Xem mẫu

  1. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG I. 1. Khái niệm: - Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng trung ương kh ởi th ảo và thực thi, thông qua các công cụ , biện pháp của mình nhằm đạt các m ục tiêu: ổn đ ịnh giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế . Chúng ta có thể hiểu, chính sách tiền tệ là tổng hòa các phương thức mà NHTW thông - qua các hoạt động của mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong m ột th ời kì nhất định. Mặt khác, nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh t ế - tài chính vĩ mô của chính phủ. Tùy điều kiện mỗi quốc gia, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: - chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng - chính sách ti ền t ệ ch ống th ất nghi ệp) hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghi ệp tăng - chính sách ti ền t ệ ổn định giá trị đồng tiền). - Vị trí CSTT: Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô c ủa Nhà n ước thì CSTT là m ột trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực ti ếp vào lĩnh v ực l ưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh t ế vĩ mô khác nh ư chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại, ... 2. Mục tiêu cuối cùng của CSTT: Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay gi ảm - giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 m ặt: S ức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đ ối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát = 0 vì như v ậy n ền kinh t ế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận m ột t ỷ l ệ thất nghiệp tăng lên. Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của m ọi chính phủ trong vi ệc - hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng tr ưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó th ể hi ện lòng tin c ủa dân chúng đối với Chính phủ. Hai mục tiêu này có mối quan hệ chặt chẽ, h ỗ tr ợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các m ục tiêu này có th ể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Để đạt được hai mục tiêu trên m ột cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Đảm bảo công ăn việc làm: Công ăn việc làm cao là m ột mục tiêu có giá tr ị b ởi vì n ếu - thất nghiệp cao sẽ gây cho các gia đình khốn khổ về mặt tài chính, mất đi lòng t ự tr ọng cá nhân và làm tăng tệ nạn xã hội. Đồng thời khi th ất nghi ệp cao thì ngu ồn tài nguyên s ẽ không được khai thác hiệu quả, từ đó làm giảm tổng sản phẩm xã h ội. Do đó đ ảm b ảo tạo công ăn việc làm, giảm áp lực thất nghiệp cho xã hội là m ột m ục tiêu mà NHTW phải theo đuổi khi hoạch định CSTT. Tuy nhiên mục tiêu công ăn vi ệc làm cao không đồng nghĩa với không có thất nghiệp vì trong xã h ội luôn t ồn t ại m ột b ộ ph ận th ất nghiệp tự nhiên. Bộ phận này có lợi cho nền kinh tế, họ gồm những người tự nguyện quyết định rời khỏi công việc để tìm một công việc khác họ ưa thích. 1
