Xem mẫu

  1. CHỨNG NHỨC ĐẦU Ở TRẺ EM Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuận, Chuyên Khoa Nhi Đồng Trẻ em cũng kêu nhức đầu nhiều không kém gì người lớn. Điều này làm cho cha mẹ các em rất quan tâm, đôi khi rất sợ hãi nữa, vì cha mẹ hay nghĩ đến những gì tệ nhất có thể xẩy ra cho con mình. Nhưng cũng như ở người lớn, đa số những lần nhức đầu của trẻ em đều không đưa đến một nguy hiểm nào cả. Nguyên nhân gây ra nhức đầu thì rất nhiều, từ những chứng bệnh quan trọng ít khi xẩy ra cho đến những bệnh thông thường, ít khi gây hại. Tuy nhiên, chứng nhức đầu có thể gây trở ngại cho việc học hành cũng như việc tham dự các hoạt động khác của trẻ em. Cũng như người lớn, các em có thể bị nhiều loại nhức đầu khác nhau như nhức đầu do bị căng thẳng, nhức đầu “đông' (migraine) có dấu hiệu báo trước (aura) hay không, nhức đầu kinh niên mỗi ngày, và nhức đầu kinh niên do viêm xoang.
  2. Nhức đầu do căng thẳng Chứng nhức đầu này thường là một cảm giác nhức triền miên trong đầu, không có nhịp đập (throbbing), thường xẩy ra ở cả 2 bên đầu. Một số các em tả cảm giác như có một vòng cứng xiết quanh đầu. Chứng nhức đầu này có thể kéo dài từ 30 phút đến mấy ngày, nhức từ ít cho đến khá nhiều. Bệnh nhân thường khi vẫn có thể tiếp tục công việc đang làm được. Ánh sáng hoặc tiếng động có thể làm cho họ bị nhức đầu thêm. Trẻ em thường không bị buồn nôn hay ói mửa kèm theo chứng nhức đầu này. Nhức đầu đông (migraine) Đây là chứng nhức đầu nặng đến nỗi làm nạn nhân phải ngừng những công việc thường ngày để nằm nghỉ. Nạn nhân thường bị đi bị lại sau một vài ngày không đau. Chứng nhức đầu này có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày. 1.Triệu chứng: -Dấu hiệu báo trước (auras): có thể là thấy mờ đi, thấy ánh sáng chớp tắt, thấy những điểm mầu, có vị lạ trong miệng, hoặc cảm giác khác thường trước khi bắt đầu đau.
  3. -Nhức đầu từ một chỗ rồi lan ra. Mỗi người có thể mỗi khác. Trẻ em thường bắt đầu nhức từ trán hay hai bên thái dương. -Cảm thấy nhịp đập hay nhịp gõ trong lúc nhức. -Bị buồn nôn, ói mửa và đau bụng -Không chịu nổi ánh sáng hay tiếng động -Sau một lúc ngủ hay nghỉ, thấy giảm bớt đau -Nếu còn tiếp tục làm việc, càng đau thêm -Có người trong gia đình cũng bị nhức đầu đông 2.Nguyên nhân: Có nhiều giả thiết. Nhức đầu đông có thể gây ra do nhiều thứ c ùng lúc. -Giả thiết mạch máu: một vài bác sĩ và nhà nghiên cứu cho rằng sự co rút và trương phình của các mạch máu trong đầu khiến xẩy ra những dấu hiệu báo trước nói trên. Do đó, đã có một số các thuốc men và kỹ thuật thư giãn làm ngưng sự co thắt và trương phình của mạch máu giúp bệnh nhân bớt nhức đầu.
