Xem mẫu

Chính Sách:
Các Môi Trường
An Toàn cho Trẻ Em

Ngày Hiệu Lực: Ngày 1 Tháng Bảy, 2004
Bản sửa đổi: Ngày 4 Tháng Tư, 2008
Bản Sửa Đổi Hiệu Lực: Ngày 1 Tháng Năm, 2008

Giáo Phận Pittsburgh

Chính Sách: Các Môi Trường An Toàn
cho Trẻ Em
Mục Đích:
Thực hiện các biện pháp hợp lý, để trấn an rằng những nhân sự Giáo
Hội nào thường xuyên tiếp xúc với giới trẻ vị thành niên, thì cam kết
cung cấp một môi trường an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên, có
khả năng nhận diện và chận đứng tình trạng ngược đãi trẻ em, và cá
nhân không có cách hành xử trong quá khứ đe dọa trẻ em.

Khả năng áp dụng:
Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc với giới trẻ
vị thành niên. (Có hiệu lực từ ngày sửa đổi chính sách dưới đây, Giáo
Phận xác định rằng, tối thiểu, chính sách này áp dụng cho các nhân sự
Giáo hội hoặc nhân viên tương đương, có liệt kê trong Phụ Lục A. Để
duy trì mục tiêu và tinh thần của chính sách này, và để làm sáng tỏ các
định nghĩa dưới đây, Cha sở hay nhân viên điều hành có thể xác định
chính sách này cũng ứng dụng cho các chức vụ chưa liệt kê trong Phụ
Lục A. Khi nào có nghi ngờ, linh mục quản nhiệm hoặc nhân viên điều
hành được thúc đẩy áp dụng chính sách này đến mức tối đa, khi có thể,
vì các quyền lợi của việc bảo vệ trẻ em).

Định Nghĩa:
Nhân s giáo h i: Toàn thể người lớn (ai 18 tuổi hay lớn hơn), dù là
giáo sĩ, các thành viên sống đời thánh hiến, hay giáo dân, cũng như
nhân viên hoặc tình nguyện viên, là những người hành động nhân danh
Giáo Hội, dưới sự bảo trợ của Giáo Phận Pittsburgh hoặc một trong
các giáo xứ nơi đây.
Ti p xúc: Giao tiếp với giới trẻ vị thành niên khi người ta thi hành
nhiệm vụ, dù là theo mô tả công tác mục vụ, hay một phần thực hành
thông thường.
Ngư i tr v thành niên: Thiếu niên, là bất cứ ai dưới tuổi 18.
Ph i Trí Viên v Môi Trư ng An Toàn: Là người được bổ nhiệm bởi
Cha Sở, hay giám đốc, để giám sát việc tuân thủ Hiến Chương của Hội
Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ (USCCB) về việc Bảo Vệ Trẻ Em và Giới Trẻ,
và Chính Sách Môi Trường An Toàn của Giáo Phận Pittsburgh.
1

Thư ng xuyên: Tiếp xúc định kỳ, trên căn bản thường xuyên, tái diễn
ở các thời điểm quy định, dù là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay
theo mùa, như một phần hoạt động bình thường. Định nghĩa của từ
ngữ "thường xuyên" sẽ không gồm những ai tiếp xúc một-lần hoặc
thỉnh thoảng tiếp xúc với giới trẻ, hay trong trường hợp khẩn cấp.
Ngư c đãi tr em: Điều này bao gồm sự gây đau đớn, hoặc sẽ tạo
rủi ro về thương tích thể xác, tổn thương tinh thần, xâm phạm tình dục
(sexual abuse), hoặc sự bỏ rơi có hại cho thân thể một thiếu niên.
Nh ng ngư i b b t bu c báo cáo: Bao gồm hàng giáo sĩ, giáo chức,
nhân viên giữ trẻ ban ngày, nhân viên dịch vụ xã hội, viên chức điều
hành nhà trường, y tá trường học, nhân viên đặc trách bảo trợ trẻ em,
nhân viên y tế, nhân viên về sức khoẻ tâm thần, nhân sự giáo xứ và
viên chức điều hành nhà trường, trưởng ban mục vụ thánh nhạc, nhân
viên giữ-trẻ, các trưởng ban mục vụ giới trẻ (youth minister), huấn
luyện viên thể thao, nhân sự đặc trách dịch vụ ăn uống, người phụ giúp
lớp học, nhân viên trông coi sân chơi. Cũng vậy, các tình nguyện viên
không có lương khi lo liệu các dịch vụ cho Giáo Hội, cũng nên tự xem
mình là những người bị bắt buộc báo cáo (mandated reporters), nếu
họ tiếp xúc với trẻ em khi làm việc thiện nguyện cho nhà thờ.