  2. Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Mặc dù các mục tiêu đưa ra là nhất trí v ới nhau song không ph ải lúc nào cũng vậy. Mục tiêu công ăn việc làm và ổn định giá cả mâu thuẫn với nhau trong thời hạn ngắn. Thứ nhất: việc duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp thường kéo theo CSTT mở rộng và sự • tăng giá. Còn nếu giảm tỷ lệ lạm phát đồng nghĩa với vi ệc th ực hi ện CSTT th ắt ch ặt, lãi suất tăng lên làm giảm các nhân tố cấu thành tổng c ầu dẫn đ ến gi ảm t ổng c ầu c ủa n ền kinh tế, thất nghiệp vì thế có xu hướng tăng lên. Thứ hai: mục tiêu ổn định giá cả và công ăn việc làm mâu thu ẫn v ới nhau còn th ể hi ện • thông qua phản ứng của NHTW với các cú sốc cung nh ằm đ ảm b ảo m ức c ầu ti ền th ực tế, kết quả là giá cả tăng lên. Thứ ba: mâu thuẫn này còn thể hiện thông qua định hướng điều chỉnh tỷ giá. Với việc hạ • giá đồng bản tệ, các ngành xuất khẩu có khả năng m ở rộng d ẫn đ ến t ỷ l ệ th ất nghi ệp giảm, kèm theo sự tăng lên của mức giá chung. Tăng trưởng kinh tế và đảm bảo công ăn việc làm không mâu thuẫn v ới nhau c ả trong ngắn h ạn và dài h ạn, công ăn việc làm cao sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại. Vậy trong ngắn hạn, NHTW không thể đạt được tất cả m ục tiêu trên. H ầu hết NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn c ủa CSTT. Tuynhiên, trong ngắn hạn đôi khi họ phải tạm thời từ bỏ mục tiêu chủ yếu để khắc phục tình trạng thất nghi ệp cao đ ột ngột ho ặc các ảnh h ưởng c ủa các cú s ốc cung đối với sản lượng. Có thể nói NHTW theo đuổi một mục tiêu dài hạn và đa mục tiêu trong ngắn hạn. 3. Mục tiêu trung gian của CSTT: Mục tiêu trung gian là các chỉ tiêu được lựa chọn để đạt đ ược m ục tiêu cu ối cùng. Nó thường là khối lượng tiền cung ứng (M1, M2, M3), lãi suất thị trường. Mục tiêu trung gian phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Có thể đo lường nhanh chóng và chính xác: vì các ch ỉ tiêu này ch ỉ có ích khi nó ph ản ánh CSTT nhanh h ơn m ục tiêu cuối cùng. NHTW dựa vào các dấu hiệu này để điều chỉnh hưởng tác động khi cần thiết. Có thể kiểm soát được: NHTW chỉ có thể điều chỉnh mục tiêu trung gian cho phù h ợp v ới đ ịnh h ướng CSTT khi NHTW có khả năng kiểm soát mục tiêu trung gian. Ví d ụ nh ư sự kỳ vọng của các nhà đầu tư sẽ quyết định tới tổng đầu tư nhưng nếu chọn chỉ tiêu này làm mục tiêu trung gian thì ảnh h ưởng c ủa NHTW t ới nó là rất ít. Do đó nếu lựa chọn chỉ tiêu mà NHTW không ki ểm soát được thì sẽ ảnh h ưởng t ới đ ịnh h ướng và hi ệu quả CSTT và lãng phí mọi cố gắng. Có mối quan hệ với mục tiêu cuối cùng: khả năng có thể đo lường chính xác và kh ả năng ki ểm soát c ủa NHTW sẽ trở lên vô nghĩa nếu chỉ tiêu lựa chọn không quan hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng. 4. Các công cụ điều tiết: Công cụ CSTT là các hoạt động được thực hiện trực tiếp bởi NHTW nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến khối lượng tiền trong lưu thông và lãi suất, từ đó mà đạt được các mục tiêu của CSTT. a. Công cụ trực tiếp: Là các công tác động trực tiếp vào khối lượng ti ền trong lưu thông ho ặc các m ức lãi su ất trung và dài h ạn. Công cụ trực tiếp được áp dụng phổ biến trong thời kỳ các hoạt đ ộng tài chính đ ược đi ều ti ết ch ặt ch ẽ. Các công cụ được sử dụng đó là:  Hạn mức tín dụng  Ấn định lãi suất  Ấn định tỷ giá • Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM:  Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai trò ki ểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn n ền kinh t ế d ựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu th ụ..) sau đó 2
  3. NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức do NHTW quy định .  Cơ chế tác động: Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng ti ền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế có quan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM.  Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh ,kiểm soát được lượng ti ền cung ứng khi các công c ụ gián tiếp kém hiệu quả ,đặc biệt tác dụng nhất thời c ủa nó rất cao trong nh ững giai đo ạn phát triển quá nóng,tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế .Song nhược điểm của nó rất lớn : triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM,làm giảm hiệu quả phân bổ vốn trong nến kinh tế ,dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoàI sự ki ểm soát c ủa NHTW và nó sẽ trở nên quá kìm hãm khi nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên • Quản lý lãi suất của các NHTM:  Khái niệm :NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó,từ đó ảnh hưởng tới qui mô tín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình.  Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền cung ứng thay đổi theo.  Đặc điểm:Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kỳ,đIều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế .Mặt khác việc thay đổi quy định đIều chỉnh lãI suất dễ làm cho các NHTM bị động,tốn kém trong hoạt động kinh doanh của mình. • Tỉ giá hối đoái:  Khái niệm : Tỉ giá hối đoái là đại lượng biều thị m ối tương quan v ề m ặt giá tr ịgi ữa hai đồng tiền.nói cách khác tỉ giá hối đoái là giá cả của m ột đơn vị ti ền tệ n ước này đ ược biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác.  Cơ chế tác động: Tác động đến hoạt động kinh tế , từ hoạt động xu ất nhập kh ẩu đ ến sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước qua biến đổi của giá cả hàng hóa.  Đặc điểm: Ngân hàng trung ương có thể ấn định tỉ giá cố định hay tha nổi theo quan h ệ cung cầu ngoai tệ trên thị trường ngoại hối bện canh đó còn có tỉ gía c ố đ ịnh nh ưng di động khi cần thiết và tỉ giá thả nổi có quản lý.khi vận dung công c ụ này không phải NHTU đẩy tỉ giá lên cao hay kéo tỉ gái xuống thấp mà ổn định tỉ gái ở một m ức đ ộ h ợp lí phù hợp vói đặc điểm điều kiện thực tế của đất nước trong từng giai đo ạn để tác đ ộng chung cuộc của nó là tốt nhất. b.Công cụ gián tiếp: Đây là nhóm công cụ tác động trước hết vào mục tiêu hoạt động của CSTT, thông qua cơ chế thị trường mà tác động này được lan truyền đến các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất. Bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở: •  Khái niệm: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng.  Cơ chế tác động : 3
  4. Nghiệp vụ thị trường mở có 2 loại: được phép mua bán chứng khoán vào nh ững th ời đi ểm nh ất đ ịnh sau khi nghiệp vụ được tiến hành và loại không được phép mua bán lại. Khi NHTW đem chứng khóan ra thị trường mở để bán nó thu tiền hay séc về, cho nên: o Giảm lượng cung tiền mặt trong lưu thông từ đó giảm khả năng cho vay của các ngân hàng trung gian. o Khi ngân hàng trung gian mua chứng khóan c ủa NHTW thì d ự tr ữ ti ền c ủa nó s ẽ gi ảm xuống và khả năng cung ứng tiền của nó bị thắt chặt. Lượng chứng khoán tăng lên, chứng khoán trở nên thừa và giá của nó sẽ gi ảm xu ống, lãi o suất của nó sẽ tăng lên. Lãi suất chứng khoán tăng lên buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất để tránh tình trạng người dân rút tiền ra khỏi ngân hàng đ ể đ ầu t ư vào ch ứng khoán. Lãi suất ngân hàng tăng làm lượng tiền cung ứng gi ảm và do đó ti ền tr ở nên khan hi ếm, do đó tỉ giá và giá cả hàng hóa giảm xuống. Và ngược l ại khi NHTW ra th ị tr ường m ở đ ể mua chứng khoán. Như vậy khi NHTW thực hiện nghiệp vụ bán, nó thắt chặt cung ứng ti ền, tăng lãi su ất, gi ảm t ỉ giá và giá c ả hạ xuống và ngược lại khi thực hiện nghiệp vụ mua.  Đặc điểm: Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là m ột công c ụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng ch ứng khoán mua ( bán ) t ỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh, ít tốn kém về chi phí , d ễ đ ảo ng ược tình thế. Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụ thuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công c ụ này hi ệu qu ả thì c ần phả có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ ,thị trường vốn. Dự trữ bắt buộc: •  Khái niệm : Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải gi ữ lại, do NHTW qui định, gửi tại NHTW, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só ti ền gửi của khách hàng đ ể đ ảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng.  Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số nhân tiền tệ (m=1+s/s+ER+RR) trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vay tăng (giảm), từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng).  Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà n ước nên giúp NHTW ch ủ đ ộng trong việc đIều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động c ủa nó cũng rất m ạnh (ch ỉ c ần thay đổi một lượng nhỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc là ảnh hưởng tới m ột l ượng r ất l ớn m ức cung tiền). Song tính linh hoạt của nó không cao vì vi ệc t ổ ch ức th ực hi ện nó r ất ch ậm ,phức tạp, tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới ho ạt đ ộng kinh doanh c ủa các NHTM. 5. Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ qua các kênh. Tác động qua kênh lãi suất. 5.1. Đối với tiêu dùng và đầu tư: khi khối cung tiền tăng lên làm cho mức lãi suất giảm − xuống, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Về phía cá nhân hộ gia đình được lợi do chi phí vốn vay để mua hàng hóa gi ảm xuống, do đó sẽ gia tăng chi tiêu bao gồm cả chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu vào hàng hóa lâu bền. H ơn n ữa, lãi suất tiết kiệm giảm xuống không hấp dẫn họ gửi tiết kiệm, tiêu dùng hiện tại của họ sẽ tăng lên. Đối với khu vực doanh nghiệp, lãi suất vay v ốn gi ảm xu ống khi ến cho chi phí vay vốn ngân hàng giảm, các dự án đầu tư, kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư sử dụng vốn đi vay ngân hàng tăng lên. Ngoài ra, v ới m ức lãi su ất th ấp cũng làm gi ảm chi phí lưu giữ vốn lưu động (ví dụ như hàng tồn kho) và do đó các kho ản đ ầu t ư d ưới 4
  5. dạng vốn lưu động có thể tăng lên. Khi lãi suất thực tăng lên sẽ có tác đ ộng ng ược l ại làm giảm đầu tư, tiêu dùng. Lưu ý,nhu cầu đầu tư nhạy cảm với m ức lãi su ất th ực ch ứ không phải lãi suất danh nghĩa. Khi có một sự gia tăng ti ền cung ứng M, m ức giá c ả d ự tính P* và mức lạm phát dự tính ∏* tăng, kéo theo sự giảm xuống c ủa m ức lãi su ất ir (Hiệu ứng Fisher: ir = I-∏*). Có thểkhái quát ảnh hưởng như sau: M↑→P↑→ ∏*↑→ ir↓→I ↑→Y ↑. Xét tác động dưới ảnh hưởng của thu nh ập: Lãi suất thực giảm xuống người gửi − tiền tiết kiệm sẽ bất lợi, nhưng người đi vay thì được lợi sẽ dẫn đ ến s ự phân ph ối thu nhập từ người gửi tiền sang người vay tiền. Người đi vay sẽ tăng c ường đi vay ph ục v ụ tiêu dùng, đầu tư vào các danh mục, dự án đầu tư nhằm tăng thu nh ập, trong khi ng ười tiết kiệm chi tiêu bị hạn chế do thu nhập từ lãi tiền gửi giảm. Tuy nhiên, sự giảm chi tiêu này thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người đi vay. Do v ậy, t ổng chi tiêu sẽ tăng, GDP tăng lên. Xét trên một khía cạnh khác, khi lãi suất ti ết ki ệm không h ấp dẫn người gửi tiền thì họ sẽ có xu hướng nắm giữ nhiều tài sản tài chính h ơn (c ổ phiếu,trái phiếu…), giá của các tài sản tài chính này sẽ tăng khi lãi suất giảm, làm tăng thi nhậpcho họ và do đó chỉ tiêu tiêu dùng của họ có thể tăng lên Tác động qua kênh giá tài sản. 5.2. Sự thay đổi của mức lãi suất thị trường sẽ ảnhhưởng đến giá cả thị trường của các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu) và tài sản thực (bất động sản), do đó mà ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, chi tiêu của các chủ thể kinh tế. Mối quan hệ giữa lãi suất thị trường và giá cả của thị trường là giá trị c ủa tài sản là ngh ịch chi ều, khi lãi suất thị trường giảm xuống, các chủ thể sẽ có sự di chuyển vốn sang các kênh đầu tư vào các tài s ản tăng lên, xu hướng đầu tư, tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng GDP. Và ngược l ại khi lãi su ất th ị tr ường tăng s ẽ làm giảm GDP. Một cách tiếp cận khác là xem xét ảnh hưởng của CSTT đến giá c ổ phi ếu c ủa công ty, th ể hi ện ở t ỷ l ệ gi ữa giá trị thị trường của công ty với giá thay thế tài sản. Khi NHTW gi ảm cung ti ền s ẽ làm cho giá c ổ phi ếu gi ảm bớt vì 2 lý do: Khi cung tiền giảm làm các cá nhân, hộ gia đình thiếu phương tiện thanh toán, buộc họ − phải giảm chi tiêu và các khoản giảm chi tiêu được giảm trước hết là gi ảm vi ệc mua cổ phiếu hoặc trái phiếu. Do đó cầu chứng khoán giảm, dẫn tới giá chứng khoán giảm. Với sự giảm xuống của cung tiền có tác động làm lãi suất thị trường tăng, lãi su ất ti ết − kiệm ngân hàng tăng, sẽ hấp dẫn và khuyến khích người dân gửi ti ền ngân hàng h ơn là mua chứng khoán, do vậy mà giá chứng khoán gi ảm xu ống. Và ng ược l ại khi cung tiền tăng lên sẽ có tác dụng làm cho giá cổ phiếu tăng lên. Sự tăng lên của giá cổ phiếu của công ty có tác dụng nâng cao giá trị của công ty trên thị trường, giá trị này c ủa công ty có thể cao hơn giá thay thế tài sản (chỉ số q>1),điều này kích thích doanh nghi ệp đầu tư mới vào nhà xưởng, máy móc trang thi ết bị…bởi giá c ủa chúng r ẻ m ột cách tương đối so với giá cổ phiếu. Và ngược lại, chỉ số q
