Xem mẫu

  1. CHƯƠNG IV KẾ HOẠCH HÓA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ, PHÁT TRIỂN ĐIỂM DÂN CƯ ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRÊN MỖI VÙNG LÃNH THỔ I. Định hướng phát triển đô thị Việt nam. A. Định hướng tổng quát phát triển đô thị Việt Nam : 1, Mạng lưới đô thị nước ta hiện có khoảng 521 đô thị lớn nhỏ, (5 thành phố trực thuộc trung ương, 61 thành phố thị xã trực thuộc tỉnh và 440 thị trấn), phân bố tương đối đều đặn trên lãnh thổ hẹp, dài. Mạng lưới đô thị đó tạo được điều kiện thuận lợi “để khai thác thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, mỗi ngành; tập trung thích đáng cho các ngu ồn lực cho các lĩnh vực, các địa bàn trọng điểm, có điều kiện sớm đ ưa lại hiệu quả kinh tế cao” (Báo cáo chính trị Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ thuộc Đại hội Đảng VII). Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII) nêu phương hướng phát triển đô thị nước ta trong thời gian tới là : “cải tạo, mở rộng, nâng cấp đô thị hiện có, xây dựng Hà nội, thành phố H ồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ thành nh ững trung tâm lớn, song tránh sự tập trung quá đông dân cư. Nâng cấp một số đô thị loại vừa, trước hết là các đô thị nằm trên các trục giao thông chính, ở các cửa khẩu, các địa bàn Kinh tế trọng điểm. Phát triển mạng lưới đô thị nhỏ (thị trấn, thị trí) làm ch ức năng trung tâm Kinh tế-Xã hội của huyện hoặc làm vệ tinh cho các đô th ị lớn và vừa” (Nghị quyết trung ương 7 khóa VII). Ví dụ như : Theo quy hoạch, đến năm 2030 thành phố Quảng Ngãi s ẽ được xây dựng phát triển trọng tâm hai bên dòng Sông Trà, gắn kết chặt chẽ với Khu kinh tế Dung Quất, không gian đô thị hướng biển, liên k ết với khu du lịch biển Mỹ Khê, biển Nghĩa An, cảng Sa Kỳ và tuyến kinh tế ven biển của tỉnh. Bản đồ quy hoạch tổng thể thành phố
  2. Quảng Ngãi - Ảnh QNP Theo quy hoạch do UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố, thành phố Quảng Ngãi đến năm 2030 có tổng diện tích trên 14.230 ha, trong đó đất nội thị là 10.179 ha, bao gồm khu vực thành phố hiện hữu và khu vực dự kiến mở rộng về phía Đông và phía Bắc (9 xã thuộc huyện Sơn Tịnh: xã Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ và thị trấn Sơn Tịnh và 3 xã thuộc huyện Tư Nghĩa là Nghĩa Hà, Nghĩa Phú, Nghĩa An). Vùng trung tâm thành phố năm 2030 có diện tích tự nhiên khoảng trên 4.000 ha, dân cư dự kiến khoảng 194.000 người. Tại khu vực các phường, các trục trung tâm đô thị như đường Lê Lợi, Quang Trung, Hùng Vương, Phan Bội Châu,… sẽ được giữ ổn định về l ộ giới, với tính chất là các trục trung tâm thương mại, dịch vụ h ỗn h ợp c ủa đô thị như hiện nay. Thành phố trong tương lai sẽ khai thác triệt để các khu vực mặt tiền bờ sông, xây dựng các khu đô thị mới với chức năng sử dụng hỗn h ợp (nhà ở, thương mại, dịch vụ, văn phòng), phát triển các khu đô thị mật độ cao và xây dựng các trung tâm y tế chất lượng cao,… 2, Tại các đô thị, với mức độ khác nhau, cần huy động mọi nguồn vốn của các thành phần Kinh tế và của nước ngoài “đầu tư phát tri ển mạnh công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng, giải quyết vi ệc làm, tăng nhanh sản phẩm xã hồivà thu nhập quốc dân để các đô thị làm hạt nhân thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa trong vùng và trên cả nước” (Nghị quyết Trung ương 7 Khóa VII) Ví dụ như: Dự án Phát triển xây dựng đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Đây là một trong những dự án hạ tầng giao thông quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Khu kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần nâng cao đời sống nhân dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, thành phố Đà Nẵng nói riêng. Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài gần 140km, bao gồm 131,5km đường cao tốc, 8,02km đường nối với QL1A. Dự án do Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư (PMU 85 làm đại diện) với tổng mức dự toán 29.203 tỷ đồng (xấp xỉ 209 tỷ đồng/km) từ nguồn vốn vay của WB (576 triệu USD, tương ứng 38%), Jica (725 triệu USD, tương ứng 48%) và vốn đối ứng của phía Việt Nam (khoảng 200 triệu USD t ương ứng 14%). Trong đó, phần vốn vay sẽ được sử bằng dụng đầu tư xây dựng, v ốn đ ối ứng phía Việt Nam sẽ phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt.
