Xem mẫu

  1. Chương 3: TỔ CHỨC CÁC MỐI QUAN HỆ CH GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI GIAO Giáo Viên Hướng Dẫn: Bùi Thị Thanh Nga QUẢN TRỊ THƯƠNG MẠI LOGO
  2. Câu1) Bản chất các mối quan hệ kinh tế thương mại là? A Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế A giữa các doanh nghiệp B Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước C Thiết lập hợp lí các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng D Tất cả đều sai Giải thích: Quản lí có hiệu quả quá trình kinh doanh thương mại đòi hỏi phải thiết lập các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm trao đổi kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
  3. Câu2) Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là? A Sở hữu tư liệu sản xuất B Sự phân công lao động xã hội B C Sở hữu tư liệu lao động D Tất cả đều sai Giải thích:Cơ sở hình thành quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp là sự phân công lao động xã hội.Phân công lao động xã hội định ra sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh với nhau
  4. Câu3) Những đặc trưng cơ bản của quan hệ kinh tế thương mại NGOẠI TRỪ: Các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất A hàng hoá Tính chất pháp lý của các mối quan hệ kinh tế trong thương mại B được bảo đảm bằng hệ thống luật pháp của Nhà nước Các quan hệ kinh tế về mua bán những hàng hoá,dịch vụ quan C trọng,cơ bản được thiết lập trên cơ sở định hướng kế hoạch của Nhà nước và các chế độ Hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp biểu hiện D quan hệ hợp tác,tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi. Giải thích: Các mối quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp mang tính chất hàng hoá tiền tệ.Nói cách khác,các mối quan hệ kinh tế trong thương mại được tiền tệ hoá.  
  5. Câu4) Phân loại hệ thống các mối quan hệ giao dịch thương mại theo đặc điểm đối với hệ thống quản lí bao gồm: A Định hướng trước và không định hướng trước B Kinh tế ngành,liên ngành,lãnh thổ và giữa lãnh thổ B C Trực tiếp và gián tiếp D Theo hợp đồng,ngắn hạn,dài hạn Giải thích: Phân loại theo đặc điểm hình thành(định hướng trước và không định hướng trước),theo qua khâu trung gian(trực tiếp và gián tiếp),theo độ bền vững(theo hợp đồng,ngắn hạn,dài hạn)
  6. Câu5) Nhược điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp: A Áp dụng đối với những đơn vị tiêu dung có nhu cầu ít và hay A biến động B Người sản xuất phải quan hệ với nhiều đơn vị tiêu dùng C Thường dẫn đến tăng dự trữ sản xuất gây nên ứ động vốn kinh doanh D Tất cả đều đúng Giải thích: Vì B,C là nhược điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp
  7. Câu6) Qúa trình ghép mối trong thương mại là.......... của việc tổ chức các mối quan hệ kinh tế A Khâu đầu tiên A B Khâu quyết định C Khâu cơ bản D Tất cả đều sai Giải thích: Qúa trình ghép mối trong thương mại là khâu đầu tiên của việc tổ chức các mối quan hệ kinh tế nhằm thực hiện các kế hoạch trong nền kinh tế quốc dân.
  8. Câu7) Cơ sở pháp lý của các mối quan hệ giao dịch thương mại: A Luật thương mại 2005 B Hợp đồng thương mại B C Bộ luật dân sự 2005 D Cả A&C đều đúng Giải thích: Hợp đồng thương mại là cơ sở pháp lý của các mối quan hệ giao dịch thương mại.
  9. Câu8) Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005,thẩm quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là A Người đại diện theo pháp luật B Người đại diện theo uỷ quyền C C Cả A&B đều đúng D Cả A&B đều sai Giải thích: Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005,thẩm quyền kí kết trong hợp đồng dân sự là Người đại diện theo pháp luật và Người đại diện theo uỷ quyền.Người đại diện theo pháp luật là Người được chọn đứng đầu tổ chức(tuỳ từng loại tổ chức,người đứng đầu tổ chức là người giữ một chức vụ cụ thể trong tổ chức hoặc người được tổ chức chọn lựa và ghi trong điều lệ của tổ chức).Người đại diện theo uỷ quyền là Người đại diện theo pháp luật uỷ quyền bằng văn bản
  10. Câu9) Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là A 1 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm B 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm B C 3 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm D 4 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Giải thích: Theo Điều 319 Luật Thương mại 2005 thì Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
  11. Câu10) Nếu các bên không có thoả mãn khác thì thời hạn khiếu nại là: A 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng B 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số B lượng C 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng D 9 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng Giải thích:Nếu các bên không có thoả mãn khác thì thời hạn khiếu nại là 3 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hoặc 6 tháng kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng.
