Xem mẫu

  1. Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ Chúng ta hãy dành sự chú ý một chút đến các mức độ khác nhau của chứng rối loạn hành vi và ảnh hưởng tiêu cực của nó đến trẻ nhỏ. Khi trẻ cư xử không đúng mực, hầu hết các vị phụ huynh đều cho là con mình hư đốn, sau đó la mắng và đưa ra hình thức trừng phạt dành cho chúng. Thông thường cha mẹ rất ít khi và thậm chí là không ngồi lại trò chuyện với trẻ và tìm hiểu lý do tại sao trẻ lại cư xử như vậy, điều này sẽ dẫn tới việc cả hai bên đều cảm thấy mình bị tổn thương. Tuy nhiên, trẻ có thể bị những vấn đề liên quan đến hành vi mà vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chúng. Trong trường hợp này, cha mẹ cần phải phân biệt được trong trường hợp nào mà trẻ không phải cố tình hư; đúng hơn là, trẻ đang chịu một chứng rối loạn mà làm cho chúng biểu lộ hành vi tiêu cực. Cả cha mẹ và con cái sau đó có thể ngồi lại bàn bạc để tìm ra phương hướng vượt qua chứng rối loạn này và hỗ trợ lẫn nhau. Với việc hiểu biết, hỗ trợ và hướng dẫn chính xác từ cha mẹ, trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn và sẽ cải thiện dần hành vi của chúng. Một vài ví dụ của các chứng rối loạn hành vi đập phá của trẻ: • Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHA) Chứng rối loạn này được mô tả bằng những triệu chứng như là lơ đễnh, tính hiếu động thái quá-bốc đồng hoặc hiếu động thái quá. Nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng của trẻ trong việc tập trung, ngồi yên, giữ yên lặng, và xem xét những hậu quả của những hành động bốc đồng mà chúng gây ra.
  2. • Chứng rối loạn về đạo đức Chứng rối loạn này được mô tả bằng tính hung hăng đối với người và con vật, hủy hoại tài sản, lừa lọc, trộm cắp và các trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác. Chứng rối loạn này bắt đầu ở 2 độ tuổi - thời thơ ấu và độ tuổi thanh thiếu niên; và mức độ của nó có thể nhẹ, vừa phải hoặc nặng. • Chứng rối loạn chống đối khiêu khích Trẻ mắc chứng này thường nóng nảy, bướng bỉnh, hay tranh cãi và có khuynh hướng quấy rầy người khác có chủ ý cùng với việc hay qui đổ trách nhiệm cho người khác. Cha mẹ có thể làm gì • Quan sát trẻ để giám sát những thay đổi về hành vi của chúng • Tìm kiếm một sự trợ giúp hay một sự giám định chuyên môn nếu bạn nhận thấy con mình có sự thay đổi hành vi mạnh mẽ hoặc bất thường. • Không nên lờ qua vấn đề vì nó chỉ làm phí đi thời gian • Kiên nhẫn và thấu hiểu được con bạn. Cố gắng trò chuyện với trẻ một cách từ tốn và tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra với trẻ ở trường cũng như ở nhà • Nói chuyện với cô giáo dạy trẻ hoặc những người khác để tìm hiểu thêm về điều gì đang xảy ra với trẻ. • Tránh gán tội, la mắng và trừng phạt trẻ, đặc biệt trước lúc bạn tìm hiểu được vấn đề thực sự mà trẻ đang đối mặt. • Hãy kiên định và chắc chắn khi thực hiện các biện pháp kỉ luật với trẻ và không nên nhẹ tay • Giúp trẻ thấy được những điểm tốt của mình thay vì cứ luôn luôn
  3. tập trung vào những khía cạnh tiêu cực. • Đừng trút những nỗi lo âu, thất vọng và giận dữ vào trẻ
nguon tai.lieu . vn