  3. -Vận tải biển nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và trong khu v ực, góp phần quan trọng vào việc đưa nền kinh tế Việt nam h ội nh ập v ới n ền kinh tế quốc tế. Mặc dù, do ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng tài chính thế giới và những tác động của một số yếu tố bất lợi khác nên ho ạt động của ngành Hàng hải trong thời gian gần đây vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các đô thị ven biển phải luôn là điểm tựa để phát triển kinh tế biển của cả nước, của các tỉnh vùng ven biển, một số đô thị trở thành điểm tựa để giao lưu với bên ngoài, phát triển kinh tế vùng biên giới. Các đô thị trong những vùng du lịch trọng điểm phải trở thành điểm tựa cho các ngành công nghiệp du lịch có quy mô ngày càng tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta. Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ bi ển, bảo đảm vững chắc quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đ ất nước là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế biển theo tinh th ần Nghị Quyết hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, là đòi h ỏi rất l ớn đang được đặt ra đối với Ngành trong giai đoạn hiện nay. Với 3.200 kilômét bờ biển, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vực vận tải công nghiệp ở Việt Nam. V ới t ổng s ố trên 80% hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước. Từ năm 1995 đến nay, Ngành luôn đi cùng sự tăng trưởng giao thương hàng hóa và cùng có tốc độ gia tăng sản lượng bình quân 15%/năm. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng trên dưới 20% trong mười năm qua, Ngành càng ngày càng khẳng định vai trò xương sống cho sự phát triển thương mại của đất nước. Ngành hàng hải bao gồm ba lĩnh vực chính: cảng biển, đội tàu biển và các dịch vụ hàng hải khác, cụ thể: Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đ ến năm 2010, chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng các cảng biển và hình thành được 3 trung tâm cảng ở miền Bắc (gồm Hải Phòng, Quảng Ninh); ở miền Trung (gồm Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nh ơn, Nha Trang) và ở miền Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà R ịa - Vũng Tàu). Trong các trung tâm cảng, cũng đã hình thành cảng cửa ngõ quốc tế như cảng Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện), cảng Bà R ịa - Vũng Tàu (khu vực Cái Mép - Thị Vải), đặc biệt là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong - Khánh Hòa. Tuy nhiên, bản Quy hoạch này được xây d ựng
  4. trong bối cảnh nền kinh tế của chúng ta còn khó khăn, hàng hóa, tàu thuyền đến cảng còn ít, do đó mục tiêu chúng ta đưa ra là hệ thống c ảng biển chủ yếu đáp ứng thông qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu b ằng đường biển theo yêu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đất nước. - Các đô thị nhỏ là những điểm tựa để phát triển kinh t ế - xã h ội nông thôn, làm cho nông dân và nông thôn ngày càng khá gi ả, “gi ảm bớt sự cách biệt về trình độ phát triển Kinh tế, văn hóa xã h ội giữa thành thị và nông thôn, hạn chế việc di chuyển dân cư từ nông thôn vào các đô thị, khuyến khích nông dân rời ruộng không rời làng, phát triển ngành nghề trên địa bàn, không làm nông nghiệp nhưng vẫn sinh sống ở nông thôn” (Văn kiện Hội nghị Trung ương 7). Năm 2006 ở Trung Quốc được gọi là năm “phát triển nông thôn”, suy cho cùng bài toán phát triển bền vững ở đô thị lại có nguồn g ốc t ừ nông thôn. Sự phát triển mạnh mẽ ở nông thôn không chỉ hỗ trợ cho đô th ị phát tri ển như cung cấp lương thực thực phẩm, tiêu thụ sản phẩm công nghiệp do đô thị tạo ra, mà còn làm giảm áp lực lên đô thị. Chính phủ VN cũng đang cố gắng phát triển “điện, đường, trường, trạm, chợ” ở các vùng sâu, vùng xa để cân bằng sự phát triển. Ví dụ như: Quy hoạch phát triển huyện Bình Sơn- Quãng Ngãi phải tính đến các yếu tố hội nhập quốc tế (APEC, ASEAN, WTO...), thu hút v ốn đầu tư, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để khai thác các y ếu tố thuận lợi hơn so với các huyện khác của tỉnh trong xuất kh ẩu các s ản ph ẩm hàng hóa có thế mạnh khi hội nhâp, song cũng là nơi chịu tác động cạnh tranh trực tiếp và mạnh mẽ của hàng hóa nước ngoài khi tham gia WTO. Mặt khác, nơi đây cũng sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu nước, ô nhiễm môi trường, ... và phải có những biện pháp chiến lược để phòng ngừa những rủi ro do các vấn đề môi trường ô nhiễm gây ra. Tức là phải tính đến các vấn đề kinh tế, xã h ội, môi trường và phát tri ển b ền vững, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Quy hoạch phát triển huyện Bình Sơn phải được đặt trong tổng th ể vùng trọng điểm miền Trung, của tỉnh Quảng Ngãi và quy hoạch phát triển huyện Bình Sơn là quy hoạch phát triển một lãnh th ổ trọng đi ểm của vùng, của tỉnh, phát triển trong thế liên kết Đông - Tây và Bắc - Nam. Quy hoạch phát triển huyện Bình Sơn phải tính đến phát triển liên k ết, hợp tác và hỗ trợ phát triển giữa khu vực KKT Dung Quất và các khu v ực ngoài KKT Dng Quất, đồng thời phải tính đến các giải pháp giảm chênh
