Xem mẫu

  1. chữa cảm mạo bằng xoa bóp Xoa bóp là một trong những phương pháp phòng và chữa một số bệnh thông thường của y học cổ truyền dân tộc, không phải dùng thuốc, không phải dùng kim châm (châm cứu), đơn giản, dễ làm, không có tác dụng phụ, lại rất hiệu nghiệm, phù hợp với mọi đối tượng, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Theo Đông y, bệnh này là do bị ngoại cảm thâm nhập gây ra phong hàn hoặc phong nhiệt. Với thể phong hàn, thường không có mồ hôi, đầu và khớp xương đau, mũi lạnh, họng ngứa, nhiều đờm, nước mũi loãng, có thể sốt hoặc không sốt. Với thể phong nhiệt, thường có sốt. Nếu bệnh nhẹ hoặc khi mới bị, thường đau đầu, họng đau sưng đỏ, khi nuốt cảm giác đau rất rõ, miệng khô, hắt hơi nhiều, ho ra đờm màu vàng chanh đục. Với cả hai thể trên đây, đều có thể xoa bóp để chữa khỏi bệnh. Bước 1: Người bệnh: Nằm sấp. Người xoa bóp: Đứng sát người bệnh, gan bàn tay áp hơi mạnh và xát dọc hai bên cột sống và đường chính giữa từ vai xuống đến thắt lưng người bệnh (Không xát ngược từ dưới lên). Gan bàn tay có thể dấp nước gừng hoặc bôi dầu xoa, xát từ 3 – 5 lần. Cũng có thể dấp nước gừng hoặc bôi dầu xoa trực tiếp trên lưng người bệnh.
  2. - Tiếp tục nắm bàn tay lại, dùng mô ngón út đấm dọc hai khối cơ lưng người bệnh 3 lần, rồi dùng ngón tay cái và ngón trỏ véo da người bệnh lên thành một nếp, lăn cuộn nếp da đó di chuyển theo đường thẳng dọc hai bên cột sống chạy từ thắt lưng lên bả vai, mỗi bên hai lần. Sau đó dùng ngón tay cái và bốn ngón còn lại bóp vào cơ hai bên cổ xuống đến vai. - Trong quá trình xoa bóp, nếu phát hiện điểm đau đặc biệt (điểm đau này thường xuất hiện ở 2 bên cột sống ngang với xương bả vai; Khi ấn vào, cơ co cứng thành một cục hoặc thành những sợi dây rất căng, người bệnh đau trội hơn những điểm khác) thì ấn day điểm đau đến khi hết nổi cơ cứng. Sau khi xoa bóp, nên cho người bệnh uống một chén nước chè đường thật nóng có pha thêm vài lát gừng hoặc ăn cháo giải cảm. Bước 2: 1) Vuốt huyệt ấn đường: Dùng 2 ngón tay cái (nếu là người xoa bóp) hoặc ngón trỏ và ngón giữa (nếu là người bệnh) ấn vào chỗ lõm phía trên mũi chính giữa đường nối 2 đầu lông mày rồi vuốt lên trán sát chân tóc 36 lần. 2) Vuốt trán: Dùng ngón tay cái (của người xoa bóp) hoặc 3 ngón (trỏ, giữa, đeo nhẫn) của 2 bàn tay (nếu là người bệnh tự thực hiện) vuốt mạnh từ giữa trán sang 2 bên cuối huyệt Thái dương 36 lần.
  3. Vị trí huyệt Thái dương: Chỗ lõm phía dưới ngoài đuôi lông mày 1 thốn. (Xem giải thích khái niệm “Thốn” ở cuối bài viết) 3) Day huyệt Nghinh hương: Dùng 2 đầu ngón trỏ (cả người xoa bóp hoặc người bệnh) đè lên 2 đầu ngón giữa day vào huyệt Nghinh hương 50 lần. Cách day: Đầu ngón giữa ấn xuống da vùng huyệt đồng thời di động đầu ngón tay theo vòng xoắn ốc theo chiều kim đồng hồ và luôn sát với da vùng huyệt. Vị trí huyệt Nghinh hương: Trong rãnh mũi-mép cách 2 bên cánh mũi 0,5 thốn. 4) Day huyệt Thái dương: Dùng 2 ngón tay cái hoặc ngón giữa day vào huyệt Thái dương 50 lần. Chú ý: Khi day, đặt phần mềm của ngón vào đùng huyệt vị, không nên dùng móng tay sắc hoặc ngón tay cọ xát quá mạnh làm hỏng tổ chức da mặt 5) Vuốt về phía sau Thái dương: Dùng mặt vân 2 ngón tay cái vuốt từ 2 bên huyệt Thái dương lên theo phía trên tai về phía sau 36 lần. 6) Ấn huyệt Phong trì: Dùng 2 ngón tay cái ấn vào huyệt Phong trì. Ngón phải ấn đẩy về phía huyệt Phong trì bên trái, ngón trái ấn đẩy về phía huyệt phong trì bên phải. Vừa ấn vừa day 18 lần.
  4. Vị trí huyệt Phong trì: ở phía dưới xương chẩm, chỗ trũng 2 bên gáy, ngang với dái tai. Khi tim huyệt, hơi ngửa đầu ra phía sau. 7) Day huyệt Khúc trì: Dùng ngón cái tay phải day vào huyệt Khúc trì bên tay trái và ngược lại. Mỗi bên 36 lần. Vị trí huyệt Khúc trì: Tay gấp, huyệt ở đầu phía ngoài nếp gấp khuỷu tay. 8) Bấm huyệt Hợp cốc: Dùng ngón cái tay phải bấm vào huyệt Hợp cốc trên mu bàn tay trái trong khi dùng các ngón trỏ, ngón giữa tay phải đỡ dưới gan bàn tay trái và ngược lại. Mỗi bên 10 lần. Khi bấm, động tác day, bấm theo nhịp một mạnh, một nhẹ, động tác vừa phải, lực từ nhẹ tới mạnh. Vị trí huyệt Hợp cốc: Trên mu bàn tay. Khép ngón cái vào ngón trỏ, huyệt ở đỉnh mô cơ vùng hổ khẩu. Giải thích khái niệm “”Thốn” trong Châm cứu, bấm huyệt: Trên thực tế, để tiện lợi và chính xác, người xưa đã dùng một trong hai cách để đo và xác định huyệt trong Châm cứu, bấm huyệt. Đó là dùng “Thốn” (Còn gọi là “Tấc”). Thốn là “Đồng thân thốn” tức là chiều dài của Thốn (Tấc) phải là chiều dài của Thốn cùng thân người bệnh (Tấc cùng thân): Người bệnh co ngon tay giữa và ngón cái, áp 2 đầu ngón tay vào nhau, hai ngón vòng thành hình một vòng tròn. Chiều dài nối liền 2
  5. đầu nếp gấp ngang 2 đầu đốt giữa của ngón tay giữa là chiều dài của 1 Thốn (Tấc). Có thể tìm chiều dài của một Thốn (Tấc) bằng cách tìm chiều ngang 4 ngón tay. Người bệnh duỗi bàn tay, 4 ngón: Trỏ, giữa, áp út, và út sát vào nhau. Đường ngang từ bờ ngoài ngón tay út đến bờ ngoài ngón trỏ đi qua khớp đốt 1 và 2 của ngón tay giữa là chiều dài của 3 Thốn (Tấc)n
nguon tai.lieu . vn