều 29/5. *MC nữ: Vào tối 29/5, tại phòng 121 nhà 11, Đại học Kinh tế Quốc dân, vòng tuyển chọn đầu tiên của cuộc thi tìm kiếm tài năng lãnh đạo trẻ “Talented young leaders” lần thứ nhất được tổ chức. Cuộc thi do Liên hợp trí tuệ trẻ Việt Nam kết hợp với công ty Corporation tổ chức. “Talented young leaders” thu hút một lượng đông đảo các bạn sinh viên từ hơn 10 trường đại học tham gia. Trong vòng này, các thí sinh sẽ phải làm các bài thi trắc nghiệm về IQ, EQ, kiến thức văn hóa xã hội. 30 bạn dẫn đầu sẽ tiếp tục lọt vào
  4. vòng tiếp theo. Dự kiến vòng chung kết cuộc thi sẽ được tổ chức vào ngày 26/6 tại trung tâm triển lãm Giảng Võ. *MC nam: Sau thành công của những năm trước, năm nay, hội nghiên cứu khoa học kĩ thuật Đông Nam Á và viện nghiên cứu văn hóa Phương Đông tiếp tục đồng tổ chức chương trình tình nguyện “ Hành trình xanh xuyên Việt”. Đây là hoạt động từ thiện với mục đích chung tay cùng xã hội hành động vì môi trường đồng thời hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp quốc về phòng chống ô nhiễm môi trường. Dự kiến năm nay sẽ có 1000 sinh viên đến từ khắp các trường đại học trên cả nước tham gia hoạt động này. Hiện chương trình vẫn đang tiếp tục tuyển tình nguyện viên. Những ai có nhu cầu tham gia chương trình, chỉ cần gửi đơn xin tham dự cùng sơ yếu lí lịch tới hòm thư hoặc vào bannhansu.htxh@yahoo.com website www.hanhtrinhxanh.vn để biết thêm chi tiết. *MC nữ: Đội sinh viên tình nguyện Đại học Thăng Long tổ chức đến thăm và tặng quà cho các trẻ em tại bệnh viện K, Hà Nội Trong không khí đón chào ngày Quốc tế thiếu nhi mùng 1/6, sáng 29/5, Đội sinh viên tình nguyện trường Đại học Thăng Long đã tổ chức đến thăm, giao lưu và tặng quà cho các trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo đang được chữa trị tại Bệnh viện K, Hà Nội. Đây là một hoạt động được tổ chức thường niên của đội. Bạn Lê Ngọc Ánh, Đội phó đội tình nguyện trường Đại học Thăng Long nói:
  5. Băng (28”): “Mỗi lần đội có chương trình gì thì mọi người đều tập trung vào tham gia, số lượng có thể lên đến 70, 80 người. Một chương trình của bọn mình bao gồm nhiều mảng như trò chơi, văn nghệ, kịch. Sau khi bọn mình tính toán về cả chi phí th ì bọn mình đã chọn món quà là mua bút chì, kẹo mút, dán chúng lại với nhau, rồi mua giấy màu về dán xung quanh nhìn như một bông hoa. Mỗi lần đi chương trình như thế đều rất là vui, được nói chuyện, tiếp xúc và chia sẻ với các em.” Hoạt động này là cơ hội để các bạn thể hiện tinh thần vì cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. *MC nam: Hội sinh viên trường Đại học Ngoại thương tổ chức cuộc thi nhảy Hot Steps 2011. Tối 29/5, tại hội tr ường lớn, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội cuộc thi nhảy thường niên Hot Steps 2011 được tổ chức. Bắt đầu từ năm 2009, đây là một sân chơi bổ ích dành cho các bạn trẻ đam mê bộ môn nghệ thuật này. Sau vòng sơ khảo diễn ra vào trước đó, Ban tổ chức đã chọn ra 4 đội Dance Sport và 5 đội nhảy Hip-hop xuất sắc lọt vào đêm chung kết. Bạn Nguyễn Quang Ngọc, quyền Hội trưởng Hội sinh viên trường Đại học Ngoại thương, Trưởng bạn Tổ chức nói: Băng (31”)
  6. “ So với các lần trước thì năm nay có một sự thay đổi: đó là chúng mình mở rộng thành phần thi đấu dành cho cả những bạn trong lứa tuổi trung học phổ thông trong địa bàn thành phố Hà Nội. Điều đó đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Từ phía Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu nh à trường cũng đã có những chỉ đạo thích hợp, tạo điều kiện rất lớn cho Hội sinh vi ên được tổ chức chương trình này. Các thầy cô cũng hỗ trợ về mặt giấy phép, cho mượn cơ sở vật chất của Nhà trường để tổ chức cuộc thi”. Những nhóm nhảy xuất sắc sẽ được nhận kỷ niệm chương của chương trình cùng nhiều phần thưởng khác. *MC nữ: - Quý vị và các bạn vừa nghe xong Bản tin. Ngay sau đây sẽ là “Diễn đàn sóng trẻ” với chủ đề: “Sinh viên với văn hóa giao thông” 4. Diễn đàn sóng trẻ (MC nữ dẫn) (13’) Chủ đề: Sinh viên với văn hóa giao thông BTV: Thưa quý vị thính giả, bắt đầu từ năm 2009, việc xây dựng văn hóa giao thông đã được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia chọn làm hoạt động tiêu điểm trong các tháng an toàn giao thông, nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông trong cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế, hiểu biết về quy tắc cũng như kĩ năng tham gia giao thông an toàn của sinh viên vẫn còn rất hạn chế. Chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, trong vòng một tháng, phòng cảnh sát giao thông đã xử lí gần 3000 trường hợp sinh viên vi phạm. Đây quả là
  7. một con số không nhỏ. Vì sao lại tồn tại tình trạng này và đâu là biện pháp giải quyết? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời trong buổi tọa đàm ngày hôm nay. Nhưng trước tiên, xin trân trọng giới thiệu các vị khách mời tham gia ch ương trình: Anh Trương Công Duy, công an phụ trách vấn đề xã hội, đang công tác tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bạn Vũ Ngọc Mai, lớp K53, Khoa Tài chính Ngân hàng , Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia , Hà Nội. Và bạn Nguyễn Minh Dương , khoa BK29, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Rất cảm ơn các vị khách mời đã tới tham dự chương trình! - Câu hỏi đầu tiên xin dành cho anh Duy, theo anh, thế nào là văn hóa giao thông nói chung ạ? KM 1 trả lời : Văn hóa giao thông là những hành vi chuẩn mực, chấp hành đúng luật lệ. Còn bạn Mai, ý kiến của bạn là gì ạ? KM 2 trả lời: Văn hóa giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông. Bạn Dương thì sao ạ? KM 3 trả lời: Văn hóa giao thông là cách hành động của mình khi tham gia giao thông.
  8. BTV: Vâng, cám ơn ý kiến của các vị khách mời. Còn quan điểm của các bạn sinh viên như thế nào? Xin mời các vị khách mời và thính giả lắng nghe một số ý kiến mà phóng viên ghi nhận được. Chùm ý kiến “Mình nghĩ văn hóa giao thông là cách ứng xử và các cách xử lí tình huống khi xảy ra va chạm giao thông của các chủ điều khiển các ph ương tiện giao thông.” “ Theo mình văn hóa giao thông là phải hiểu biết và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.” “Theo mình văn hóa giao thông là gặp người bị nạn thì phải giúp đỡ kịp thời.” “ Theo mình văn hóa giao thông là phải có tính cộng đồng, khi đi trên đường phải đảm bảo an toàn giao thông cho mình và mọi người.” “Mình cũng không biết văn hóa giao thông là gì vì ở trường các thầy cô cũng không dạy rõ về cái này. Theo mình văn hóa giao thông là mọi người phải chấp hành luật giao thông nghiêm chỉnh dù có công an hay không.” “ Theo tôi văn hóa giao thông là những người có thói quen lái xe điềm tĩnh và phải biết nhường đường cho người khác.” - Là một sinh viên, bạn Mai có cảm nhận gì sau khi lắng nghe các ý kiến trên ? KM 2 trả lời: Mình đồng tình với ý kiến của các bạn. Bạn Dương đồng tình với ý kiến nào? KM 3 trả lời: Mình đồng tình với ý kiến thứ 4 và thứ 5.