  6. tỷ giá thực. Nhà đầu tư tìm cách chuyển hướng đầu tư từ tài sản nội tệ sang tài sản ngoại tệ, đồng nội tệ sẽ giảm giá so với đồng ngoại tệ. Sự giảm giá c ủa đ ồng n ội t ệ khiến cho giá của hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ cao hơn, nhu c ầu xu ất kh ẩu tăng lên, nhập khẩu giảm và do đó tổng cầu và sản lượng tăng. M↑→i↓→E↑→ xu ất khẩu ↑, nhập khẩu ↓→AD↑→Y↑. Thứ hai, ảnh hưởng đến giá trị tài sản bằng ngo ại tệ trên bảng cân đ ối tài s ản c ủa các − chủ thể kinh tế. Biến động về mặt tỷ giá có thể cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thể. Tài sản của các chủ thể là các kho ản vay n ợ bằng ngo ại t ệ, khi tỷ giá thay đổi làm thay đổi giá trị tài sản ròng. Họ sẽ dự đoán chi ều h ướng bi ến động của tỷ giá, từ đó đưa ra quyết định chi tiêu của mình. Xem xét ở một số quốc gia duy trì tỷ giá cố định, CSTT có thể tác đ ộng t ới t ỷ giá th ực thông qua giá c ả trong nước và do vậy dẫn đến có thể tác động tới xuất khẩu ròng m ặc dù với m ức đ ộ th ấp h ơn và ch ậm h ơn. Tùy theo điều kiện và mức độ phát triển của thị trường, đặc biệt điểm tài chính của các h ộ gia đình, các doanh nghiệp trong từng quốc gia mà CSTT tác động qua kênh tỷ giá là khác nhau. Tác động của kênh tín dụng 5.4. Trung gian tài chính trong đó chủ yếu là ngân hàng đóng vai trò quan tr ọng đ ối v ới tài trợ vốn cho nền kinh tế. Sự mở rộng hay thu hẹp quy mô cho vay của nó quyết định tới quy mô c ủa t ổng c ầu, t ừ đó quy ết đ ịnh t ới s ự tăng trưởng kinh tế. Kênh tín dụng là kênh truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT tới khả năng c ấp tín d ụng c ủa trung gian tài chính. Kênh này truyền dẫn ảnh hưởng của CSTT qua 2 giác độ là hoạt động tín d ụng ngân hàng và s ự đi ều ch ỉnh bảng tổng kết tài sản. Ở Việt Nam, thị trường tài chính chưa phát triển nên tín dụng trở thành mắt xích tr ọng y ếu trong phát tri ển kinh tế. Vì vậy tín dụng trở thành kênh quan trọng trong sự truyền tải CSTT tới nền kinh tế. Theo quan điểm của Bernanke (1953) và Blinder (1988), tác động c ủa CSTT thôngqua tín d ụng đ ược th ể hi ện qua 2 kênh cho vay và bằng cân đối kế toán.Tác đ ộng c ủa CSTT thông qua 2 con đ ường: ho ạt đ ộng tín d ụng của ngân hàng và quá trình điều chỉnh bảng tổng kết tài sản của khách hàng. − Thứ nhất, ảnh hưởng qua hoạt động tín dụng của ngân hàng. NHTW thực thi CSTT nới lỏng hay thắt chặt sẽ làm thay đổi m ức cung ti ền t ệ, dẫn t ới s ự thay đ ổi v ề kh ối lượng tín dụng cung ứng của hệ thống ngân hàng, truyền ảnh h ưởng đ ến t ổng c ầu n ền kinh t ế. Đi ều này th ể hiện thông qua tác động về mặt lượng và mặt giá (lãi suất). Về mặt giá, sự thay đổi về mặt lãi suất của NHTW sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thị trường, truyền dẫn tác đ ộng thay đổi lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại. Theo quan điểm Stiglitz và Weiss (1981), lãi su ất giảm xuống có thể tác động thuận chiều làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng, nhưng đ ồng th ời cũng có thể tác động nghịch chiều làm gia tăng khả năng thành công dự án, tức là giảm thiểu rủi ro của các dựán (rủi ro thấp thường đi kèm với sinh lợi nhỏ và ngược lại). Ta có công thức: Lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng = Lãi suất cho vay * Xác suất thành công của dự án. (Giả định chi phí hoạt động của ngân hàng bằng không) Thường thì, các ngân hàng sẽ ấn định mức lãi suất cho vay đem lại lợi nhuận kỳ vọng cho ngân hàng là cao nhất. Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin không cân xứng thì vi ệc tăng lãi su ất cho vay ch ỉ thu hút đ ược các d ự án có độ rủi ro cao, do đó làm giảm lợi nhuận kỳ vọng. N ếu NHTW quy đ ịnh tr ần lãi su ất cho vay thì các ngân hàng lại sử dụngcác công cụ phi lãi suất (như hạn mức tín d ụng) đ ể l ựa ch ọn khách hàng và làm cho kênhtruyền dẫn này hiệu quả hơn. Và ngược lại, nếu lãi suất giảm do CSTT m ở rộng của NHTW sẽ làm cho lượng tín dụng NHTM cấp cho nền kinh tế tăng làm tăng đầu tư và tăng tổng cầu. Về mặt lượng, công cụ hạn mức tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượngtiền cung ứng do đó đến đầu tư của xã hội. Khi NHTW thực thi CSTT nới lỏng làm tănglượng ti ền gửi ngân hàng. Đ ể gi ải quy ết v ấn đ ề mất cân đối giữa cung cầu tín dụng, ngânhàng thương mại ngoài vi ệc gi ảm lãi su ất còn áp d ụng m ở r ộng h ạn 6
  7. mức tín dụng thôngqua việc giảm các điều kiện vay vốn, điều ki ện th ẩm đ ịnh tín d ụng. L ượng tín d ụng cấpcho nền kinh tế do đó tăng lên làm tăng đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanhnghiệp vừa và nhỏ. M↑ → tiền gửi NH↑→ cho vay ↑→ I ↑→Y↑ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó khăn trong vi ệc ti ếp cận th ị tr ườngv ốn tr ực ti ếp nh ư vi ệc phát hành các giấy tờ có giá trên thị trường tài chính để thu hútvốn như các doanh nghi ệp l ớn, do v ậy mà ti ếp c ận vốn ngân hàng là hết sức cần thiết đốivới họ. Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất còn có ảnh hưởng đến giá tr ị tài s ản trên b ảng cân đ ốitài s ản c ủa ngân hàng thương mại. Khi lãi suất giảm xuống do NHTW thực thi CSTT n ớil ỏng s ẽ lên giá tr ị th ị tr ường tài s ản d ưới dạng chứng khoán, bất động sản trên bảng cânđối c ủa ngân hàng th ương m ại tăng lên, kh ả năng cho vay c ủa ngân hàng theo đó cũngtăng lên sẽ tác động tăng sản lượng và tổng cầu nền kinh tế. − Thứ hai, quá trình điều chỉnh bảng cân đối tài sản của khách hàng Bernanke (1953) và Blinder (1988) đã phân tích ảnh hưởng c ủa kênh tín d ụng ngânhàng đ ến t ổng c ầu kinh t ế thông qua tình trạng cân đối kế toán hay giá trị tài sản ròngc ủa khách hàng. CSTT c ủa NHTW đ ược th ực thi s ẽ làm thay đổi giá trị tài sản ròng trênbảng cân đối c ảu doanh nghi ệp, đi ều này kéo theo s ự l ựa ch ọn đ ối ngh ịch và rủi ro đạo đức và ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng về lượng tín d ụng cung ứng. Có th ể khái quát sự ảnh hưởng CSTT đến biến động tài sản ròng của doanh nghiệp theo 4 hướng: Khi NHTW sử dụng CSTT nới lỏng, lãi suất giảm xuống làm tăng giá c ổ phi ếu c ủa doanh nghi ệp, giá tr ị tài sản ròng của doanh nghiệp do đó tăng lên, hạn chế rủi ro lãi suấtcho doanh nghi ệp và gi ảm r ủi ro cho ngân hàng, rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịchc ủa ngân hàng gi ảm xu ống. Ho ạt đ ộng cho vay c ủa ngân hàng được mở rộng sản lượngvà tổng cầu sẽ tăng lên.M↑→P*↑→Giá trị tài sản ròng ↑→ Lựa ch ọn đ ối ngh ịch↓ và rủi ro đạo đức↓→ Chovay↑→ I↑→ Y↑ Ảnh hưởng đến giá trị thị trường tài sản được dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Lãi su ất gi ảm do CSTT mở rộng sẽ làm tăng giá trị thị trường của tài sản thế chấp, gi ảm rủi ro lãi su ất cho doanh nghi ệp, tình trạng tài chính của doanh nghiệp được cải thiện, các doanh nghiệp có th ể ti ếp c ận ngu ồn v ốn c ủa ngân hàng dễ dàng hơn và do đó lượng tín dụng gia tăng sẽ làm tăng tổng cầu. Ảnh hưởng qua mức giá cả chung của nền kinh tế CSTT m ở rộng làm cho m ức giá c ả chung n ền kinh t ế tăng lên (không dự tính trước được), làm giảm gánh nặng nợ nần của doanh nghiệp tài sản, giá tr ị tài sản ròng trên bẳng cân đối tài