Xem mẫu

  1. Chọn máy quay phim số Thế giới máy quay video số hiện chia ra thành 4 loại: ghi vào đĩa DVD, dùng băng, dùng thẻ nhớ và dùng ổ cứng, với chất lượng khác nhau và mức giá vô cùng đa dạng, phù hợp với yêu cầu và mục đích của từng khách hàng. Ngày nay, trong chúng ta hầu như mỗi khi có sự kiện gì không ai lại quên trang bị một chiếc máy ảnh hay máy quay video. Điều này rất dễ hiểu, bởi tâm lý ai cũng muốn ghi lại những hình ảnh vĩnh cửu về những sự kiện từ trọng đại đến nhỏ nhặt về cuộc đời mình, đặc biệt là về quá trình lập nghiệp hay khi thành gia thất. Nhưng gần đây, thế giới máy quay video đã có nhiều thay đổi. Bởi hiện tại, những hình ảnh chúng ta ghi lại là tín hiệu kỹ thuật số. Những chiế c camera số mang nhiều ý nghĩa tích cực, đặc biệt là tính linh hoạt. Trong thời đại công nghệ thông tin, bạn sẽ dễ dàng tải các thước video vào máy tính để lưu giữ hay biên tập lại. Hoặc là, bạn có thể ghi chúng sang đĩa DVD để lưu giữ chúng lâu dài hơn so với các loại băng từ trước đây. Nhưng nên chọn loại máy quay video số nào? Hiện nay, có rất nhiều loại máy quay video được tung ra trên thị trường. Dưới đây, là một số phân tích về các chủng loại máy quay để bạn có thể tự so sánh và chọn lựa. Dùng bộ nhớ flash
  2. Sử dụng các thẻ nhớ tương tự như các máy ảnh số, các máy quay thẻ nhớ kiểu như Aiptek Pocket DV4500 giá 100 USD và Samsung SC-X105L giá 600 USD cho phép quay video mà không hề phải di chuyển một bộ phận nào. Sản phẩm của Samsung còn trang bị túi đựng chống nước và có một “áo giáp” bảo vệ bên ngoài cho Tầm giá: từ 100 USD trở lên. phép ghi lại những cảnh đầy tính phiêu lưu như Ưu điểm: Một vài model rất rẻ; môn nhảy dù kiểu skydiving và một số tính năng số khác khá hợp túi tiền và phù không có được ở máy quay DVD hoặc băng hợp với các fan của các môn thể MiniDV. thao "cảm giác mạnh". Một điều thú vị là ở loại máy quay này còn có một Nhược điểm: Chất lượng video hạng mục sản phẩm chỉ sử dụng một lần. Đó là rất kém. sản phẩm của hãng CVS giá chỉ 30 USD, cho phép quay video trong vòng 20 phút và không dùng đến máy nữa. Thước video vừa quay có thể được ghi vào đĩa DVD. Sản phẩm này thích hợp với những ai chỉ thích quay video ở một vài sự kiện lớn trong đời. Bạn cũng tưởng tượng được chất lượng video ở các máy loại này không thể tốt được. Nhưng điều quan trọng là nó rẻ. Còn những sự kiện nhạy cảm và cần có chất lượng video tốt thì nhất thiết bạn phải tìm đến các máy quay loại đắt tiền. Dòng máy ghi hình bằng bộ nhớ flash - SamsungSC-X105L Tóm lại, công nghệ máy quay video dùng bộ nhớ flash vẫn còn khá mới. Các máy quay này Tầm giá: 800-1.000 USD. tạo ra video có độ phân giải thấp và chất Ưu điểm: Có thể lưu được một lượng thua xa video từ các máy quay băng dung lượng lớn video đồng thời MiniDV và đĩa DVD. Nhưng cũng có một vài cho phép chỉnh sửa và sao lưu sản phẩm là ngoại lệ, như chiếc Panasonic SV- dễ dàng. AV100 cho phép ghi video chất lượng ngang Nhược điểm: Tương đối đắt và ngửa với một máy quay MiniDV, chỉ có điều giá công nghệ chưa qua thử thách. thành lại khá “chát”: 1.000 USD. Dùng ổ cứng Hiện nay có nhiều sản phẩm mới sử dụng ổ cứng thay vì dùng băng, đĩa DVD hay thẻ
  3. nhớ. Chẳng hạn như chiếc JVC Everio GZ-MG30 giá 800 USD sử dụng các ổ cứng tương tự như các ổ cứng trang bị trong các máy nghe nhạc, chẳng hạn như máy iPod của Apple. Điều này có nghĩa là bạn có thể lưu được nhiều video hơn. Ví dụ chiếc GZ-MG30 được tích hợp ổ cứng 30 GB cho phép ghi được một đoạn phim thời lượng lên tới 10 giờ. Nó đủ cho người dùng có thể quay các đoạn video nóng hổi “dài kỳ” mà không phải thay băng, hay đĩa. Và việc chỉnh sửa video cũng thật nhẹ nhàng: Bạn chỉ cần nối máy quay với PC qua cổng USB và copy đoạn vid eo vào ổ cứng của máy bằng vài cú click chuột. Và sau đó bạn có thể sẵn sàng chỉnh sửa lại hay sang đĩa DVD. Giờ đây việc sở hữu một máy quay phim kỹ thuật số (camcorder) không còn là điều xa vời với mọi người. Nhưng để chọn được chiếc máy camcorder ưng ý phù hợp với túi tiền cũng như đáp ứng đúng nhu cầu khi đứng trước hàng loạt nhãn hiệu thì không đơn giản tí nào. Vì vậy khi mua và sử dụng máy cần lưu ý những điểm sau. Bộ cảm biến: Với các máy camera kỹ thuật số, bộ phận quan trọng nhất đóng vai trò quyết định chất lượng ghi hình ảnh là bộ chuyển đổi hình ảnh quang học thành tín hiệu điện, gọi là bộ chip cảm biến CCD (Charge Coupled Device). Máy camcorder hiện nay thường sử dụng từ 1 đến 3 chip CCD. Số chip càng nhiều, chất lượng ghi hình càng cao. Những camcorder chất lượng thấp, chỉ dùng một CCD. Ngược lại, với các camcorder chất lượng cao thì dùng 3 bộ CCD để xử lý riêng biệt 3 tín hiệu màu: đỏ (red), xanh lục (green) và xanh dương (blue), như vậy màu sắc sẽ trung thực, hình ảnh cũng rõ nét và sống động hơn. Ống kính zoom: Đây là thiết bị khá quan trọng quyết định chất lượng cảnh quay. Với ống zoom càng lớn, bạn sẽ ghi hình cận cảnh tốt, dù ở khoảng cách khá xa. Các hãng sản xuất th ường nói về khả năng zoom của máy camcorder, nhưng lập lờ giữa zoom kỹ thuật số và zoom quang. Cũng như trong máy ảnh số, bạn chỉ nên quan tâm đến zoom quang học vì nó quyết định độ phóng ảnh mà không làm suy giảm chất lượng ghi hình. Hầu hết các máy camcorder hiện nay có zoom quang học từ 10x trở lên. Vì vậy, khi chọn mua máy, nên chọn máy có zoom tối thiểu là 10x. Âm thanh: Bên cạnh hai bộ phận quan trọng cho chất lượng hình là bộ cảm biến và ống kính zoom. Trong phim ảnh, âm thanh cũng quan trọng không thua kém. Vì vậy, nên quan tâm đến vị trí thiết bị thu âm là microphone để cho âm thanh thu vào được rõ. Theo kinh nghiệm của những người chơi máy, microphone nằm trước máy thường có âm thanh thu được tốt hơn microphone nằm trên. Hiện nay, các loại máy camcorder
  4. nhỏ, luôn bố trí microphone phía trên. Ngoài ra, một số máy camcorder có thêm bộ phận khuếch đại micro hay hỗ trợ micro gắn ngoài nhằm tăng chất lượng thu âm. Ống ngắm và màn hình Về ống ngắm và màn hình tinh thể lỏng LCD trên thị trường hiện nay có loại thì có cả ống ngắm và màn hình, nhưng đối với các loại máy có kích thước nhỏ thì chỉ có màn hình LCD. Khi mua nên quan tâm đến máy có ống ngắm, thận trọng khi chọn máy chỉ có màn hình LCD vì hai lý do. Thứ nhất, khi sử dụng ống ngắm thay màn hình LCD, công suất tiêu thụ điện năng của máy sẽ được tiết kiệm. Thứ hai, khi quay phim ở môi trường có ánh sáng trói như ngoài nắng hoặc màn hình LCD có vấn đề thì lúc đó ống ngắm sẽ phát huy tác dụng. Kích thước máy: Nên cân nhắc kích thước và hình dạng của máy camcorder. Quan trọng nhất là bạn phải thử các khả năng điều khiển thao tác ghi hình, xem nó có phù hợp với mình hay không. Máy camcorder càng nhỏ thì càng tiện lợi khi đi du lịch, nhưng một số tính năng bị giảm đi so với máy camcorder lớn và đôi khi gặp khó khăn về thao tác, nhất là người có bàn tay lớn. Một khuynh hướng chính của camcorder là hướng tới những mẫu máy bỏ túi nhưng tích hợp nhiều tính năng trước đây chỉ có ở các loại máy lớn. Panasonic HDC-SD1-AVCDH (Hình minh họa) Chuẩn ghi hình: Có nhiều cách để phân loại camcorder, nhưng thông thường nhất là cách phân loại theo loại băng ghi hình sử dụng: Video 8, Hi-8, Digital 8, MiniDV... Ngoài những loại băng thường được sử dụng cho máy camcorder, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện thêm một chuẩn ghi hình mới là ghi trên thẻ nhớ hay ổ cứng “siêu nhỏ”. Hiện nay, máy camcorder được sử dụng nhiều là dùng băng ghi hình chuẩn MiniDV. Hầu hết các phần mềm biên tập hình ảnh hiện nay có thể thao tác trực tiếp file video từ các máy camcorder chuần MiniDV và Digital8. Chức năng:
  5. Theo những người đã có kinh nghiệm khi mua máy, cho biết một chức năng hay được các hãng quảng cáo là khả năng chụp hình. Nhiều máy camcorder có thể chụp hình và lưu trong thẻ nhớ, thậm chí một vài máy có thể lưu hình ở độ phâ n giải tương đương máy ảnh số 2 Megapixel. Tuy nhiên, không có máy camcorder nào cho chất lượng hình ảnh tốt như máy ảnh số. Do vậy, người sử dụng không nên quan tâm quá nhiều đến tính năng này. Điểm chú ý nữa là có một số máy có tính năng quay ban đêm (hồ ng ngoại), với tính năng này thì hình ảnh quay được cũng chỉ là trắng đen. Hiện nay, cũng có thêm loại máy quay hồng ngoại có màu nhưng nhưng hình ảnh không được như ý như hình bị giật do số sector bi giảm khi quay vào ban đêm.
nguon tai.lieu . vn