  9. - Còn bạn Mai, việc có văn hóa giao thông liệu có đồng nghĩa với ý thức tham gia giao thông tốt không ạ? KM 2 trả lời: Theo mình thì đây là 2 việc khá tương đồng. Nếu ý thức giao thông tốt kết hợp với cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ không còn tình trạng giao thông như bây giờ. - Theo bạn Dương, văn hóa giao thông có tầm quan trọng như thế nào đối với xã hội nói chung và các bạn sinh viên nói riêng ạ? KM 3 trả lời: Văn hóa giao thông s ẽ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hay ùn tắc. BTV: Việc chấp hành luật giao thông là vô cùng quan trọng bởi nó không chỉ đảm bảo cho an toàn của người tham gia giao thông mà còn giúp cho các phương tiện tham gia giao thông dễ dàng và thuận tiện hơn. Thế nhưng tỉ lệ vi phạm giao thông của sinh viên vẫn không ngừng gia tăng. Chúng ta hãy cũng tìm hiểu thêm về thực trạng này qua bài phản ánh “Thực trạng văn hóa giao thông trong giới trẻ hiện nay”. Bài phản ánh Thực trạng văn hóa giao thông trong giới trẻ hiện nay Văn hóa giao thông là một trong những yếu tố thiết yếu góp phần làm nên ý thức chấp hành luật an toàn giao thông trong cộng đồng. Xây dựng văn hóa giao thông là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với giới trẻ vì nó không chỉ giúp giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững mà còn hình thành nên lối cư xử có văn hóa, an toàn khi tham gia giao thông của những chủ nhân tương lai của đất nước.
  10. Tai nạn giao thông đang là thực trạng đáng báo động và ngày càng gia tăng. Đặc biệt là trong một bộ phận không nhỏ giới trẻ. Theo thống kê, tai nạn giao thông trong năm 2010 đã làm hơn 11.000 người chết, trong đó đối tượng thanh thiếu niên chiếm khoảng 63%. Hiện nay, tình trạng vi phạm phổ biến nhất trong thanh niên khi tham gia giao thông đó là không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và vượt đèn đỏ. Không đội mũ bảo hiểm hay vượt đèn đỏ không còn là chuyện lạ, thậm chí hành vi vi phạm giao thông này lại trở thành vấn đề chẳng đáng bận tâm với nhiều bạn trẻ. Bạn Phương Anh – sinh viên năm II khoa Việt Nam học, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Băng 1 (15s): “Mình thấy ý thức của giới trẻ tham gia giao thông hiện nay vẫn c òn rất là kém. Đi trên đường có thể thấy rất nhiều bạn không đội mũ bảo hiểm, v ượt đèn đỏ cho nên là vẫn còn rất nhiều tai nạn giao thông xảy ra.” Đáng buồn hơn là rất nhiều bạn trẻ còn cảm thấy thích thú và coi vi phạm luật giao thông là trò tiêu khiển. Thậm chí, họ còn coi những người chấp hành luật là quê mùa, đôi khi còn tỏ ra khó chịu. Chia sẻ của bạn Mai Anh, sinh viên năm III khoa Kinh tế - đối ngoại, Đại học Ngoại Thương về tình huống oái oăm của mình: Băng 2 (28s): “Mình thì thấy rất là bức xúc khi mà ý thức của các bạn trẻ hiện nay về giao thông rất là kém. Bản thân mình khi mà ra ngoài đường đã có một lần gặp phải tr ường hợp khá là khó chịu khi mà có đèn đỏ mình đã tuân thủ luật giao thông là dừng đèn đỏ nhưng mà một số bạn trẻ phía sau do muốn đi nhanh nên đã bấm còi, buộc
  11. lòng mình phải vượt đèn đỏ. Ngay phía trên có anh công an nên là mình bị bắt oan. Nói chung là đấy cũng không phải là do ý muốn của mình.” Không chỉ có vậy, nhiều thanh niên đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, phóng nhanh, vượt ẩu... gây ra những tai nạn giao thông vô cùng thương tâm không chỉ cho chính họ mà còn cho cả những người khác. Những hành vi này ngày càng trở thành nỗi ám ảnh đối với người dân. Bác Thu Phương, số 9 phố Nguyễn Khánh Toàn bức xúc nói: Băng 3 (18s): “Là một người thường xuyên tham gia giao thông ở trên đường phố thì tôi thấy học trò dạo này ý thức giao thông rất là kém. Tan học về là hai, ba em đi trên một cái xe máy mà có khi lại còn lạng lách. Những người đứng tuổi như chúng tôi đi ngoài đường rất là sợ.” Xảy ra va chạm trên đường là điều khó tránh khỏi và phản ứng của mỗi người khi bị đụng xe đều là rất khó chịu. Chỉ cần một chút lời qua tiếng lại có thể gây n ên xô xát không đáng có. Cá biệt có những trường hợp dẫn tới đánh nhau, để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Nói về việc này, bạn Công Thành, sinh viên năm thứ 3, Đại học Mỏ-Địa chất chia sẻ: Băng 4(19s): “Tôi là một người rất là hay phải dịch chuyển qua đường vào giờ cao điểm và tôi càng gặp những trường hợp mà va chạm trên đường. Những bạn trẻ va chạm trên đường thì thường là có thái độ không lịch sự, phóng xe đi luôn hoặc chỉ đứng lại nhìn rồi không giúp đỡ người bị nạn gì cả cho nên tôi cảm thấy rất là bất bình.”
