Xem mẫu

  1. Chương 1: Kế Hoạch Kinh Doanh Bài đọc thêm: Mười Điều Cần Cho Một Kế hoạch Kinh Doanh Bài Tập: Giả sử bạn có một ý tưởng kinh doanh mà bạn nghĩ là có thể đem lại lợi tức cao cho bạn, và bạn muốn mở một doanh nghiệp để thực thi ý tưởng này. Dùng Bản Kế Hoạch Kinh Doanh mẫu (bấm vào đây để đem bài này xuống máy của bạn) để thực hiện Kế hoạch Kinh Doanh chi tiết cho Doanh nghiệp của bạn. Bạn có 8 tuần để thực hiện Kế Hoạch này. Hạn chót nộp bài là ngày 30/07/10. I. Dẫn nhập Trong tất cả mọi hoạt động, để có thể đi đến thành công (đạt được mục đích đề ra từ ban đầu), chúng ta cần phải có kế hoạch. Kinh doanh, khác hơn bất cứ loại hoạt động nào khác, lại cần phải kế hoạch và nghiên cứu tỉ mỉ, vì sự thành bại của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến sự sống, đến túi tiền của doanh gia-thành ngữ Việt Nam có câu: "đồng tiền liền với ruột." Thuật ngữ kế toán gọi đó là bottom line, tức là hàng số cuối cùng trong bản kế toán cho biết doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay đang thua lỗ, hoặc tệ hơn nữa sắp đi đến phá sản. Nếu khi viết một đoạn văn chúng ta đã phải sắp xếp ý tưởng, chuẩn bị bố cục, hay đơn giản hơn là khi đi từ nhà đến chợ chúng ta đã phải hoạch định (dù chỉ thật nhanh trong đầu) sẽ phải đi đường nào, giờ nào để tránh bị kẹt xe, thì tại sao trong doanh nghiệp (dù chỉ là tiểu thương) ta lại không để ý đến việc hoạch định chương trình kinh doanh để đạt được doanh thu cao và tránh bị thua lỗ? Kế hoạch kinh doanh là gì? Tại sao ta phải cần kế hoạch kinh doanh? Cách thức viết một kế hoạch kinh doanh như thế nào? Đó là 3 câu hỏi then chốt và cũng là chủ đề của bài thứ nhất. II. Kế hoạch Kinh doanh là gì? Cũng giống như một họa đồ xây nhà, gồm có kích thước đất đai, kiểu dáng ngôi nhà, vật liệu xây cất, mục đích sử dụng (để ở, để chứa hàng, để làm nơi hội họp, vân vân), thời hạn xây dựng, và tài chính cần dùng, một kế hoạch kinh doanh liệt kê tất cả những chi tiết liên quan đến doanh nghiệp cần thiết để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh khác hơn họa đồ xây nhà ở chỗ doanh nhân cần có phần phân tích và tiên liệu những yếu tố bất định của thị trường và đề ra những biện pháp giải quyết. III. Tại sao ta phải cần kế hoạch kinh doanh (KHKD)? Như trên đã trình bày, KHKD cho ta một cái nhìn xác thực, cụ thể về thực lực của chính mình, cũng như khiến cho ta phải suy nghĩ, sưu tầm tin tức, dữ kiện một cách có hệ thống và thấu triệt về các vấn đề liên quan, đồng thời khiến ta phải có một cái nhìn thật khách quan về ý tưởng hoặc sáng kiến kinh doanh của mình. Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất. Không có vốn thì ta không thể kinh doanh được. Ngoại trừ những doanh nghiệp có sẵn vốn của gia đình, đa số doanh nghiệp đều phải tìm vốn từ những nguồn khác; nói cách khác là đi vay, có thể từ bạn bè, bà con, hoặc từ nhà băng. Tại các nước phát triển, doanh nghiệp có thể tìm nguồn vốn từ những người đầu tư (investor) nữa. Khi đi vay tiền từ người thân, bạn bè, doanh nhân dùng sự tín nhiệm của những người này đối với mình làm căn bản--người đáng tin cậy có thể cho vay tiền được và sẽ trả lại theo thời hạn. Nhà băng cũng như người đầu tư có mối quan tâm hàng đầu là lợi nhuận. Cho nên, ngoài chỉ số tín dụng đã có (credit history), nhà băng còn nhìn đến tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, và những rủi ro có thể xảy ra, để quyết định có cho vay/đầu tư hay không. Tiềm năng phát triển doanh nghiệp, ước tính rủi ro là hai phần không thể thiếu trong một KHDN, và do đó, một doanh nhân trang bị bằng một KHDN được nghiên cứu tỉ mỉ sẽ có cơ hội được nhà băng hay người đầu tư cho vay tiền cao hơn những người khác.
  2. Trung bình phải mất vài tuần mới thảo xong đầy đủ một bản KHDN. Phần lớn thì giờ này được dùng cho nghiên cứu và suy đi, nghĩ lại về ý tưởng kinh doanh cũng như các giả thuyết (assumption) do ta đặt ra khi lập kế hoạch. Các công ty tư vấn thường khuyến cáo là thì giờ dành cho việc soạn thảo KHDN là những thì giờ quý báu đã được đầu tư. Trước khi đi vào chi tiết của một bản KHDN, cần nhớ là lưu trữ nguồn của tất cả những tin tức ta sưu tầm được cũng như những giả thuyết cần thiết khi lập kế hoạch. IV. Kế Hoạch Kinh Doanh Dưới đây là bản KHKD căn bản, hướng dẫn cho ta cách suy nghĩ thấu đáo một cách có hệ thống về doanh nghiệp của mình. (Tài liệu này dựa theo My Own Business, tại http://www.myownbusiness.org/plans/html/all.html). Một KHKD gồm có các phần sau: 1. Trang bìa: gồm có Tên, địa chỉ, số điện thoại của doanh nghiệp Tên, chức vụ, địa chỉ, số điện thoại của chủ doanh nghiệp Tháng và năm KHKD được soạn thảo Bản sao số___của KHKD 2. Bản Toát Yếu Điều Hành (executive summary): đây là bản tóm tắt toàn bộ KHKD dưới dạng một văn bản ngắn gọn và súc tích. Các nhà tài trợ hoặc ngân hàng sẽ đọc bản TYĐH trước để xem KHDN có tính thuyết phục hay không trước khi đi vào chi tiết. Ghi chú: TYĐH không nên dài quá 3 trang và chỉ nên viết sau cùng khi đã soạn xong các phần khác của KHKD. 3. Bản Mục Lục: số trang của từng phần 4. Các phần của KHKD (xem bản Kế Hoạch Kinh Doanh mẫu theo link ở trên và tìm hiểu từng phần trong bản KHKD này).
nguon tai.lieu . vn