Xem mẫu

  1. Chọn cách vui chơi cùng bé (1-4 tuổi) Bé cũng có thể làm nhiều việc cùng lúc; chẳng hạn, bé vừa chăm chú vào một món đồ chơi, vừa đi bộ cùng bạn. Bé cũng có khả năng tự mình giải quyết vấn đề một cách linh hoạt; ví dụ, bé sẽ tự trèo (hoặc bò) lên một nơi nào đó mà bé nghĩ là an toàn. Bé cũng thích cách dùng tay, mở cửa để mời khách vào nhà. Vai trò của cha mẹ: Bạn nên kiên nhẫn nếu bé thích "rẽ ngang", tìm kiếm và khám phá những đồ vật xung quanh khi đi dạo cùng cha mẹ. Độ tuổi này, bé bị thu hút mạnh mẽ vào những thứ thú vị, đặc biệt là những món đồ trông đẹp mắt. Vì vậy, bạn nên giúp bé phân loại đồ vật nào an toàn, bé được phép tiếp xúc, đồ vật nào thì không. Bé cũng còn quá nhỏ để đương đầu với những sự cố bất ngờ xảy ra như bé chạm tay vào một cốc nước nóng hoặc bé không biết tránh xe cộ khi di chuyển trên đường... Bạn cũng nên giúp bé cách ly với bóng điện, dây điện hoặc những ổ điện trong nhà. Trò vui cho bé 1-2 tuổi: Bé sẽ vui thích hơn nếu được tự đụng tay chân vào những món đồ chơi có liên quan đến đồ đạc bé thường thấy trong nhà. Bạn có thể mua những món đồ chơi có hình bông hoa, điện thoại hay mẫu hoa quả cho bé. Cách này còn giúp bé nhận diện và ghi nhớ tên đồ vật. Bé cũng rất vui vẻ khi được chơi trò đong nước (cùng xà phòng) trong những chiếc bát (hoặc cốc) sạch khi tắm. Bạn cũng có thể chọn cho bé những món đồ khó vỡ (bằng nhựa hoặc chất dẻo) để bé hứng thú với việc tắm. Những con rối bằng tất cũng khiến bé vui cười. Bạn có thể cử động tay trong những chiếc tất chân, tạo thành nhân vật biết nói chuyện với bé. Nếu khéo tay, bạn nên vẽ (hoặc thêu) hình đôi mắt, khuôn mặt vào những đôi tất cũ (không dùng nữa) và vui chơi cùng bé.
  2. Bạn có thể thách thức bé bò (chui) qua đường hầm do bạn tự tạo bằng những chiếc hộp bìa cứng. Nếu đường hầm này đủ độ rộng, bạn có thể cùng chui hầm với bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể giúp bé trang trí mặt ngoài của đường hầm bằng bút màu và những miếng dán hình. Trò chơi tìm bộ phận trên cơ thể. "Mũi của con đâu?", "Tóc của con đâu?", "Miệng của con đâu?... là những câu hỏi đơn giản bạn có thể cùng chia sẻ với bé. Nếu bé nói tốt, bạn nên đề nghị bé đặt câu hỏi lại với bạn. Đồ chơi tham khảo bạn nên mua cho bé: - Những khối hình bằng nhựa và gỗ. - Ghế đẩy, xe đẩy dành cho bé. - Những đồ vật có thể nổi trên mặt nước. Giai đoạn 2-3 tuổi Giai đoạn này, bé tiếp tục phát triển mạnh về thể chất. Cuối độ tuổi lên 3, bé hoàn toàn trở nên tự tin và biết chạy, nhảy đúng cách. Bé có thể bị ngã hoặc gặp sự cố vì vui đùa nhưng cha mẹ không nên vì điều này mà ngăn cấm bé vận động. Ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của bé tiếp tục được tăng cường. Khoảng 2 tuổi rưỡi, nhiều bé bắt đầu có kỹ năng tốt hơn trong việc dùng bút chì, bút chì màu hoặc các loại bút màu để vẽ. Khoảng 3 tuổi, bé có thể tham gia vào nhóm bạn chơi mà không cần sự giám sát từ phía cha mẹ. Bé bắt đầu yêu thích những trò chơi giả vờ và có thể tham gia đóng kịch cùng cha mẹ trong một hoạt động nào đó. Vai trò của cha mẹ: Bạn nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động xã hội như vui chơi cùng các bạn của bé. Bạn không nên mong chờ vào tinh thần vui chơi công bằng ở bé; bởi vì, khoảng 2 tuổi, bé có thể gây khó chịu cho các bé khác hoặc cương quyết không muốn chia sẻ đồ chơi cho các bạn.
  3. Bạn có thể nhận thấy, bé bắt đầu thích "gây gổ" với người khác. Điều này là hoàn toàn bình thường khi bé muốn khẳng định chủ quyền của bản thân. Bạn cũng có thể động viên bé tham gia chia sẻ việc nhà. Thu dọn, gấp và đếm quần áo sẽ kích thích khả năng toán học ở bé. Khoảng 2 tuổi rưỡi, bé khả năng phân biệt những món đồ phù hợp với nhau, tạo nên một bộ trang phục chẳng hạn. Vui chơi cùng bé: Khoảng thời gian giữa 2-3 tuổi, bé sẽ học được khoảng 50 từ vựng mỗi tháng. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong kỹ năng phát triển ngôn ngữ của bé. Những hoạt động vui chơi phù hợp với bé giai đoạn này là: - Âm thanh động vật: Bạn có thể chọn nhạc hoặc những loại đồ chơi phát ra âm thanh cho bé (nếu bé được tiếp xúc với âm thanh thật của các loài vật thì là tốt nhất). Sau đó, bạn nên hỏi bé "Tiếng con vật gì vậy hả con?", bé sẽ nhận biết được đặc điểm âm thanh của loài vật một cách chính xác nhất. - "Điều gì xảy ra tiếp theo?" là câu hỏi bạn nên sử dụng để kích thích trí tò mò khi bạn đọc cho bé nghe một câu chuyện. - "Mẹ có đúng không?": Bạn chỉ tay vào mũi của mình rồi nói: "Đây là mắt của mẹ. Mẹ nói vậy có đúng không?" Nếu bé nhận ra lỗi, bạn nên giải thích cho bé. Đồ chơi tham khảo bạn nên mua cho bé - Giấy vẽ và bút màu, bảng và bút viết. - Những loại đồ chơi xếp hình. - Đồ chơi có nút bấm như hình bàn phím máy vi tính, bàn phím đàn piano... Giai đoạn 3-4 tuổi Bé đã độc lập hơn rất nhiều. Bạn có thể nhận thấy, bé thích bắt chước những hoạt động từ những người bạn của bé. Nhiều nghiên cứu chứng
  4. minh rằng, giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành ý thức về trò chơi nào dành cho bé trai, trò nào dành cho bé gái... Vai trò của cha mẹ: Bạn nên cho bé vui chơi đa dạng, không nên ngăn cấm kiểu "búp bê dành cho bé gái, ôtô dành cho bé trai". Ngoài ra, bạn cũng không nên cười chê khi bé gái thích những loại đồ dành cho bé trai. Độ tuổi này, bé cần nhiều không gian để vui đùa và chạy nhảy. Bạn nên đưa bé ra ngoài vui chơi bất cứ khi nào có thể.
nguon tai.lieu . vn