  12. Có thể thấy rằng văn hóa tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay đang là thực trạng đáng báo động. Thiết nghĩ, ngoài những biện pháp bên ngoài từ xã hội, thì chính bản thân các bạn trẻ phải nghiêm túc nhìn nhận lại ý thức của mình để từ đó hình thành nên nếp văn hóa đúng mực khi tham gia giao thông. BTV: Thưa anh Duy, anh nghĩ gì về thực trạng mà bài phản ánh vừa nêu ạ? KM 1 trả lời: Theo số liệu sho biết hiện có 95% thanh niên được cung cấp thông tin về an toàn giao thông nhưng trên thực tế nhiều bạn chỉ cần lời khích bác của bạn bè là đã vi phạm giao thông. - Nhiều bạn trẻ hiện nay cho rằng đua xe hay thậm chí không đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường là các hành động thể hiện sự sành điệu và cá tính. Bạn Dương nghĩ như nào ạ? KM 3 trả lời: Những hành động ấy thể hiện sự không tôn trọng luật lệ giao thông và gây nguy hiểm cho chính mình, thậm chí trông không đẹp. - Bên cạnh đó rất nhiều người cho rằng những lỗi như đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm hay vượt đèn đỏ chỉ là những lỗi nhỏ, không gây ảnh hưởng lớn. Vì thế dù có vi phạm thì cũng không gây tác động xấu, bạn Mai nghĩ gì về quan điểm này? KM 2 trả lời: Dù là lỗi nhỏ thôi thì mọi người không nên vi phạm để tránh sau này có những hành vi vi phạm lớn. - Ngoài những hành vi đã nêu, theo bạn còn có những hành vi nào khác phi văn hóa giao thông không ạ? KM 3 trả lời: Có một số hành động như bóp còi inh ỏi, rất chói tai.
  13. - Theo anh Duy thì những nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng tỉ lệ vi phạm giao thông của sinh viên vẫn không ngừng gia tăng? KM 3 trả lời: Theo tôi thì việc quan trọng nhất là ý thức của mỗi bạn sinh viên, và hiện nay các bạn hay có hành vi đua đòi, chứng tỏ bản thân bằng việc đua xe. - Còn bạn Dương thì sao ạ? KM 1 trả lời: Theo mình thì do các thanh niên vẫn chưa có nhiều thông tin về an toàn giao thông, khi các bạn sai thì cũng không có ai chỉ trích. - Theo ý kiến của bạn Mai cũng như nhiều ý kiến cho rằng do hạ tầng cơ sở chưa theo kịp với lưu lượng tham gia giao thông ngày càng tăng hiện nay là nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này, anh Duy có đồng ý với ý kiến này không ạ? KM 1 trả lời: Tôi cũng đồng ý với ý kiến này nhưng thực tế ý thức của những người tham gia giao thông vẫn là quan trọng nhất. - Còn bạn Mai thì sao? KM 2 trả lời : Như mình thấy thì ở nước ngoài cơ sở hạ tầng tốt hơn thì giao thông sẽ tốt hơn. Như ở Việt Nam có rất nhiều con đường xây dựng lâu mà không xong khiến việc đi lại của người dân rất khổ sở. - Rất nhiều bạn sinh viên nói rằng mình chỉ sử dụng các phương tiện đi lại công cộng như xe buýt nên việc giáo dục ý thức chấp hành an toàn giao thông nên tập trung vào các bạn sử dụng phương tiện đi lại cá nhân. Bạn Dương nghĩ sao về ý kiến này ạ?