  5. lệch vùng giữa 3 xã miền núi với các nơi khác của huyện cũng nh ư giữa KKT Dung Quất và các khu vực khác trên địa bàn huyện. - Phát triển đô thị phải luôn luôn gắn bó với quốc phòng. Đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhanh chóng đưa tỉnh Quảng Ngãi thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khá trong khu vực, giải quyết được nhiều việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tăng cường an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đầu tư có trọng tâm vào các ngành có lợi thế so sánh cao nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tạo đột phá trong phát triển công nghiệp trước hết là các ngành công nghiệp cơ bản tạo giá trị gia tăng cao làm tiền đề vững chắc cho phát triển các ngành dịch vụ và nông nghiệp sinh thái chất lượng ngày càng cao, giải quyết việc làm cho người lao động; xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong tầm nhìn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2020 đã xác định về phát triển lãnh thổ của Quảng Ngãi là: Đến năm 2025, Quảng Ngãi sẽ có 3 trọng điểm phát triển lớn là: Phía Bắc là khu vực Bình Sơn với KKT Dung Quất và xu hướng phát triển và mở rộng khu kinh tế này về phía Nam và Tây Nam, giáp bờ Bắc sông Trà Khúc và Đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. 3, Đang có những thuận lợi và thời cơ lớn để đẩy tới một bước sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đẩy nhanh t ốc đ ộ đô thị hóa, gia tăng mức độ đô thị hóa ngang tầm với mức đ ộ công nghiệp hóa. Đồng thời phải rút kinh nghiệm của các nước đang phát triển, hướng quá trình đô thị hóa Việt Nam theo con đường phát triển bền vững. Ở đây đặt ra :
  6. - Sử dụng đất đô thị phải hợp lý, hạn chế việc chuyển đất nông nghiệp màu mỡ thành đất đô thị. Ở nước ta, tình hình buông lỏng quản lý, nôn nóng chạy theo các lợi ích kinh tế ở nhiều địa phương, tự phát chuyển mục đích sử dụng đất, t ạo ra sự rối loạn trong sử dụng đất, để lại tác động rất xấu đến môi trường hiện đang nhức nhối hơn cả. Điển hình là trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998 có dự báo, đến năm 2010, diện tích đô thị khoảng 243.000 ha, chiếm 1,4% diện tích cả nước. Nhưng thực tế chỉ đến năm 2005, di ện tích đô thị cả nước đã là trên 325.000 ha, vượt quá 1,8 lần so với dự báo diện tích đất đô thị đến năm 2010. Sự thiếu chính xác và lạc hậu của số liệu th ống kê tình hình s ử d ụng đ ất cũng được TS. Nguyễn Văn Chinh - Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đồng quan điểm. TS. Chinh phản ánh, theo số liệu thống kê đến ngày 1/1/2010, đ ồng b ằng sông Hồng còn hơn 20.000 ha đất bằng chưa sử dụng, trong đó Hà N ội còn gần 4.300 ha, Hải Phòng còn hơn 2.400 ha, Nam Định còn hơn 4.100 ha, Ninh Bình còn gần 5.000 ha, Thái Bình còn gần 1.700 ha... "Song qua thực tế quy hoạch nông nghiệp ở các địa phương, chúng tôi thấy các t ỉnh trên không còn diện tích chưa sử dụng". - Phải coi trọng bảo vệ môi trường sống, hạn chế tác hại của thiên tai, bảo vệ tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên (n ước ng ầm, núi, sông, hồ,biển v.v..), bảo vệ các di tích lịch sử và văn hóa có giá tr ị ngay từ lúc mới xây dựng đô thị mới. Ví dụ: Trong thời gian tới Quảng Ngãi sẽ quy hoạch xây dựng Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi do Công ty Cổ phần Đầu tư Năm B ảy B ảy làm chủ đầu tư, dự án được quy hoạch và xây dựng theo tiêu chuẩn đô th ị cao cấp, chuẩn mực văn minh hiện đại. Từ dự án xuôi theo h ướng Nam 1 km là thành phố Quảng Ngãi, ngược ra Bắc 20 km là Khu kinh t ế Dung Qu ất, dự án nằm trên quốc lộ 1A và tỉnh lộ 623 nối dài nên rất thuận lợi về giao thông. Cách dự án khoảng 800m là cầu Trà Khúc với kết cấu bê-tông dự ứng lực bắc ngang sông tạo nên một không gian kiến trúc hài hoà v ề môi trường cảnh quan tự nhiên.
  7. Bản đổ quy hoạch dự án Khu dân cư Sơn Tịnh - Quảng Ngãi là dự án có cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu an cư, học tập, sinh hoạt và gi ải trí c ủa c ư dân thuộc dự án và vùng lân cận. Đặc biệt, đây là dự án do Công ty SMEC - là đơn vị thiết kế hàng đầu của Australia tư vấn và lập quy hoạch. Sản phẩm của dự án bao gồm: Khu dịch vụ công cộng với các khách s ạn, khu nghỉ dưỡng, siêu thị, chợ, trường học, trung tâm y tế, nhà hành chính; khu nhà ở bao gồm nhà liên kế và nhà biệt thự với tổng cộng 2.697 nền; khu công viên, cây xanh, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… Tất cả s ẽ t ạo thành quần thể không gian sống đẳng cấp hiện đại, cộng đồng văn minh quyện chặt trên nền tảng môi trường thiên nhiên thân thiện. - Quá trình phát triển đô thị phải “bảo đảm tăng tr ưởng kinh t ế g ắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển “. (Văn kiện hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ). Cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ ngày 1-7-1997 làm cho một loạt các nước châu Á bị thụt lùi khoảng 5-7 năm. Khởi đầu từ Thái Lan, phản ứng dây chuyền dẫn tới các nước Indonesia, Singapore, Hàn Quốc... Thái Lan đã vay tiền của IMF, của Mỹ nhằm tập trung phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật khổng lồ, hàng trăm tòa cao ốc mọc lên ở trung tâm thành phố với kỳ vọng s ẽ kiếm lời từ việc cho thuê văn phòng, nhà ở, nhưng điều mong ước này không trở thành hiện thực mà đưa đến thảm họa do đến kỳ trả nợ mà các công trình chưa đưa vào khai thác hoặc khai thác không hiệu quả. Đây là một ví d ụ cho việc mất cân đối giữa phát triển kinh tế và xã hội. VN là một quốc gia nghèo nhưng tiền vay nợ cũng đến gần 30 tỉ USD, tính ra mỗi đầu người dân từ già đến trẻ phải nợ nước ngoài khoảng 300 USD. Một
  8. ví dụ rất điển hình là chúng ta đang sử dụng vốn ODA không hiệu quả, r ất nhiều dự án lớn vay tiền của WB nhưng hiệu quả kém mà không biết đến bao giờ mới trả nợ được. Người ta còn đưa rất nhiều ví dụ khác như duy kinh tế coi nhẹ văn hóa và xã hội, đưa đến khoảng cách giàu nghèo, xung đ ột xã hội, mâu thuẫn tôn giáo ngày một gia tăng do chỉ tập trung s ự quan tâm vào “tăng trưởng, tăng trưởng và tăng trưởng B. Tăng trưởng của đô thị. 1. Sự tăng trưởng của đô thị là sự tăng dân số trong đô thị. Tỷ lệ của dân cư đô thị trên tổng dân số tại thời điểm nhất định được gọi là mức độ đô thị hóa. Ở Việt Nam năm 1990 tỷ lệ đó là 20%, năm 1999 là 23,5%. Thời gian qua do kinh tế đô thị chưa phát triển nên quá trình phát triển đô thị nước ta chậm. Hy vọng từ 2000-2010, đô thị Việt Nam sẽ được phát triển nhanh hơn, đạt tỷ lệ 30-35% dân cư sống ở đô thị vào 2010. Mức độ gia tăng dân cư đô thị những năm đến chủ yếu là do tăng cơ học. Trong những năm gần đây Việt Nam có tốc độ đô thị hóa (ĐTH) khá nhanh. Tuy nhiên vẫn còn thấp so với các nước. NHẬT BẢN VIỆT NAM TỐC ĐỘ TỐC ĐỘ NĂM NĂM ĐTH\TỔNG ĐTH\TỔNG DÂN SỐ(%) DÂN SỐ(%) 1868 8 1936 7.9 1920 23 1955 11 1925 25 1975 21.5 1940 39.6 1981 18.6 1950 42 1989 19.7 1970 48 1996 21 1985 68 1999 23.5 1990 91.7 2020 33 1995 93 2050 50 Bảng So sánh tốc độ đô thị hóa của Việt Nam với Nh ật B ản qua các th ời kì 2, Khi xem xét sự tăng trưởng đô thị đồng thời phải xem xét mật độ dân số trong các đô thị . Hiện nay, ở một số khu vực nội thành của một số thành phố lớn, mật độ dân số đã vượt mức chấp nhận được từ 2-3 lần.
  9. VD: Biểu đồ dân số TP Hồ Chí Minh qua các năm Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở do UBND TP.HCM công bố ngày 23-10-2009, dân số của Thành Phố là 7,123 triệu người, tăng hơn 2 triệu dân trong vòng 10 năm. Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn TP.HCM chính thức công bố chiều 23-10-2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của thành phố trong giai đoạn 1999 - 2009 tiếp tục tăng cao, bình quân 1 năm dân số thành phố tăng 3,53%, chủ yếu là tăng cơ học. Trong 10 năm trở lại đây, dân số TP.HCM tăng thêm hơn hai triệu người. Trong khi tỷ lệ này của giai đoạn 1979 - 1989 là 1,63% và giai đoạn 1989 - 1999 là 2,36%. Đáng chú ý nếu như trong hai thời kỳ 1979 - 1989 và 1989 - 1999 dân số thành phố tăng chủ yếu do yếu tố tăng tự nhiên thì trong 10 năm trở lại đây dân số thành phố tăng chủ yếu là tăng cơ học.