  4. -Giả thiết thần kinh: một số các nhà nghiên cứu cho rằng trong cơn nhức đầu, có sự lan truyền của luồng sóng làm giảm những hoạt động của óc. Áp dụng giả thiết này, người ta đã chế vài thứ thuốc và cách trị liệu ảnh hưởng đến làn sóng này. -Giả thiết khác là sự rối loạn của chất truyền tín hiệu thần kinh seroronin. Serotonin là một chất hóa học tự nhiên trong óc giúp truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Một vài cách trị liệu và thuốc ảnh hưởng đến chất serotonin. Nhức đầu kinh niên hằng ngày: Được định nghĩa là nhức đầu ít nhất 15 ngày mỗi tháng trong 3 tháng liền. Đôi khi chứng này có thể bắt đầu như loại nhức đầu do căng thẳng hay nhức đầu đông và nặng dần đến mức xẩy ra mỗi ngày. Một nguyên nhân của chứng này là khi bệnh nhân uống thuốc giảm đau như Tylenol, Motrin hay các thuốc khác cũng như caffeine... mỗi ngày, họ có thể bị nhức đầu do phản ứng ngược lại vì cơ thể quen thuốc. Nạn nhân sẽ bị nhức đầu sau khi uống thuốc hoặc thuốc không còn hiệu nghiệm nữa. Cách tốt nhất để ngưng vòng luẩn quẩn này là ngưng uống thuốc trong vài tuần. Sau đó, không được uống thuốc quá 2 hay 3 lần mỗi tuần.
  5. Vài người bị nhức đầu do họ bị thiếu viatamins. Do đó, cần ăn uống cân bằng. Trẻ em và vị thành niên có thể cần uống thêm vitamins mỗi ngày. Làm sao tránh bị nhức đầu? Tập những thói quen tốt có thể giúp trẻ em tránh được bệnh nhức đầu: -Nên uống nước đầy đủ. Trẻ em và vị thành niên cần 4 tới 8 ly nước mỗi ngày (nước không có chất caffeine). Nước thể thao (sport drinks) có chứa đường và những chất muối khoáng có thể làm giảm cơn nhức đầu. -Ngủ đủ nhưng không quá nhiều. Mệt mỏi hay hoạt động nhiều quá đều có thể gây ra cơn nhức đầu. Trẻ em và vị thành niên cần ngủ 8 tới 10 tiếng mỗi ngày và ngủ đều đặn. -Ăn uống cân bằng và đúng giờ, không bỏ bữa. -Tránh những thức ăn có thể gây ra nhức đầu. Nếu nhận ra thức ăn nào đã gây ra nhức đầu thì nên tránh món đó đi. -Không nên nhét quá nhiều hoạt động cho các em vào trong một khoảng thời gian ngắn. Chừa thời gian để thở. -Nếu bác sĩ cho thuốc uống, nên cho em uống đều đặn, không bỏ sót, cho dù có nhức đầu hay không.
  6. Làm gì để giúp em bớt nhức đầu? -Ghi lại những cơn nhức đầu. Ghi lại những chi tiết trước khi xẩy ra cơn nhức như thức ăn, mùi vị, hoàn cảnh..., cơn nhức đầu kéo dài bao lâu và nhức nhiều hay ít. Những ghi nhận này có thể giúp bác sĩ định bệnh dễ dàng hơn. -Cho uống thuốc ngay khi em kêu nhức đầu. Theo đúng lời chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Nên nhớ uống nhiều thuốc nhức đầu có thể bị nhức đầu tăng thêm. Uống nước thể thao có thể giúp bớt nhức. Có thể uống ngay khi mới nhức đầu. Khi nào cần gọi bác sĩ? -Khi nhức đầu khiến trẻ phải thức dậy trong đêm -Nếu trẻ bị kèm thêm ói mửa vào sáng sớm mà không buồn nôn, đau bụng trước đó -Nếu cơn nhức đầu nặng thêm hơn hoặc xẩy ra quá thường -Trẻ em có cử chỉ, hoạt động bất thường -Nếu em kêu “Đây là cơn nhức đầu kinh khủng nhất từ trước tới giờ.”
  7. -Cơn nhức đầu khác lạ với những lần trước -Nhức đầu kèm theo sốt và cứng cổ -Nhức đầu sau khi bị tai nạn hay thương tích.
nguon tai.lieu . vn