  14. KM 3 trả lời: Mình không hoàn toàn đồng ý với ý kiến này. Dù là ai thì cũng phải chấp hành an toàn giao thông. Bạn Mai, ý kiến của bạn thì sao? KM 2 trả lời: Mình thấy là rất nhiều bạn đi xe buýt khi đi bắt xe thì vẫn chạy xuống lòng đường hay ngang nhiên đi sang đường gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác. - Mình muốn hỏi them một chút là ở trường của bạn có hoạt động n ào nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông cho sinh viên không? KM 2 trả lời: Hiện tại thì trường mình không có nhiều hoạt động lắm nh ưng có rất nhiều các bạn tình nguyện viên tham gia trong việc phân luồng đường để hạn chế ùn tắc giao thông. - Theo anh Duy thì việc nâng cao xử phạt hay đẩy mạnh giáo dục thì có tác dụng hơn đối với sinh viên nói riêng và những người tham gia giao thông nói chung ạ? KM 1 trả lời: Cả hai yếu tố này rất quan trọng. Đối với em nhỏ hay sinh viên thì việc giáo dục rất quan trọng. Bên cạnh đó thì nên có các hình thức xử phạt mang tính chất răn đe. - Theo anh, liệu có biện pháp nào cho tình trạng ý thức kém hiện nay của sinh viên không ạ? KM 1 trả lời: Theo tôi thì nên có các hoạt động khen thưởng và xử phạt hợp lý khi các bạn sinh viên có hành vi tốt hay vi phạm. BTV: Vâng, qua buổi trao đổi ngày hôm nay, chúng ta có thể thấy rằng việc nâng cao văn hóa giao thông là vô cùng quan trọng, dù rằng để thực hiện điều này không dễ chút nào. Công tác giáo dục về an toàn giao thông sẽ chỉ thật sự đạt hiệu
  15. quả khi chính bản thân các bạn sinh viên ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ về an toàn giao thông. Chân thành cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự chương trình ngày hôm nay! Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong chương trình lần sau! 5. Chuyên mục “Sinh viên với hoạt động bầu cử” (2’45”) *MC nữ: - Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là một sự kiện trọng đại của đất nước, được toàn thể nhân dân quan tâm và hưởng ứng nhiệt tình. Tuy ngày 22/5 đã qua nhưng đối với mỗi người dư âm về ngày bầu cử vẫn còn đọng lại. Đặc biệt đối với sinh viên. Hãy cùng đến với tâm trạng, cảm xúc của sinh viên sau ngày bầu cử qua bài “Cảm xúc của sinh viên sau ngày bầu cử”. Cảm xúc của sinh viên sau ngày bầu cử Vậy là đợt bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân đã kết thúc tốt đẹp. Nhân dân cả nước đã chọn được những đại biểu đủ đức, đủ tài để thay dân nói lên những mong muốn, nguyện vọng của mình. Đối với đa số sinh viên các trường đại học, đây là lần đầu tiên đi bầu cử. Có lẽ cũng chính vì lý do đó mà dư âm của ngày 22/5 vừa qua vẫn còn đọng lại trong tâm trí họ. Những áp phích, tranh ảnh...phục vụ cho bầu cử vẫn hiện diện ở các tr ường đại học. Những câu chuyện bàn tán của sinh viên về các đại biểu trúng cử vẫn rộn ràng. Và đặc biệt là cảm xúc, tâm trạng của sinh viên khi lần đầu tiên thực hiện quyền công dân của mình vẫn vẹn nguyên. Vào ngày 22/5 vừa qua, các cử tri trẻ cùng hòa chung với không khí sôi nổi, hào hứng nhưng cũng không kém phần nghiêm túc tại các địa điểm bỏ phiếu trên địa