  12. Câu 11. Bản chất các mối quan hệ KTTM A Cơ sở hình thành là sự phân công lao động. Là tổng thể những mối quan hệ lẫn nhau về KT, tổ chức và B pháp luật phát sinh giữa các DN trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ . Quan hệ KT trong TM là hệ thống các quan hệ lẫn nhau giữa các C DN về sự vận động của hàng hóa, dịch vụ trong những điều kiện KT – XH nhất định. D Cả a,b,c đều đúng Giải thích: a,b,c đều là bản chất cơ bản của mối quan hệ KTTM (Trang 57, GT QTTM)
  13. Câu 12. Quan hệ kinh tế theo định hướng XHCN có bao nhiêu đặc trưng cơ bản. A 2 B 3 C C 4 D 5 Giải thích: có bốn đặc trưng cơ bản sau - Các mối quan hệ KT giữa các DN mang tính chất hàng hóa tiền t ệ (tiền t ệ hóa) - Được thiết lập trên cơ sở định hướng kế hoạch của nhà nước và các chế độ, chính sách hiện hành - Tính pháp lý của các mối quan hệ KT trong thương mại được đảm bảo bằng hệ thống luật pháp của nhà nước - Hệ thống các mối quan hệ KT giữa các DN biểu hiện quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi
  14. Câu 13. Vai trò các mối quan hệ KTTM A Tạo cơ hội giảm chi phí kinh doanh B Đơn giản hóa các quan hệ kinh tế trong việc tổ chức cung ứng hàng hóa C Tạo điều kiện ổn định quá trình SX, tiêu thụ sản phẩm của các DN D Cả a,b,c đều đúng D Giải thích: cả a,b,c đều là vai trò của mối quan hệ KTTM
  15. Câu 14. Phân loại quan hệ giữa các DN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại theo tiêu thức “độ bền vững” bao gồm, loại trừ: A Theo hợp đồng B Ngắn hạn C Dài hạn D Lãnh thổ D Giải thích: lãnh thổ là cách phân loại theo tiêu thức “đặc điểm đối với hệ thống quản lý”
  16. Câu 15. Phân loại quan hệ giữa các DN trong lĩnh vực kinh doanh thương mại theo tiêu thức “đặc điểm đối với hệ thống quản lý” bao gồm, LOẠI TRỪ: A Định hướng trước A B Kinh tế ngành C Liên ngành D Lãnh thổ Giải thích: Định hướng trước là cách phân loại theo tiêu thức “đặc điểm hình thành”
  17. Câu 16. Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp, LOẠI TRỪ: A Quá trình SX nhịp nhàng, giảm thời gian ngừng SX A B Nâng cao chất lượng hàng hóa mua bán, cải tiến công nghệ SX ở các DN C Bảo đảm đồng bộ vật tư, hàng hóa cho SXKD D Giảm chi phí lưu thông Giải thích: Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp
  18. Câu 17. Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp, LOẠI TRỪ: A Cho phép đơn vị tiêu dùng mua bán với số lượng vừa đủ cho tiêu dùng SX vào bất cứ thời điểm nào B Giảm giá thành sản phẩm => Nâng cao khả năng cạnh tranh C Cho phép mua bán một lúc được nhiều loại hàng hóa khác nhau D Thực hiện các hoạt động thương mại dịch vụ tốt hơn Giải thích: Đây là ưu điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp
  19. Câu 18. Đây là nhược điểm của quan hệ kinh tế trực tiếp, LOẠI TRỪ: A Áp dụng cho những DNSX lớn và hàng loạt B Người SX phải quan hệ rất nhiều đơn vị tiêu dùng C Áp dụng cho các DN có nhu cầu ít và hay biến động C D Phải lo công tác tiêu thụ sản phẩm Giải thích: Đây là nhược điểm của quan hệ kinh tế gián tiếp
  20. Câu 19. Nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống các mối quan hệ giao dịch thương mại A Quy mô SXKD B Mở rộng danh mục sản phẩm SX, KD, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm trong nền kinh tế C Gia tăng số lượng các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn D D Cả A, B, C Giải thích: có năm nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống các mối quan hệ giao dịch thương mại sau -Quy mô SXKD -Mở rộng danh mục sản phẩm SX, KD, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm trong nền kinh tế -Gia tăng số lượng các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế làm cho sự trao đổi sản phẩm mở rộng hơn và sâu sắc hơn -Sự phát triển SXKD trên những vùng mới làm thay đổi sơ đồ ghép giữa các DN vốn đã hình thành trước đây
nguon tai.lieu . vn