  10. Điểm đáng chú ý nữa là biến động dân số của thành phố có xu hướng giảm ở các quận trung tâm, quận nội thành; tăng nhiều ở các quận ven, quận mới và tăng chậm ở các huyện. Dân số các quận trung tâm giảm do việc di dời một số hộ dân để thực hiện các dự án nâng cấp đô thị, đồng thời do giá nhà và nhu cầu thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng ở các khu vực này tăng cao nên nhiều hộ dân đã cho thuê nhà, dời ra các quận mới, quận ven sinh sống. Còn gia tăng dân số tại các quận ven và quận mới có sự góp phần đáng kể của tăng cơ học ( khu vực huyện Bình Chánh cũ, hiện là quận Bình Tân và huyện Bình Chánh (mới), số dân tăng rất cao, gấp 3 lần năm 1999 do nhiều hộ dân từ các quận nội thành dời ra và người từ các tỉnh khác chuyển đến). Quy mô dân số bình quân quận huyện của thành phố hiện là 296.806 người, bằng 1,3 lần quy mô dân số bình quân quận huyện của năm 1999, trong đó quận Bình Tân là quận có dân số cao nhất với 572.796 người, quận Gò Vấp thứ nhì với 515.954 người. Huyện Cần Giờ có dân số thấp nhất trong số 24 quận, huyện với 68.213 người, kế đó là huyện Nhà Bè với 99.172 người. Dân số bình quân phường xã của thành phố cũng đã ở mức 22.122 người, tăng 39,2% so với năm 1999. Một số phường, xã hiện có quy mô dân số tương đương cấp huyện như phường Bình Hưng Hoà A 98.266 người, phường Bình Trị Đông ( cùng quận Bình Tân ) 70.820 người... Ngoài ra, với dân số thành thị chiếm 83,24% tổng dân số toàn thành, TP.HCM vẫn là thành phố có mức độ đô thị hoá cao nhất cả nước. Mức độ dân số thành thị của TP.HCM hiện cao hơn gấp đôi so với thành phố Hà Nội ( 40,8% ). Tính đến 0 giờ ngày 1-4-2009, tổng số dân của Thành Phố HCM là 7.123.340 người ( nữ 3.697.415 và nam 3.425.925 ), so với tổng điều tra dân số ngày 1-4-1999, sau 10 năm dân số của thành phố tăng thêm 2,086 triệu người, tăng 41,4% và chiếm 22% số dân tăng thêm của cả nước trong 10 năm ( 9,47 triệu người ). Tổng số hộ dân toàn thành đạt mức 1.812.086 hộ. Mật độ dân số thành phố cũng đã đạt 3.400 người/km2, tăng 41,4% so với mật độ dân số thành phố 10 năm trước ( 2.404,4 người/km2 ).
  11. 3, Sự tăng trưởng của đô thị phải kèm theo sự tăng trưởng về kinh t ế, nghĩa là phải tăng GDP và thu nhập trên đầu người thì đô th ị m ới có s ức sống để phát triển lâu dài. Ở Việt Nam, thời kỳ 1991-1995, đô thị đóng góp 40% GDP/đầu người ở đô thị phải đạt 730 USD, trong đó ở đô thị loại I và II phải đạt 800-1000 USD, ở các đô thị còn lại phải đạt 400-600 USD. VD: Ngày 24/6, UBND TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2009, GDP của TP đạt tốc độ tăng trưởng 11%, tăng gần 2,4 lần so với mức tăng của 6 tháng đầu năm trước (4,6%) và là mức tăng trưởng cao nhất so với các nửa đầu năm kể từ năm 2006 đến nay. Trong tổng GDP của TP 6 tháng đầu năm 2009, khu vực dịch vụ chiếm 52,4% GDP, tăng 10,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng tới 33,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của TP đã khôi phục trở lại sau khủng hoảng. TP.HCM đặt ra chỉ tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 11% trong năm 2010 Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 76.965 tỷ đồng, trong đó thu nội địa 42.495 tỷ đồng, đạt 50,11% dự toán cả năm và tăng 33,01% so với cùng kỳ năm trước, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 25.200 tỷ đồng, đạt 53,5% dự toán và tăng 9,49%. Tổng thu nhập binh quân đầu người đạt mức khoảng 2.800USD\người
  12. Cùng với đó, tăng trưởng công nghiệp dự kiến đạt hàng năm 11%, nông nghiệp 5%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2015 sẽ là dịch vụ 57%, công nghiệp 42% và nông nghiệp 1%. Trong các lĩnh vực an sinh-xã hội, theo Ủy ban Nhân dân thành phố, đến cuối năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập 10 triệu đồng/người/năm cơ bản hoàn thành (còn dưới 2%), đạt tỷ lệ 13 bác sĩ/10.000 dân, 90% hộ dân đô thị được cấp nước sạch, 90% hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, hoàn thành xây dựng 25 xã nông thôn mới. . 4, Sự tăng trưởng đô thị Việt Nam sẽ tập trung vào 3 địa bàn kinh tế trọng điểm : Tam giác phát triển phía Nam : Thành phố Hồ Chí Minh - Đ ồng Nai Biên hòa -Bà Rịa Vũng tàu VD: đô thị Phú MỸ Hưng, ( TP Hồ Chí Minh) Tam giác phát triển phía Bắc : Hà Nội - Hải Phòng - Quãng Ninh. VD: đô thị Bắc An Khánh (Hà Nội) Công ty Xây dựng Posco (Hàn Quốc) liên doanh với Tổng công ty Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã được trao giấy phép đầu tư dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh (Hà Tây). Đây là khu đô thị lớn nhất miền Bắc, với số vốn đầu tư lên đến 2,1 tỷ USD. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 5 năm tới, bao gồm hai phần, khu đô thị Bắc An Khánh và phần kéo dài của đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, với tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD. Khu đô thị mới sẽ được xây dựng với mô hình hiện đại vào bậc nhất của Việt Nam hiện nay, trên diện tích đất 264 ha tại khu vực An Khánh của tỉnh Hà Tây. Đây là khu kết nối hàng loạt Phối cảnh dự án. khu đô thị trong vùng như Quốc Oai, Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây, Miếu Môn... Dự án sẽ quy hoạch các điểm, cụm công nghiệp, trường đại học, các khu du lịch giải trí phía tây Hà Nội như sân
  13. golf Đồng Mô, Suối Hai, làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu công nghệ cao Hòa Lạc, trường ĐH Quốc gia… Dự án khu đô thị chia làm nhiều giai đoạn, được tiến hành từ nay và hoàn thành vào năm 2020, cung cấp 7.600 hộ chung cư, nhà vườn, biệt thự, nhà liền kề... Các căn hộ chung cư ở đây sẽ được ứng dụng nhiều công nghệ mới như công nghệ dự ứng lực (Bỉ), công nghệ trượt lõi cứng (Áo) và cũng sử dụng nhiều loại vật liệu mới. Đặc biệt, dự án còn xây dựng một tòa nhà 75 tầng, cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Đây là tòa tháp đa năng với hàng chục nghìn m2 sàn dùng cho văn phòng, trung tâm giao dịch quốc tế, thương mại, dịch vụ... Một số nhược điểm tại các khu đô thị hiện nay sẽ được khắc phục tại Bắc An Khánh. Mật độ xây dựng sẽ thông thoáng hơn. Việc hoàn thiện, chống thấm sẽ đạt tiêu chuẩn cao. An Khánh cũng trở thành khu đô thị hoàn chỉnh với hạ tầng xã hội đạt đẳng cấp cao như nhà hát, bảo tàng, trường học, bệnh viện, hệ thống đỗ xe ngầm… Đường cao tốc dài 27,8 km nối đường Láng của Hà Nội và khu Hòa Lạc của tỉnh Hà Tây cũng sẽ được tiến hành đồng thời, chiếm 350 triệu USD trong tổng vốn đầu tư của toàn dự án. Đường có 6 làn dành cho xe ô tô và 4 làn cho xe hai bánh. Khi hoàn thành, đây sẽ là đường cao tốc hiện đại bậc nhất Việt Nam với tốc độ tốc đa cho phép 120 km/h và là đường cao tốc duy nhất có làn đường riêng cho ôtô và xe hai bánh. Tam giác phát triển miền Trung : Huế -Đà Nẵng -Quãng Ngãi Dung Quất. VD: khu đô thị VinaCapital Square tại TP Đà Nẵng - Ngày 3/8, UBND TP Đà Nẵng cho biết đã chính thức cho phép quỹ VinaCapital đầu tư xây dựng dự án khu đô thị VinaCapital Square với tổng vốn đầu tư 325 triệu USDtại khu vực 9ha phía đông cầu quay Sông Hàn. Đây là dự án bất động sản được coi là lớn nhất từ trước đến nay tại Đà Nẵng. Theo thiết kế, khu đô thị này sẽ có hai trung Mô hình khu đô thị tâm mua sắm, điện ảnh... rộng 30.000m2 VinaCapital Square. cộng với một khách sạn 5 sao 300 phòng và một khách sạn 4 sao 300 phòng cùng trung tâm hội nghị triển lãm rộng 25.000m2. Tòa nhà cao nhất thuộc dự án này cao 42 tầng dùng để cho thuê hai mặt nhìn ra sông Hàn và bán đảo Sơn
  14. Trà. Ngoài ra, nhà đầu tư sẽ xây dựng hơn 1.000 căn hộ cao cấp (rộng 120-125m2) và gần 300 căn hộ dịch vụ cùng một khu biệt thự ba tầng với thiết kế 180m2/biệt thự. Đặc biệt, tại khu vực này toàn bộ các bãi xe đều được thiết kế nằm dưới mặt đất. C. Đất đai đô thị . 1, Đến nay cả nước có diện tích đất nội thành, nội th ị đ ạt quy mô 1.102.335 ha, chiếm 3,3% đất tự nhiên Việt Nam (Đông Nam bộ : 7%; khu IV cũ 1,7%), dân số đô thị chiếm 23,5% dân số cả nước (1999). Theo số liệu năm 2005 thì Việt Nam có diện tích đất ở tại đô thị, cả nước có 1.153.549 ha. 2.Trong quản lý đô thị có một vấn đề cần giải quyết là : Thừa nh ận hay không thừa nhận thị trường nhà đất ở đô thị ? Một trong những vấn đề cũng cần phải quan tâm là tham nhũng trong quản lý và sử dụng đất đai hiên nay. Ta có: Tham nhũng = Độc quyền + Độc đoán – Trách nhiệm giải trình – Minh bạch. Tham nhũng trong việc quy hoạch sử dụng đất, thu h ồi đ ất, - giao đất, cho thuê đất và tính toán bồi thường, hỗ tr ợ, tái định cư Tham nhũng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền s ử d ụng - đất còn gọi là cấp “sổ đỏ” Tham nhũng do cơ chế chính sách không đồng b ộ, qu ản lý - chồng chéo 3, Tuy đô thị chưa phát triển, nhưng giá đất ở đô th ị Việt Nam rất cao, thậm chí còn cao hơn nhiều nước trong khu vực, gây nhiều hậu quả xấu đến kinh tế : - Giá đất cao làm cho giao thông công trình tăng vọt, tăng chi xây d ựng c ơ bản của ngân sách, gây lạm phát.