  16. bàn Hà Nội. Mặc dù kỳ bầu cử đã kết thúc được một tuần nhưng họ vẫn còn nhớ như in giây phút được cầm lá phiếu trên tay. Bạn Nguyễn Thị Hương, sinh viên trường đại học Phương Đông chia sẻ: Băng (10”): “Mình cảm thấy rất vui và vinh dự khi lần đầu tiên mình được đi bầu cử. Mình hy vọng các đại biểu được nhân dân chọn sẽ làm tốt trách nhiệm của mình, để xứng đáng với sự kỳ vọng của dân.” Nhưng không phải ai cũng có may mắn được hưởng quyền công dân ấy. Vì là lần đầu tiên được đi bầu cử nên Trần Văn Hưng, sinh viên Đại học Thương mại rất háo hức chờ tới ngày 22/5. Nhưng thật không may, khi chỉ cách ngày bầu cử một ngày bạn bị đau ruột thừa, phải vào viện cấp cứu nên không thể đi bầu được. Bạn Văn Hưng ngậm ngùi nói: Băng (10”): “Thực sự thì em rất buồn, hôm đó bọn bạn em đi bầu cử hết, c òn em thì phải nằm ở viện. Em lại phải đợi 5 năm nữa mới được đi bầu cử. Đến lúc ấy em lại ra trường rồi, không còn là sinh viên nữa.” Đó chỉ là một trong những trường hợp bị “lỡ hẹn” với kỳ bầu cử vừa qua của cả nước. Các bạn sinh viên đó vẫn chưa được trải qua cảm giác hồi hộp, hãnh diện và vui sướng khi lần đầu tiên đi bầu cử. Còn đối với bạn Nguyễn Thu Trang, sinh viên Đại học Hà Nội thì kỳ bầu cử vừa qua với bạn lại là một kỷ niệm không thể nào quên. Hôm đó chiều tối bạn mới đi bầu cử nhưng lại quên mang theo thẻ cử tri. Trên đường quay về nhà lấy, bạn bị
  17. hỏng xe. Và kết quả, Thu Trang là cử tri cuối cùng của ngày 22/5 tại địa điểm bỏ phiếu. Thu Trang vui vẻ kể lại: Băng (15”): “Lúc sửa xe xong, mình đã đạp xe rất nhanh để quay lại trường. Trên đường đi thì mình cứ nghĩ sẽ không kịp. Nh ưng rất là may mắn là đồng hồ mình luôn chạy nhanh 5 phút, do đó mình đã tự tay bỏ phiếu vào hòm và thực hiện quyền công dân.” Các bạn sinh viên không những là cử tri tích cực, am hiểu về luật bầu cử mà còn tự mình ứng cử, mong muốn đóng góp sức trẻ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó chứng tỏ sự quan tâm và tinh thần trách nhiệm rất cao của sinh viên đối với đất nước. Bên cạnh đó, sinh viên còn chính là đội ngũ hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ phụ trách công tác bầu cử tại các trường. Chính các bạn là người cảm nhận rõ nhất không khí tại địa điểm bầu cử ở các tr ường đại học. Ai nấy đều cố gắng góp phần nhỏ bé của mình để buổi bầu cử thành công tốt đẹp. 6. Ca khúc: (3’) *MC nam: -Thưa quý vị và các bạn! Bây giờ là thời gian dành cho ca khúc theo yêu cầu. *MC nữ: - Chúng ta sẽ cùng đến với yêu cầu ngày hôm nay.
  18. Băng (15”) “Mình là Nguyễn Hải Yến, đang là sinh viên năm 3 trường đại học Kinh tế quốc dân. Mình muốn gửi bài hát “ Từ một ngã tư đường phố” đến bạn Đặng Ph ương Huyền, một người bạn thân của mình học tại trường Đại học giao thông vận tải. Rất mong chương trình gửi bài hát này đến cho bạn Huyền.” *MC nam: - Hãy cùng thưởng thức bài hát “Từ một ngã tư đường phố” do ca sĩ Kim Vỹ trình bày. Phát ca khúc 7. Tiết mục “Đồng hành cùng bạn” (3’15”) ( Nhạc tiết mục) *MC nam: - Tiếng Anh đang trở thành thứ ngôn ngữ không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Do đó, để đáp ứng nhu cầu rèn luyện tiếng Anh không ngừng tăng của sinh viên, nhiều câu lạc bộ đã được thành lập. Hôm nay, chương trình xin mời các bạn làm quen với câu lạc bộ tiếng Anh trường Đại học Luật, Hà Nội. EC.L – điểm đến của những bạn trẻ yêu Tiếng anh Được thành lập từ năm 2001, EC.L – câu lạc bộ tiếng Anh trường Đại học Luật đã tròn 10 năm tuổi. Với mục đích ban đầu là tạo nên một nhóm sinh viên cùng nhau học tập và nâng cao trình độ tiếng Anh, đến nay câu lạc bộ đã trở thành một môi trường rèn luyện tiếng Anh thoải mái cho nhiều sinh viên luật.