sản do đó mà tăng lên, rủi ro đạo đ ức và l ựa ch ọn đ ối ngh ịch c ủa ngân hàng gi ảm xu ống, kh ả năng mở rộng tíndụng gia tăng dẫn đến tăng sản lượng, tổng cầu. M↑→P↑→ Giá trị tài sản ròng ↑→Lựa chọn đối nghịch ↓→ Cho vay↑→I↑→Y↑. Tình trạng đồng tiền của doanh nghiệp. Các dòng tiền vào (các kho ản thu vào) làngu ồn tr ả n ợ ch ủ y ếu cho ngân hàng. CSTT mở rộng, lãi suất giảm xuống làm tăng tínhthanh khoản cho b ảng t ổng k ết tài s ản c ủa doanh nghiệp, luồng tiền vào dễ dàng hơn.Mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp tăng lên, khả năng trả n ợ tăng lên. Ngân hàng có thểmở rộng cho vay, do đó tăng đầu tư và sản lượng. M↑→↓Dòng ti ền vào l ựa ch ọn đ ốingh ịch và rủi ro đạo đức cho vay I Y. Kênh tín dụng cũng tác động tới tiêu dùng của hộ gia đình v ới c ơ chế chuyển t ảit ương t ự nh ư tr ường h ợp các doanh nghiệp. Lãi suất thị trường giảm xuống cũng có tác d ụng làm tăng giá tr ị tài s ản trên b ảng cân đ ối c ủa các hộ gia đình, vì thế khả năng chovay của ngân hàng đối v ới h ộ gia đình tăng lên, t ổng c ầu tăng lên nh ờ h ệ quả tất yếu của sự tăng tiêu dùng.Tuy nhiên, hiệu quả tác động của kênh tín dụng phụ thuộc vào các đi ều ki ện sau: Nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp: Ảnh hưởng của lãi suất đến nhu c ầu • đầu tư doanh nghiệp trong điều kiện thông tinbất cân xứng là kém hi ệu qu ả n ếu thị trường tài chính phát triển, các doanh nghiệp có thểtiếp cận nhi ều ngu ồn v ốn khác nhau trên thị trường một cách dễ dàng (phát hành trái phi ếu, c ổ phi ếu, tín dụng thương mại…) hoặc tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng trng tổngnhu c ầu c ủa 7
  8. doanh nghiệp ít. Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tỏ ra ph ản ứng với biến động lãi suất qua kênh tín dụng mạnh hơn, vì khả năng ti ếp c ận v ốn trênthị trường tài chính trực tiếp bị hạn chế. Sự phát triển của thị trường các công cụ tài chính phái sinh: Khi lãi su ất thay đ ổi • sẽ làm gia tăng giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, làm gi ảmho ặc tăng giá tr ị tài sản ròng của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu h ẹpho ặc m ở r ộng cho vay của NHTM. Tuy nhiên, nếu một thị trường công cụ phái sinh pháttri ển (công cụ hoán đổi lãi suất, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền ch ọn…) có th ể giúpdoanh nghiệp trang bị bảo hiểm rủi ro cho chính mình, ch ống đ ỡ r ủi ro lãi suất, khi đó sựthay đổi lãi suất do tác động của CSTT thông qua kênh tín d ụng v ới thông tin không cânxứng tỏ ra kém hiệu quả Kết luận Cơ chế truyền dẫn CSTT đến các mục tiêu vĩ mô là m ột quá trình ph ức t ạp, hi ệu qu ả c ủa c ơ ch ế truy ền d ẫn thông qua các kênh không chỉ phụ thuộc vào nhân tố chủ quan là liều lượng tác động của NHTW mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khách quan như mức độ nhạy cảm lãi suất và đầu tư, khả năng độc lập vào nguồn v ốn tín dụngcủa doanh nghiệp, sự phát triển của thị trường tài chính… Do đó chúng ta c ần ph ải xem xét đ ầy đ ủ và toàn diện ảnh hưởng của các nhân tố trong quá trình truyền d ẫn tác đ ộngqua các kênh đ ến n ền kinh t ế, trên c ơ sở đó lựa chọn được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian và các công c ụ CSTT thích h ợp nh ằm đ ạt được mục tiêu chính sách đã đề ra của NHTW 8
nguon tai.lieu . vn