  15. - Làm nãn lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước. - Người nghèo khó tạo lập chổ ở. - Tạo cơ hội cho đầu cơ đất và tham nhũng. Giá đất đô thị như thành phố Quảng Ngãi vẫn giữ mức giá cao nhất là 7 triệu đồng/m2 (thuộc đường phố và vị trí loại 1) và thấp nhất là 500 nghìn đồng/m2 (đối với một số phường mà đất ở không thuộc các loại đường và vị trí theo quy định). 4, Xây dựng hệ thống địa chính Quốc gia mạnh để quản lý đất đô thị Nhà nước xét giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài trên cơ sở quy hoạch đô thị được duyệt và thực trạng sử dụng đất tại các địa phương. Đối với đất chuyên dùng sử dụng vào mục đích kinh doanh thì tuỳ theo tính chất kinh doanh và quá trình sử dụng mà Nhà nước quy đ ịnh nghĩa v ụ tài chính của người được giao đất trong Nghị định về đất chuyên dùng 5, Ở Việt Nam quá trình phát triển khu công nghiệp khu chế xuất. phát triển đô thị đồng thời làm xuất hiện giải quyết vấn đề đền bù. Nội dung đền bù giải quyết mặt bằng gồm 3 vấn đề : - Định giá đền bù, trả tiền. - Di chuyển dân và công trình hiện có. - Chuyển đổi nghề nghiệp cho những người không còn tư liệu sản xuất nông nghiệp. 6, Sử dụng đất để phát triển đô thị cần quan tâm đến việc bảo v ệ đất nông nghiệp để bảo đảm an toàn lương thực. Đất nông nghiệp thực tế không có giá thị trường vì không có ai bán. Chỉ khi có dự án thì đất nông nghiệp mới có giá. Nh ưng nó lại mang l ại t ạo ra lương thực-thực phẩm, cái mà con người không thể thiếu khi muốn tồn
  16. tại, nhưng một thực tế là n gày nay đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa nông thôn phục vụ cho quá trình CNH-HĐH đ ất nuớc. Do đó, đối với đất nông nghiệp cần sử dụng các chính sách khuy ến khích sử dụng đất tập trung ở quy mô lớn, như hình thành các nông, lâm trường, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cũng tỏ ra không hiệu quả. Th ậm chí các nông, lâm trường buộc phải giao đất cho hộ công nhân nông, lâm trường để họ canh tác theo phương thức gia đình. Mặc dù quá trình giao đất nông, lâm trường cho hộ nông, lâm trường viên có tạo được đ ộng l ực sử dụng đất hiệu quả hơn, sản xuất phát triển hơn, nhưng gây khó khăn cho việc quản lý đất công thuộc quyền sử dụng của nông, lâm trường, trong một số trường hợp còn gây ra sự bất bình đẳng về quy mô đất được giao giữa gia đình nông, lâm trường viên và gia đình nông dân canh tác ở cùng một khu vực. Một số hộ nông dân thậm chí lấn chiếm đất nông, lâm trường để sử dụng một cách bất hợp pháp. Giải pháp đổi mới chính sách đất nông nghiệp Một là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng quy mô đất canh tác của hộ gia đình và hạn điền. Hai là, đổi mới chính sách đất nông nghiệp theo hướng tăng vị thế của nông dân trong giao dịch đất. Ba là, cải cách thủ tục hành chính quản lý đất nh ằm kích ho ạt th ị tr ường đất nông nghiệp. Diện tích đất đo thị hện nay là 1.153.549 ha. Giá đất tăng cao Cần xây dựng hệ thống quản lý đất ở đô thi Nội dung liên quan đến giải phóng mặt bằng
  17. Cần quan tâm đến đất nông nghiệp trong giai đoạn CNH-HĐH hiện nay D, Quy hoạch và kiến trúc đô thị . Định nghĩa: QHĐT còn gọi là Quy hoạch không gian đô thị nghiên c ứu có hệ thống những phương pháp để bố trí hợp lý các thành phần của đô th ị, phù hợp với nhu cầu của con người và điều kiện tự nhiên, đồng thời đề ra những giải pháp kỹ thuật để thực hiện các phương pháp bố trí đó. 1, Quy hoạch là tiền đề để quản lý việc sử dụng đất đô thị . Hiện các đô thị I đến IV đều đã có quy hoạch, song ch ưa sát v ới th ực t ế. Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi đánh giá về kết quả sử dụng đất cũng chỉ ra rằng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2011 tại một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa. Việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp còn dàn trải, nhi ều đ ịa phương tỷ lệ lấp đầy chỉ dưới 50% nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000ha vào năm 2010, nhưng các địa phương đã kịp giao tới 93.000ha, vượt 211,36% cho các dự án. trong khi Chính phủ đang nỗ lực tiết kiệm đất thì các địa phương vẫn thờ ơ với chủ trương trên. Hội chứng sân bay, sân golf, cảng biển, khu kinh tế dường như vẫn được các địa phương triển khai, diện tích đất bị ngốn quá nhiều, trong khi hiệu quả chưa thấy đâu. Trong khi đó, đối với đất ở đô thị, nhiều địa phương, khu vực đã v ượt ch ỉ tiêu của nhà nước cho phép, song lại diễn ra cảnh nhà bỏ hoang, th ậm chí
  18. có nhiều khu vực ở Hà Nội có cả một khu hàng trăm ha xây nhà rồi bỏ hoang. Một vấn đề liên quan đến cấp đất và quy hoạch sử dụng đất , đó là tình trạng lãng phí đối với đất quốc phòng, đặc biệt là các doanh nghi ệp qu ốc phòng. Vì thế trong thời gian tới phải rà soát, bổ sung, xây dựng lại quy ho ạch phát triển đô thị từ I đến V. 2, Quy hoạch chung là để định hướng phát tri ển không gian nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của đô thị Khái niệm. Quy hoạch chung là những đồ bản dự kiến phương h ướng chiến lược của sự phát triển đô thị thông qua các mục tiêu sử dụng đất đai hay còn gọi là quy hoạch sử dụng đất. Chiều cạnh khác quy ho ạch chung còn là kết quả của việc trù tính hoạch định các chính sách về vi ệc giải quyết các mâu thuẩn và tạo lập sự hợp tác giữa hai khu vực tư ích và công ích về sự cân đối các nguồn lực với tài lực nhân lực, tin lực cho vi ệc th ực hiện các mục tiêu chiến lược của đô thị Đối tượng, giai đoạn và thời gian lập quy hoạch chung xây dựng đô thị Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 5, các quận của thành ph ố tr ực thu ộc Trung ương, các đô thị mới liên tỉnh, đô thị mới có quy mô dân số tương đ¬ương với đô thị loại 5 trở lên, các khu công ngh ệ cao và khu kinh t ế có chức đặc biệt. năng Quy hoạch chung xây dựng đô thị được lập cho giai đoạn ngắn h ạn là 05 đoạn hạn năm, 10 năm; giai dài là 20 năm.
  19. Đồ án Quy hoạch chung đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000. Nội dung nhiệm vụ quy hoạch chung xây d ựng đô th ị bao g ồm: a) Xác định tính chất của đô thị, quy mô dân số đô th ị, định h ướng phát triển không gian đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thu ật, h ạ t ầng xã h ội trong đô thị theo các giai đoạn 05 năm, 10 năm và dự báo h ướng phát tri ển của thị đến đô 20 năm; b) Đối với quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị, ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này còn phải xác định những khu vực phải giải toả, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, nh ững khu vực phải được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc đi ểm c ủa t ừng đô thị. Quy hoạch chung là để định hướng phát triển không gian nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị . Từ đó đòi hỏi các đô thị phải có quy hoạch tổng th ể kinh t ế - xã h ội làm cơ sở cho xây dựng quy hoạch chung. Trong quy hoạch chung phải quy định rõ : - Khu vực xây dựng, chia ra : + Khu vực cải tạo đô thị hiện có. Hiện nay việc cải tạo các khu đô thị cũ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết khi mà hiện có rất nhiều khu nhà đã quá t ải, môi tr ường ô nhi ễm, tệ nạn xã hội tăng nhanh. phải đề xuất các phương án cải tạo các công trình hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu vực. + Khu vực xây dựng đô thị mới. Xác định mặt bằng, diện tích đất xây dựng các loại công trình trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; Xác định chỉ giới đường đỏ,
  20. chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng của các công trình h ạ tầng kỹ thuật trong khu vực lập quy hoạch chi tiết xây dựng đô thịp thi ết k ế v ề h ệ th ống các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, các biện pháp bảo đảm c ảnh quan, môi trường sinh thái và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật có liên quan; - Khu vực cấm xây dựng là nơi có cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch s ử văn hóa hoặc có cơ sở hạ tầng cần bảo vệ. - Khu vực đất chưa xây dựng thì hiện tại không được xây dựng, lấn chiếm, không được chuyển đổi mục đích. 3, Quy hoạch phát triển đô thị chung là cơ sở để lập ra các quy hoạch chi tiết và quy hoạch chuyên ngành. - Quy hoạch chi tiết dùng để quản lý các khu vực được xây dựng, nhất là các khu vực sắp phát triển . Quy hoạch chi tiết chỉ nêu ra yêu c ầu c ụ th ể mà việc xây dựng công trình phải tuân thủ và vạch ra sơ đồ bố trí k ết c ấu hạ tầng ở khu vực đó. Quy hoạch chi tiết là cơ sở để l ập d ự án xây d ựng đô thị . Đối tượng và thời gian lập quy hoạch chi tiết xây d ựng đô thị Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được lập cho các khu ch ức năng trong đô thị và các khu công nghiệp, khu công ngh ệ cao, khu ch ế xu ất, khu b ảo tồn, di sản văn hoá, khu du lịch, nghỉ mát hoặc các khu khác đã được xác định; cải tạo chỉnh các khu hiện trạng của đô thị. trang Đồ án Quy hoạch chi tiết đô thị thường được làm trên tỷ lệ 1/2.000 - 1/500. Nhiệm vụ hoạch tiết dựng thị quy chi xây đô a) Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực để thiết kế quy hoạch tiết; chi b) Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng bao gồm: các công trình xây dựng mới, các công trình cần ch ỉnh trang, cải t ạo, bảo t ồn,
nguon tai.lieu . vn