  19. Câu lạc bộ có hơn 40 thành viên nòng cốt. Đến đây, các bạn trẻ được cùng nhau trao đổi, thảo luận các chủ đề về tiếng Anh tổng quát và tiếng Anh chuyên ngành luật. Bằng phương pháp tự học, tự rèn cho nhau, thành viên câu lạc bộ có cơ hội phát triển khả năng nghe, cách phát âm sao cho đúng và chuẩn nhất. Điểm đặc biệt của câu lạc bộ là các thành viên phải trao đổi với nhau bằng tiếng Anh, kể cả khi ngồi nói chuyện vui. Tuy lúc đầu còn ngượng ngùng nhưng dần dần các bạn đã cảm thấy thoải mái hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh. Điều này giúp tăng khả năng nói lưu loát và sự tự tin. Không chỉ tự tổ chức những cuộc thi hùng biện, các cuộc thi hát bằng tiếng Anh, các thành viên của câu lạc bộ còn tìm kiếm những cuộc thi ngoài phạm vi nhà trường để tham gia. Điển hình là cuộc thi Beepro 2011 do Englishclub – FTU tổ chức tại trường Đại học Ngoại Thương đã thu hút nhiều thành viên. Bạn Nguyễn Linh Chi – chủ nhiệm câu lạc bộ tiếng Anh EC.L chia sẻ: Băng (24”): Từ ngày thành lập đến bây giờ, bọn mình cố gắng để cho sinh viên trường Luật tiếp cận tiếng Anh một cách nó thoải mái hơn, không bị khuôn mẫu hay gò bó như là trên lớp học sách giáo khoa. Mục đích thứ hai mà bọn mình muốn đưa ra đó là tạo ra một cộng đồng để chia sẻ những cái mà các bạn quan tâm, những cái sở thích của các bạn ấy. Qua đó thì cũng phát triển lên một tổ chức cho nhà trường. Bên cạnh đó, đối với những bạn mà khả năng sử dụng tiếng Anh còn chưa tốt, EC.L đã tổ chức những lớp gia sư miễn phí để giúp đỡ các bạn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Đội ngũ gia sư là các thành viên trong câu lạc bộ có nền tảng tiếng Anh vững chắc và khả năng truyền đạt cao.
  20. Không chỉ đơn thuần là một câu lạc bộ chia sẻ học thuật, EC.L còn là một ngôi nhà chung gắn kết tình cảm bạn bè, sẻ chia những khoảnh khắc vui buồn trong cuộc sống. Các bạn thường xuyên tổ chức những buổi đi chơi, tham quan viện bảo tàng, du lịch phố cổ, vừa để thư giãn vừa nâng cao trình độ giao tiếp. Bạn Dương Anh Vũ, một thành viên của câu lạc bộ tâm sự: Băng (13”): Sau 2 năm, em thấy đây không chỉ là một câu lạc bộ mà nó còn là một gia đình để cho tất cả mọi người tìm đến như một chỗ dựa vững chắc ngoài những giờ học căng thẳng trên trường. Hào hứng khi được tham gia câu lạc bộ, bạn Nguyễn Hồng Mây – sinh viên năm thứ 2 Đại học Luật chia sẻ: Băng (20”): Khi tham gia vào câu lạc bộ thì không chỉ học tập tiếng Anh mà gặp khó khăn trong môn nào đấy thì mình có thể hỏi các anh chị và các bạn. Còn về việc tham gia vào các sự kiện lớn thì mình có kinh nghiệm trong việc tổ chức nên sẽ có nhiều cái hiểu biết hơn. Năm nay, nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm tròn 10 năm câu lạc bộ ra đời, EC.L đã tổ chức thành công cuộc thi hát karaoke tiếng Anh mang tên “Flyin’ Emotion Contest 2011”. Đây là một sân chơi bổ ích để các bạn sinh viên trong trường thể hiện tài năng ca hát và khả năng ngoại ngữ. Điểm hấp dẫn của cuộc thi đó là các thí sinh được thả sức biểu diễn mà không sợ quên lời nhờ một màn hình lớn chạy lời bài hát. Cuộc thi đã thu hút gần 70 sinh viên trong trường tham gia với những phần trình diễn hết sức tự tin và trẻ trung.
nguon tai.lieu . vn