Xem mẫu

Chương I: Cơ sở hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh I) Cơ sở khách quan a) Bối cảnh thời đại ­ Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền và xác lập quyền thống trị của mình trên phạm vi toàn thế giới. ­ Thắng lợi của cách mang tháng 10 Nga<1917> với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới đánh dấu sự mở ra của một thời đại mới từ chủ nghĩa tư sản đi lên chủ nghĩa xã hội. ­ Sự ra đời của Quốc tế cộng sản III<3­1919> làm phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển mạnh mẽ, phong trào giải phóng dân tộc của các nước phương đông có mối quan hệ mật thiết với phong trào của các nước phương tây. => trước bối cảnh thế giới có nhiều biến động sâu sắc đã tác động mạnh mẽ đến sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh. b)Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX ­ năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước, chính quyền chiều Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp. ­ Sau hiệp ước hác­măng<1883> và pa­tơ­nốt<1884> chính quyền chiều Nguyên thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. => xã hội Việt Nam chuyyrn từ phong kiến độc lập sang thuộc địa nửa phong kiến. ­Chính sách cai trị của thực dân Pháp: + thực dân Pháp thiết lập chế độ cai trị trên mội lĩnh vực : Kinh tế: lạc hậu phụ thuộc vào đế quốc. Chính trị: thực hiện chính sách bóp nghẹt tự do. Văn hóa­ xã hội: thực hiện chính xách nô dịch, ngu dân. ­Các phong trào của Việt Nam diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau + phong trào theo khuynh hướng phong kiến VD: phong trào Cần Vương<1885­1896>; Kn Ba Đình<1886­1887>; Kn Bãi Sậy<1883­ 1892>; Kn Yên Thế<1884­1913> Cuối cùng các cuộc khởi nghĩa đều thất bại + phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản VD: Phan Bội Châu lập hội Duy Tân <1904>; pt Đông Du<1906­1908>; pt Duy Tân<1906­ 1908>. Tất cả đều thất bại Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đến đầu thế kỷ XX vẫn bế tắc về đường lối, yêu cầu của dân tộc là cần tìm r đường cứu nước mới. c)Những tiền đề về tư tưởng lí luận giá trị truyền thống : + truyề thống kiên cường bất khuất trong đấu tranh để dựng nước và giữ nước. + tinh thần đoàn kế tương thân tương ái, lòng nhân ái, thức cố kết cộng đồng và ys chí vương lên vượt khó khăn thử thách. Tinh thần đoàn kết: Do lối canh tác nông nghiệp của người Việt Nam, Việt Nam là nước nông nghiệp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều thiên tai. Do người Việt có lối sống công đồng, cộng cảm, tối lửa tắt đèn có nhau. Trí thông minh, tài sáng tạo quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc. Từ các giá trị truyền thống dân tộc thì lòng yêu nước là tư tưởng tình cảm cao quý, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam và cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc. Tinh hoa văn hóa nhân loại ­ Tiếp thu tư tưởng văn hóa phương đông: Tiếp thu tư tư tưởng nho giáo: Nho giáo là triết lý hoạt động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đề cao văn hóa lễ giáo, tạo truyền thống hiếu học. Triết lý nhân sinh tu thân dưỡng tính, lấy đạo đức làm gốc làm nền tảng cho con người, đứcvà tài phải kêt hợp hài hòa. Tiếp thu tư tưởng của phật giáo: Tư tưởng vị tha từ bi bác ái, thương người như thể thương thân, cứu khổ cức nạn. Nếp sống có đạo đức giản dị, chăn lo làm điều thiện. Tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp. Đề cao lao động, chống lười biếng. Phê phán tư tưởng an phận thủ thường không có tinh thần đấu tranh, mê tính dị đoan. Chủ nghĩa tam dân: Cn dân tộc Cn dân quyền Cn dân sinh Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. ­ Tư tưởng văn hóa phương tây: Tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, qua các tác phẩm của các nhà khai sáng(Vonte, Rousso, Montesquieu) Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của đại cách mạnh Pháp. Tuyên