Xem mẫu

  1. Chương II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC. 1- Vấn đề dân tộc trong tư tưởng HCM là vấn đề dân tộc thuộc địa - Là một người dân thuộc địa ra đi tìm đường để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh không tìm hiểu các vấn đề dân tộc nói chung ( như trong học thuyết Mác-Lenin ), dân tộc ở các nước tư bản mà là các dân tộc thuộc địa . - Thực chất vấn đề dân tộc ở thuộc địa theo HCM là đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xoá bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài dành độc lập tự do cho tổ quốc, bênh vực các dân tộc thuộc địa, kêu gọ i đoàn kết và quyết tâm đấu tranh giải phóng thuộc địa . “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”1 Hồ Chí Minh đã viết nhiều tác phẩm tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hoá văn minh” của chúng như: Tâm địa thực dân; Bình đẳng; Vực thẳm thuộc địa; Công cuộc khai hoá giết người; Bản án chế độ thực dân Pháp.... Trong những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạ nh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hoà được. 2- Các dân tộc thuộc địa phải được hưởng quyền lợi như các dân tộc khác a) Bình đẳng về các quyền dân tộc cơ bản 1 Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, nxb Trẻ, nxb CTQG,H. 2005,tr52 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  2. - Năm 1919,thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Bác ký tên Nguyễn Ai Quốc gửi đến Hội nghị Versailles Bản yêu sach tám điểm đòi các quyền tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam.Đây là bước đầu HCM đề cập đến quyền dân tộc cơ bản YÊU SACH CỦA NHÂN DÂN AN NAM (…..) Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; 1. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được hưởng 2. những đảm bảo về mặt phap luật như người Au châu; xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam. Tự do báo chí và tự do ngôn luận 3. Tự do lập hội và hội họp 4. Tự do cư trú ở nước ngoìa và tự do xuất dương; 5. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người 6. bản xứ; Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật 7. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra tại Nghị viện Pháp 8. để giúp Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ (I-435,436 ) - Đến CM tháng Tám thành công , HCM đã dẫn từ Tuyên ngôn độc lập của 1776 của Mỹ ,Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp về quyền con người và nâng lên thành quyền các dân tộc để tuyên bố trước toàn thế giới:Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Cái độc đáo ở đây là HCM đã tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người b) Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng của các dân tộc *Trong quyền của các dân tộc thì độc lập là cơ bản nhất, quyề n thiêng liệng, cao quý của tất cả các dân tộc - Sau khi công bố VN trở thành nước độc lập, trong điện văn gửi Liên hiệp quốc và các nước, Người khẳng định: Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất : toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập dân tộc cho đất nước” (IV-469) 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  3. - Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người đưa ra một chân lý bất hủ có giá trị cho mọi thời đại:”Không có gì quý hơn độc lập, tự do” ( XII-108 ) * Nội dung của quyền độc lập dân tộc + Độc lập tự do phải là nền độc lập thực sự, chân chính: + Đó là nền độc lập gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. + Nền độc lập đó phải gắn liền với hạnh phúc, tự do của nhân dân “ Nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.(IV-56) + Độc lập đó phải gắn liền với sự bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới. 3. Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước Năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Nguyễ n Ai Quốc phân tích cấu trúc về kinh tế , xã hội, cho rằng: Ở VN “ cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra không giống như ở phương Tây” bởi vì tình trạng phân hoá giai cấp ở đây chưa triệt để. Nếu nông dân gần như chẳng có gì, thì địa chủ cũng không có vốn liếng gì lớn…, nếu thợ thuyền không biết mình bị bóc lột bao nhiêu thì chủ lại càng không hề biết công cụ để bóc lột của họ là máy móc; người thì chẳng có công đoàn, kẻ thì chẳng có tờ-rớt. Người thì nhẫn nhục chịu số phận của mình, kẻ thì vừa phải trong sự tham lam của mình.Sự xung đột về quyền lợi của họ được giảm thiểu ( xem I-464). Trong khi đó, ở VN cũng như các thuộc địa khác, dù giai cấp nào, cũng đều bị mất nước, nên họ có tinh thần yêu nước và ý thức dân rất lớn. Hồ Chí Minh gọi tinh thần yêu nứơc, ý thức dân tộc đó là chủ nghĩa dân tộc. Và Người cho rằng “ Chủ nghĩa dân tộc là động lưc lớn của đất nước” (xem I-464). 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  4. 2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp a. Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin Sự phát triển của CNTB ở Tây Au giữa thế kỷ XIX đã làm cho mâu thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản trở nên quyết liệt. Học thuyết Mac ra đời trong bối cảnh đó. Vì vậy, Mác- Angghen nói nhiều về đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh đến lợi ích của GCVS toàn thế giới. Các ông coi giải phóng giai cấp vô sản là tiền đề, là điều kiệ n tiên quyết để giải phóng các dân tộc bị ap bức, giải phóng con người. Mác – Ăngghen viết: "Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ" và "Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữa thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo". - Lênin cho rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ không giành được thắng lợi, nếu nó không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Từ đó Người cùng với Quốc tế cộng sản bổ sung khẩu hiệu nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại".Tuy nhiên vẫn cho rằng, việc giải phóng tình trạng áp bức dân tộc phụ thuộc vào sự giải phóng giai cấp vô sản Như vậy, theo chủ nghĩa Mác-Lenin , CMVS ở châu Au đi theo lộ trình : giải phóng giai cấp à giải phóng dân tộcà giải phóng con người a. Quan điểm của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân là điều kiện để giải phóng giai cấp. 4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  5. Xuất phát từ chính thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi giải quyết hai vấn đề này Hồ Chí Minh đưa vấn đề dân tộc lên trước. Tuy nhiên sau khi vấn đề dân tộc được giải quyết phải tiến tới giải quyết vấn đề giai cấp Như vậy, theo HCM, cách mạng thuộc địa phải đi theo lộ trình : giải phóng dân tộcà giải phóng giai cấp à giải phóng con người 3. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Khác với con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh đã lựa chọn con đường cứu nước là độc lập dân tộc gắn liền với phương hướng xã hội chủ nghĩa. Ngay từ năm 1920, khi quyết định phương hướng giải phóng và phát triển dân tộc theo con đường vô sản, Ở Hồ Chí Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc, vừa phản ánh mối quan hệ hăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giả i phóng giai cấp và giải phóng con người. Người khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngày một ấm no thêm, Tổ quốc ngày mỗi ngày một giàu mạnh thêm”2. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC. 1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc. a. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa. Bằng việc nghiên cứu tình hình cụ thể của xã hội Việt Nam cũng như thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận thấy: 2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t9, tr173 5 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  6. - Sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương Đông không giống như ở các nước tư bản phương Tây, các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn. - Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa, xã hội thuộc địa tồn tại nhiều mâu thuẫn đan xen nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu nhất đó là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân. Đây chính là mâu thuẫn dân tộc. Mâu thuẫn này đã quy định tính chất và nhiệ m vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc. - Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, cũng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. - Yêu cầu bức thiết của nhân dân các nước thuộc địa là độc lập dân tộc. Một khi thực hiện được điều này sẽ tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề khác. Từ sự phân tích trên cùng với sự nhận thức về vai trò, thái độ chính trị của từng giai cấp trong xã hội Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đi đến kết luậ n kiên quyết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc. nhấn mạnh đây là “nhiệm vụ bức thiết nhất”, chủ trương tạ m gác “khẩu hiệu ruộng đất”, và chỉ tiến hành nhiệ m vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giả i phóng dân tộc. b Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc Cách mạng giải phóng dân tộc nhằ m đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân.. Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là dành quyề n lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là 6 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  7. những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. 2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản a. Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước Năm 1858. thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và bắt đầu tiế n hành các cuộc khai thác thuộc địa. Nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”, vừa bị sự áp bức của triều đình nhà Nguyễn vừa bị sự đô hộ của thực dân Pháp. Với truyền thống yêu nước của dân tộc, rất nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Đầu tiên là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, sau đó là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. Nhưng tất cả những phong trào trên đều bị thực dân Pháp đàn áp trong biển máu. Xã hội Việt Nam rơi vào sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.. Từ đây đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải tìm một con đường cứu nước mới. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầ m than, Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào yêu nước của cha ông. Người nhận thấy những hạn chế trong những phong trào đó. Mặc dầu rất khâm phục lòng yêu nước của cha ông nhưng Người không tán thành các con đường mà họ đã lựa chọn. Người quyết đoạn tuyệt với sự phát triển theo con đường của chủ nghĩa phong kiến và đến với nhiều quốc gia châu lục để tìm một con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. b. Cách mạng tư sản là không triệt để 7 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  8. Trong quá trình bôn ba để tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu lý luận và tiến hành khảo sát các cuộc cách mạng nổi tiếng trên thế giới. + Cách mạng tư sản Pháp + Cách mạng tư sản Bắc Mỹ Người khẳng định: “cách mạng tư sản Pháp cũng như cách mạng Mỹ, nghĩa là cách mạng tư bản, cách mạng chưa đến nơi. Tiếng là cộng hoà và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”3 Và Người quyết định không đi theo con đường đó. c. Con đường giải phóng dân tộc Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã mở ra một trang sử mới cho lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh nhận thấy cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cùng với việc đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, Người đã thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mớ i để giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng theo xu hướng đương thời, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và chọn con đường cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”4 3. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo a. Cách mạng trước hết phải có Đảng 3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t2, tr274 4 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t9, tr314 8 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  9. Các nhà yêu nước Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng và vai trò của các tổ chức cách mạng. Tuy nhiên chưa thực hiện được ý tưởng của mình. Dù đã được thành lập hay chưa thành lập thì các tổ chức cách mạng kiểu cũ cũng không thể đưa cách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công được. Bởi lẽ các tổ chức đó thiếu một đường lối đúng đắn, không có cơ sỏ rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định. Làm cách mạng là một nhiệm vụ hết sức vẻ vang nhưng cũng rất khó khăn. Nhưng muốn làm cách mạng “trước hết phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”. “Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân”. “Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có Đảng cách mệnh”5 Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”6. b. Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất Đầu năm 1930, Người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam, một chính đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác Lênin “làm cốt”, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và liên lạc mật thiết vớ i quần chúng nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. 5 Hồ Chí Minh, t2, tr267 6 Hồ Chí Minh, t2, tr267 – 268 9 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  10. Với luận điểm trên đã định hướng cho việc xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc trong mọi thời kỳ cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh đã xây dựng được một Đảng cách mạng tiên phong, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam, gắn bó với nhân dân, với dân tộc. Được cả dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình. Ngay từ khi ra đời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam và trở thành nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc a. Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức Hồ Chí Minh không tán thành và nghiêm khắc phê phán việc lấy ám sát cá nhân và bạo động non làm phương thức hành động. Người khẳng định: “cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải việc một hai người”7 Quan điể m “Lấy dân làm gốc” xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo chiến tranh của Người. Với Người “có dân là có tất cả”. Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang. Người coi sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm thắng lợi. Người khẳng định: Phải dựa vào dân, dựa chắc vào dân thì kẻ địch không thể nào tiêu diệt được b. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc 7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t2, tr261 – 262 10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  11. Hồ Chí Minh phân tích: “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồ m cả dân tộc: Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi vào phe vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào mà ra mặt phản cách mạng thì kiên quyết đánh đổ. Trong chủ trương đoàn kết rộng rãi các lực lượng dân tộc chống đế quốc, Nguyễn Ái Quốc vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm giai cấp: Công nông là gốc của cách mệnh, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ chỉ là bầu bạn của cách mạng mà thôi”8. Người dặn: “Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào con đường thỏa hiệp”9 5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, các nước đế quốc bắt đầu tiến hành mở rộng hệ thống thuộc địa. Lúc bấy giờ các nước thuộc địa trở thành những nguồn sống của chủ nghĩa đế quốc. Hồ Chí Minh khẳng định: “Nộc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang 8 Hồ Chí Minh: Toàn tập , t2, tr266 9 Hồ Chí Minh: Toàn tập , t2, tr266 11 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  12. tập trung ở thuộc địa, nếu như khinh thường cách mạng thuộc địa tức là muốn đánh chết rắn ở đầu đuôi”10 Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Trong khi yêu cầu Quốc tế cộng sản và các Đảng cộng sản quan tâm đến cách mạng thuộc địa Hồ Chí Minh vẫn khẳng định công cuộc giả i phóng nhân dân thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nổ lực tự giải phóng. Người đánh giá cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trương phát huy nổ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. “Một dân tộc không tự lực cấnh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”11. b. Quan hệ giũa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc Theo quan niệm của Quốc tế III thì thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước chính quốc. Quan điểm này vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cách mạng ở thuộc địa. - Hồ Chí Minh đã đưa ra luận điểm sáng tạo và có giá trị thực tiễn to lớn : Cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Hồ Chí Minh: Toàn tập, t1, tr274 10 11 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t6, tr522 12 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  13. + Hồ Chí Minh đã thấy được mối quan hệ mật thiết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc , cả hai cuộc cách mạng này đều có kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. + Tuy nhiên, so với nhân dân ở chính quốc thì nhân dân thuộc địa bị áp bức nặng nề hơn, chính vì vậy tinh thần cách mạng của họ cao hơn. + Do nhận thức được vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, đánh giá đúng sức mạng của chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có thể dành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. + Sau khi cách mạng thuộc địa dành thắng lợi sẽ quay trở lại giúp đỡ nhân dân chính quốc làm cách mạng thắng lợi. - Thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như cách mạng các nước thuộc địa trên thế giới đã chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo. 6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực a. Tính tất yếu của bạo lực cách mạng Các thế lực đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thống trị thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước của nhân dân.Vì thế con đường dành và giữ độc lập dân tộc chỉ có thể là con đường bạo lực cách mạng. Những hình thức đấu tranh khác trong lịch sử như cải lương, thoả hiệp không đưa lại hiệu quả, chỉ có con đường bạo lực cách mạng mới đem lạ i thắng lợi hoàn toàn. Quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng nhân dân. 13 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  14. Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Nhưng phải tuỳ từng tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức thích hợp. b. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà bình Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến của các thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát từ lòng yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tranh thủ khả năng dành và giữ chính quyền ít đổ máu. Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột bằng biện pháp hoà bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc. Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng khi không còn khả năng hoà hoãn và kẻ thù vẫn ngoan cố bám giữ lập trường thực dân. Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hoà bình thống nhất biện chứng với nhau Yêu thương con người, yêu chuộng hoà bình, tranh thủ mọi khả năng hào bình để giải quyết xung đột, nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết tiến hành chiến tranh, kiên quyết dùng bạo lực cách mạng. c. Hình thức bạo lực cách mạng Theo Hồ Chí Minh, trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc “lực lượng chính là ở dân”. Người chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và tiến hành chiến tranh nhân dân. Toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy là nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái cách mạng bạo lực. 14 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  15. Trong chiến tranh, quân sự là việc chủ chốt nhưng bên cạnh đó phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, đấu tranh kinh tế và đấu tranh trên mặt trận văn hoá. Mục đích cách mạng và chiến tranh chính nghĩa – vì độc lập tự do, làm cho chiến tranh nhân dân trở thành hiện thực, làm cho toàn dân tự giác tham gia kháng chiến. Phương châm chiến lược đánh lâu dài, tự lực cánh sinh là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài. Độc lập tự chủ, tự lực tự cường kết hợp với tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế là một quan điểm nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh. KẾT LUẬN Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc có giá trị lý luận và thực tiễn lớn thể hiện ở những nội dung sau: 1. Làm phong phú học thuyết Mác - Lênin về cách mạng thuộc địa - Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh không tự khuôn mình trong những nguyên lý có sẵn, không rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp vào điều kiện lịch sử ở thuộc địa, mà có sự kết hợp hài hoà giữa vấn đề dân tộc và giai cấp. - Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điể m mới mẻ, sáng tạo bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa. 2. Làm chuyển hoá phong trào yêu nước, tạo điều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam 15 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  16. - Làm chuyển hoá phong trào yêu nước Việt Nam sang quỷ đạo cách mạng vô sản. Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước. - Tạo điều kiện về lý luận, tổ chức, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. 3. Đặt cơ sở để xây dựng nên đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng - Là cơ sở hình thành cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng - Là cơ sở để phát triển và hoàn chỉnh đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH qua ba giai đoạn chiến lược. - Là cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện. 16 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
nguon tai.lieu . vn