Xem mẫu

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TẠI
CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
Ths. Phạm Trọng Cường
Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử
(Văn phòng Quốc hội)
Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một chính sách
trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính
quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu cho những chính
sách đặc thù áp dụng riêng đối với từng khu vực, vùng miền, cộng đồng khác nhau
được thực hiện một cách trực tiếp, toàn diện, đúng đối tượng. Trong khuôn khổ
chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân
cấp xã tại một số khu vực, vùng miền trọng điểm, chuyên đề tham khảo này cung cấp
những thông tin cơ bản về:
- Tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng về chính
sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay;
- Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở
để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc;
- Quản lý nhà nước về công tác dân tộc: Đối tượng của hoạt động giám sát về
thực hiện chính sách dân tộc;
- Bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc;

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Khái niệm dân tộc:
Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản
pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác
nhau:
Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc
là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn
hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch
sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm...
Tài liệu tham khảo

1

Đăk Nông, 8-10/3/2007

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc
(tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư
và có những dân tộc thiểu số.
Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự
phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá,
lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3
điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. Ví dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều
nhóm người, như các nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao quần chẹt, Dao Thanh
phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng.
Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc
Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm
dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác
nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được
hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống
nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân
cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch.
Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của
tộc người đó. Ví dụ: trong kết cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa
đều có tộc người H’Mông và tộc người Dao.
Trong chuyên đề này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là
“tộc người”.
2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta
a. Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau
Nước ta là cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ
vào dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là dân
tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc Kinh gồm 65,7
triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại là 10,5 triệu người,
chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngoài tên gọi
chính thức còn có những tên gọi khác (xin xem Phụ lục 2 ở cuối bài).
Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen
kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Có những dân tộc có dân số trên
một triệu người, như dân tộc: Tày, Thái, Mường, Khmer; nhưng lại có những dân tộc
dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La (840), PuPéo
(705), Rơ Măm (352), Brâu (313) và Ơ đu (301).

Tài liệu tham khảo

2

Đăk Nông, 8-10/3/2007

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

b. Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở
địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam
thống nhất
Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc ở nước ta, có những dân
tộc bản địa, hình thành và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam từ ban đầu, nhưng cũng có
nhiều dân tộc di cư đến rồi định cư ở nước ta, trở thành một bộ phận không thể tách rời
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, các
dân tộc đã hình thành khối đoàn kết anh em, gắn bó keo sơn với nhau trong chinh phục
thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo lên một quốc gia dân tộc
thống nhất, bền vững. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố,
phát triển và được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thắng
lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
Trong kết cấu dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn
nhất trong dân cư cả nước, có trình độ phát triển cao hơn, có vai trò là lực lượng đoàn
kết, hỗ trợ các dân tộc anh em cùng phát triển, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc
Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở nước ta được đặt trên cơ sở bền
vững của quan điểm các dân tộc bình đẳng về địa vị pháp lý, không có tình trạng dân
tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc thiểu số, do đó cũng không có
tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số.
c. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu
vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế,
quốc phòng và môi trường sinh thái
Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm
3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh
có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền Việt
Nam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Do đó, có thể khẳng
định địa bàn cư trú tập trung của các dân tộc thiểu số là những địa bàn có vị trí quan
trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những địa bàn có
nguồn tài nguyên đất, rừng, khoáng sản… giàu có, nhiều tiềm năng để phát triển kinh
tế. Một số địa bàn tụ cư của đồng bào dân tộc thiểu số là đầu nguồn các dòng sông lớn,
giữ vai trò đặc biệt quan trọng về cân bằng sinh thái.
Do đặc điểm nói trên nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được xây
dựng không chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích chung của quốc gia
và luôn tính tới các yếu tố về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội,
môi trường.
d. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều

Tài liệu tham khảo

3

Đăk Nông, 8-10/3/2007

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân lịch sử để lại và
do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu
số, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân
tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng nhiều dân tộc vẫn còn trong tình
trạng lạc hậu, chậm phát triển.
Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát
triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung tự cấp,
du canh du cư, đời sống còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục tập quán lạc hậu.
Do đặc điểm này nên việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều về
kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là một trong những mục tiêu trọng tâm nhất của chính
sách dân tộc ở nước ta.
đ. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn
hoá Việt Nam
Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển
kinh tế - xã hội, nhưng đều có bản sắc văn hoá truyền thống riêng (tiếng nói, chữ viết,
văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, phong tục, tập quán,…), với nhiều giá trị tốt
đẹp. Do đó, nền văn hoá Việt Nam, với sự hợp thành của 54 bản sắc văn hoá dân tộc,
vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất. Do đặc điểm này nên việc bảo tồn và phát
triển bản sắc văn hoá của từng dân tộc nhằm xây dựng nền văn hoá chung đậm đà bản
sắc dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta
rất quan tâm.
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc
Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt mọi thời
kỳ cách mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”,
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước thống nhất của các dân
tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
X khẳng định“Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Có thể tổng kết
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc và thực hiện
chính sách dân tộc ở những nội dung cơ bản sau:
- Bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội
Bình đẳng giữa các dân tộc là nội dung cốt lõi của chính sách dân tộc. Các dân
tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có địa vị
pháp lý ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được ghi nhận với tính chất là một
Tài liệu tham khảo

4

Đăk Nông, 8-10/3/2007

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

nguyên tắc hiến định trong HIến pháp và được thể hiện thống nhất trong toàn bộ hệ
thống pháp luật.
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị,
chống mọi biểu hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty
dân tộc… Đồng bào các dân tộc đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan
quyền lực Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến
vào các chính sách của Nhà nước.
Quyền bình đẳng về kinh tế bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các
dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư nguồn lực để thúc đẩy việc phát triển kinh tế
đối với các dân tộc có kinh tế chậm phát triển, để cùng đạt trình độ phát triển chung
với các dân tộc khác trong cả nước.
Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá của các dân tộc, làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, duy trì nòi giống, phát triển giáo dục cho đồng
bào các dân tộc.
Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp,
nên bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội
phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng
phát triển chính là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách
mạng Việt Nam
Nhất quán trong đường lối về đoàn kết dân tộc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ X tiếp tục khẳng định mạnh mẽ quan điểm bền vững “Đảng ta luôn coi vấn đề
dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp
cách mạng nước ta”. Đồng thời, đây cũng luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách, phải
quan tâm thực hiện. Chính sách dân tộc luôn được coi là chính sách quan trọng trong
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện trên cả phương diện đối nội và đối ngoại.
Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn
kết, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm
chăm lo vun đắp, củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.
- Các dân tộc tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển

Tài liệu tham khảo

5

Đăk Nông, 8-10/3/2007

nguon tai.lieu . vn