ngôn độc lập ở Mỹ(1776). Chủ nghĩa Mac­Lênin Là cơ sở thế giới khách quan, phương pháp luận của tư tưởng HCM. Quá trình tìm đường cứu nước đã giúp NAQ hoàn thiện vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn. Giúp NAQ tìm thấy cn đường giải phóng dân tộc. NAQ vận dụng sáng tạo cn Mác­leenin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta Cn Mac­leenin là nguồn gốc lý luận trực tiếp nhất trong sự hình thành và phát triển của tư tưởng HCM. II. Nhân tố chủ quan ­ Khả năng tư duy và trí tuệ HCM Không ngừng quan sát và nhận xét thực tiễn. Khám phá ra các quy luật vận đọng của xã hội. ­ Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn Tư duy độc lập, sáng tạo, tự chủ. Kiên định tin tưởng nhân dân. Nhậy bén với cái mới, phương pháp biện chứng. Khổ công học tập. II) Qúa trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh 1. Thời kì trước năm 1911: hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước ­ Sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân ­ Lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung sau đổi tên thành Nguyễn Tất Thành ­ Cha là Nguyễn Sinh Sắc <1863­1929> một nhà nhho cấp tiến, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. ­ Mẹ là bà Hoàng Thị Loan<1868­1901> một người có đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người. ­ Chị gái Nguyễn Thị Thanh<1884­1954> ­ Anh là Nguyễn Sinh Khiêm<1888­1950> Gia đình nhà nho yêu nước, giàu lòng yêu nước, thương dân. ­ Quê hương là vùng đất Nghệ An vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống ngoại xâm. ­ Từ thuở thiếu thời đã được chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đén cùng cực của đồng bào mình. ­ Nguyễn Ái quốc tự đặt ra cho mình hướng đi mới: phải tìm hiểu rõ bản chất của các từ tự do, bình đẳng, bác ái của các nướ cộng hòa pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồbg bào mình. 2. Thời kì 1911­1920: tìm thấy con đường cức nước giải phóng dân tộc ­ Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời tổ quốc sang phương tây tìm đường cứu nước. ­ 1917, olaajp hội những người Vnyêu nước. ­ 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị vécxay. ­ 7/1920, người đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của lênin. ­ 12/1920, NAQtham gia thành lập đảng cộng sản Pháp, tán thành quốc tế III, trở thành đảng viên đầu tiên của nước ta. Đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng Nguyễn Aí Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa leenin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giái cấp, từ người yêu nước rở thành người cộng sản. 3. Thời kỳ 1921­1930: hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng VN ­ Từ 1920­1923: hoạt động trong ban nghiên cứu thuộc địa của đảng công sản pháp, xuất bản báo leparia, tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa. ­ Từ 1923­1924: 10/1923, NAQ dự hội nghị quốc tế nông dân 7/1924, người tham gia đại hội V của quốc tế công sản. 1924, người xuất bản tác phẩm “bản án ché độ thực dân Pháp”. Cuối năn 1924 NAQ rời Liên Xô về Quản Châu­Trung Quốc. ­ 6/1925, lập hội “hội VNcách mạng thanh niên”, ra báo thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu. ­ 1927, bác xuất bản tác phẩm “đường cách mệnh”. ­ 1930, NAQ triệu tập hội nghị Cửu Long tại Hương Cảng Trung Quốc. Các tác phẩm có nội dung căn bản: Chủ nghĩa thực dân là kẻ thù của các dân tộc thuộc địa, cau rgiai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Giải phóng dân tộc phải gắn liền giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân. Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản và là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộc địa, trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân. Cách mạng thuộc địa trước hết là cuộc “dân tộc cách mệnh” đán đuổi bọn ngoại xâm, giành độc lập, tự do. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn