Xem mẫu

Tác phẩm dịch DC-08

Chủ nghĩa tư bản là gì?
Ayn Rand
Phạm Đoan Trang dịch

© 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách

Tác phẩm dịch DC-08

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chủ nghĩa tư bản là gì?*
Ayn Rand
Phạm Đoan Trang † dịch
(Phiên bản ngày 10/11/2010)

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết
phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR.

*

Dịch từ nguyên bản tiếng Anh What Is Capitalism? lần đầu công bố trong Tạp chí The Objectivist Newsletters
(Bản tin Khách quan luận), Số tháng 11-12/1965. In lại như Chương 1 trong Capitalism – The Unknown Ideal,
Signet, 1986.

Phóng viên Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh. Email: doantrang2705@gmail.com.

1

Sự phân rã của triết học trong thế kỷ 19 và sự sụp đổ của nó trong thế kỷ 20 đã dẫn tới
một quá trình tương tự trong tiến trình khoa học hiện đại, tuy chậm hơn nhiều và ít rõ ràng
hơn.
Ngày nay, sự phát triển cuồng nhiệt của công nghệ có một tính chất gợi nhớ về những
ngày trước khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 xảy ra: được tạo đà từ quá khứ, dựa
vào những di sản chưa được công nhận của nhận thức luận Aristote, nó là một quá trình mở
rộng sôi nổi, nhiệt tình, bỏ qua một thực tế là mô hình giả định của nó từ lâu đã bị thổi phồng
quá mức – rằng trong lĩnh vực lý thuyết khoa học, các nhà khoa học không thể phối hợp hay
diễn giải dữ liệu của chính mình, đã dại dột thúc đẩy sự hồi sinh của chủ nghĩa thần bí thời
nguyên thủy. Tuy vậy, trong các ngành khoa học nhân văn, sự sụp đổ đã trôi qua, suy thoái đã
bắt đầu, và sự sụp đổ của khoa học gần như là hoàn toàn.
Có thể nhìn thấy bằng chứng rõ ràng nhất của việc này ở những ngành khoa học còn
tương đối non trẻ như tâm lý học và kinh tế chính trị. Trong tâm lý học, người ta có thể quan
sát nỗ lực nghiên cứu hành vi của con người mà không tham chiếu tới thực tế là con người có
ý thức. Trong kinh tế chính trị, người ta có thể quan sát nỗ lực nghiên cứu và phát minh hệ
thống xã hội mà không tham chiếu tới con người.
Chính triết học đã định nghĩa và thiết lập các tiêu chuẩn nhận thức luận để hướng dẫn tri
thức của con người nói chung và các khoa học cụ thể nói riêng. Kinh tế chính trị nổi lên trong
thế kỷ 19, trong kỷ nguyên phân rã của triết học hậu Kant, và không có ai để mà kiểm tra
những lập luận mang tính giả thuyết (premise) hay để thách thức nền tảng của nó. Một cách
ngấm ngầm, không phê phán, kinh tế chính trị mặc nhiên chấp nhận những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa tập thể như thể đó là chân lý của nó.
Các nhà kinh tế chính trị - kể cả những người cổ súy cho chủ nghĩa tư bản – định nghĩa
môn khoa học của họ là ngành nghiên cứu việc quản lý, hoặc định hướng, hoặc tổ chức, hoặc
điều khiển các “nguồn lực” của một “cộng đồng” hoặc một quốc gia. Bản chất của những
“nguồn lực” này không được định nghĩa; quyền sở hữu của cộng đồng đối với chúng được
coi như hiển nhiên; và mục tiêu của kinh tế chính trị được giả định là nghiên cứu xem làm thế
nào để huy động những “nguồn lực” này vì “lợi ích chung”.
Người ta chỉ chú ý một cách hời hợt, nếu có, đến cái thực tế là “nguồn lực” cơ bản liên
quan chính là con người, con người là một thực thể có đặc tính cụ thể với những năng lực cụ
thể và đòi hỏi cụ thể. Con người được xem đơn giản như là một yếu tố sản xuất, cùng với đất
đai, rừng, hay mỏ - như là một trong những yếu tố ít quan trọng nhất, bởi vì nhiều nghiên cứu

2

đã được dành cho ảnh hưởng và chất lượng của những yếu tố khác hơn là cho vai trò hay chất
lượng của con người.
Kinh tế chính trị, trong thực tế, là một khoa học bắt đầu giữa dòng: nó quan sát thấy con
người sản xuất và trao đổi, nó nghiễm nhiên coi là con người đã và sẽ luôn luôn làm như thế nó công nhận điều này là hiển nhiên, không cần cân nhắc sâu xa thêm – và nó tự xác định cho
mình vấn đề là phải làm thế nào để tìm ra cách tốt nhất để “cộng đồng” trừ khử những nỗ lực
cá nhân.
Có nhiều nguyên nhân giải thích cho quan điểm mang tính bộ lạc này về con người. Chủ
nghĩa vị tha là một trong số đó; và sự nổi lên ngày càng mạnh của chủ nghĩa nhà nước trong
giới trí thức của thế kỷ 20 là một nguyên nhân khác. Xét trên phương diện tâm lý học, nguyên
nhân chủ yếu là do sự phân chia linh hồn–thể xác (vấn đề tri thân - ND) đã ngấm vào văn hóa
Âu châu: sản xuất vật chất bị coi như một nghĩa vụ kém vinh quang, thuộc về giới hạ lưu,
không quan hệ tới những mối ưu tư của trí tuệ; sản xuất vật chất là một nhiệm vụ được gán
cho nô lệ hoặc nông nô kể từ khi bắt đầu nền lịch sử thành văn. Thiết chế của chủ nghĩa nô lệ
kéo dài dưới hình thức này hình thức khác cho mãi đến thế kỷ 19; về mặt chính trị, nó bị xóa
bỏ chỉ bởi sự ra đời của chủ nghĩa tư bản - về mặt chính trị chứ không phải về mặt trí tuệ.
Quan niệm coi con người là một cá nhân tự do, độc lập, trái ngược một cách sâu sắc với
văn hóa châu Âu. Sâu xa từ gốc rễ, đó là một nền văn hóa bộ lạc; trong tư duy của châu Âu,
bộ lạc là một thực thể, một đơn vị, và con người chỉ là một trong những tế bào có thể bị hy
sinh của bộ lạc. Điều này cũng đúng với kẻ cai trị và nông nô: những kẻ cai trị được coi là
người nắm giữ những đặc quyền đặc lợi chỉ nhờ tính chất của các dịch vụ mà họ mang lại cho
bộ lạc, những dịch vụ đó được coi như thuộc về một tầng lớp cao quý, là lực lượng vũ trang
hay quân đội. Nhưng một người cao quý cũng là vật sở hữu của bộ lạc, hoàn toàn giống như
nông nô: sinh mạng và tài sản của người đó thuộc về nhà vua. Phải nhớ rằng thiết chế tài sản
tư nhân, trong ý nghĩa pháp lý đầy đủ của thuật ngữ này, là do chủ nghĩa tư bản sinh ra.
Trong những thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, tài sản tư nhân tồn tại de facto, chứ không phải de
jure, tức là tồn tại nhờ những tục lệ và sự bất đắc dĩ phải chấp nhận, chứ không phải bằng
quyền hay luật pháp. Theo luật định và theo nguyên tắc, tất cả tài sản thuộc về người đứng
đầu bộ lạc, thuộc về nhà vua, và người ta chỉ được giữ tài sản khi có sự cho phép của vua, có
thể bị rút phép bất cứ lúc nào tùy ý vua. (Nhà vua có thể và quả thật đã tước đoạt bất động
sản của những quý tộc cứng đầu cứng cổ trong suốt tiến trình lịch sử châu Âu).

3

Triết học Mỹ về các Quyền Con Người không bao giờ được giới trí thức châu Âu thấu
hiểu một cách triệt để. Quan niệm thống soái của châu Âu về sự giải phóng đã chuyển từ
quan niệm con người là nô lệ của một nhà nước tuyệt đối do nhà vua đại diện, sang quan
niệm con người là nô lệ của một nhà nước tuyệt đối do “nhân dân” đại diện – tức là chuyển từ
làm nô lệ của ông chủ bộ lạc sang làm nô lệ của bộ lạc. Quan điểm phi-bộ lạc về hiện tồn
không sao thâm nhập được vào những cái đầu vốn coi đặc quyền cai trị bằng vũ lực đối với
người sản xuất vật chất là dấu hiệu của sự cao quý.
Do đó, các nhà tư tưởng của châu Âu không lưu ý tới một sự thực rằng trong suốt thế kỷ
19, các nô lệ lao dịch đã bị thay thế bởi những người phát minh ra thuyền hơi nước, và những
thợ rèn ở làng thì bị thay chân bởi người sở hữu lò hơi luyện kim. Và họ tiếp tục lối suy nghĩ
sử dụng những thuật ngữ (những mâu thuẫn về thuật ngữ) như “nô lệ được trả lương” hay “sự
ích kỷ chống lại xã hội của các nhà công nghiệp, những người lấy đi quá nhiều của xã hội mà
không cho lại xã hội cái gì” – dựa trên một chân lý hiển nhiên không hề bị bác bỏ, rằng của
cải là một sản phẩm mang tính bộ lạc, xã hội, khuyết danh.
Ý niệm đó đã không bị bác bỏ cho đến tận ngày nay; nó thể hiện cái giả định tuyệt đối,
cũng là nền tảng của kinh tế chính trị đương thời.
Để lấy một ví dụ về quan niệm này và những hậu quả nó sinh ra, tôi sẽ trích dẫn một bài
viểt về “Chủ nghĩa tư bản” trong Bách khoa thư Britannica. Bài viết không đưa ra định nghĩa
nào về đối tượng (mà nó đề cập tới), và mở đầu như sau:
CHỦ NGHĨA TƯ BẢN, một thuật ngữ dùng để định danh hệ thống kinh tế thống trị ở
phương Tây kể từ khi chủ nghĩa phong kiến sụp đổ. Điều cốt yếu ở bất kỳ hệ thống nào được
gọi là tư bản, là các mối quan hệ giữa sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất phi
nhân tính (đất đai, mỏ, nhà máy công nghiệp, v.v được gọi chung là vốn [phần in nghiêng là
của tôi] và những công nhân tự do nhưng không có vốn, những người bán dịch vụ lao động
của họ cho người thuê họ… Kết quả, các đàm phán về lương sẽ quyết định cái tỷ lệ theo đó
tổng sản phẩm của xã hội được chia sẻ giữa giai cấp lao động và giai cấp chủ doanh nghiệp tư
bản.
(Tôi trích dẫn từ bài diễn văn của Galt trong Atlas Shrugged, ở một đoạn mô tả những
giáo lý của chủ nghĩa tập thể: Nhà công nghiệp – bỏ qua – không có người nào như thế. Nhà
máy là một ‘nguồn lực tự nhiên’, giống như cái cây, tảng đá hay vũng bùn”.)
Thành công của chủ nghĩa tư bản được Britannica giải thích như sau:

4

nguon tai.lieu . vn