Chính Sách và Thể Thức:
S.1. Tất cả mọi người, dù là nhân viên hay tình nguyện viên trong
tương lai, là những người thường liên lạc với giới trẻ vị thành
niên, sẽ được thông báo rằng khi hoạt động trong vai trò nhân
sự Giáo Hội thì tùy thuộc vào kết quả điều tra lý lịch và/hoặc
sự thành công tuân theo các chính sách này.
S.2. Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc với
thanh thiếu niên, thì sẽ được nhận, được hướng dẫn sơ khởi, và
hoàn trả lại trang “Xác Nhận đã Nhận Được” (Acknowledgement
of Receipt) từ bản Nội Quy về Tư Cách Mục Vụ (Code of Pastoral
Conduct), trước khi họ có thể thường xuyên tiếp xúc với những
người trẻ vị thành niên.
S.3. Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc với
thiếu niên, thì sẽ làm thủ tục kiểm tra lý lịch và clearance không
ngược đãi trẻ em, trước khi họ nhận công tác mục vụ. (Xem Phụ
Lục B cho luật lệ về khu vực Thịnh Vượng Chung Pennsylvania,
về việc này).
2

S.3.a. Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc
với giới trẻ vị thành niên, thì phải điền một mẫu đơn, cho
trung tâm tài liệu lưu trữ (database). Một khi điền đơn
xong, đơn sẽ được sử dụng để lấy hồ sơ kiểm tra tội
phạm, từ Cảnh Sát Tiểu Bang Pennsylvania.
S.3.b. Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc
với giới trẻ vị thành niên, thì phải điền một mẫu đơn xin
clearance của Sở Phúc Lợi Công Cộng Pennsylvania
(Department of Public Welfare) để kiểm tra quá khứ không
ngược đãi trẻ em. Trong trường hợp các tình nguyện viên,
thì các kết quả việc kiểm tra hồ sơ tội phạm (criminal
record check) phải được gởi kèm tờ đơn.
S.3.c. Có thể lấy các đơn này từ phối trí viên cho môi trường an
toàn, hiệu trưởng, nhân viên điều hành về giáo lý, hoặc
online trên mạng lưới điện tử. Có thể tìm thấy mẫu đơn xin
kiểm tra lý lịch trên trang web của giáo phận tại
www.diopitt.org. Mẫu đơn xin clearance của Pennsylvania
Department of Public Welfare xin clearance để kiểm tra
quá khứ ngược đãi trẻ em, có thể tìm thấy tại trang:
http://www.dpw.state.pa.us/
Resources/Document/Pdf/FillInForms/DPWchildabuse.pdf.
S.3.d. Các kết quả kiểm tra lý lịch về tội hình sự (criminal
background check) sẽ được xúc tiến theo dạng điện tử, và
các kết quả được cung cấp cho Giáo phận Pittsburgh. Báo
cáo sơ khởi của Sở Phúc Lợi Công Cộng ennsylvania về
thủ tục clearance kiểm tra quá khứ không ngược đãi trẻ
em, phải được ghi ngày tháng trong vòng một năm kể từ
khi nhận công tác mục vụ, để được nộp bởi người yêu cầu
clearance, gởi tới phối trí viên về môi trường an toàn, hiệu
trưởng hoặc người điều hành ban
giáo lý. Không bao giờ chấp nhận các bản sao.
S.3.e. Thủ tục xét lý lịch được gia hạn mỗi năm (5) năm.
S.4.

Nhân sự Giáo Hội nào khi qua thủ tục xét lý lịch, mà lộ ra tiền án
về hình sự, gây đe dọa cho thanh thiếu niên, thì sẽ bị cấm
hoạt động trong vai trò nhân viên Giáo Hội.

3

S.4.a. Các tiền án hình sự nên được xem là hàm chứa một mối
đe dọa cho giới trẻ vị thành niên, kể cả nhưng không giới
hạn các hành vi liên quan tới bạo lực, khiêu dâm, tội phạm
tình dục, vi phạm luật về xe có động cơ, ma túy hay rượu,
và bất cứ tội phạm gì liên can tới người trẻ vị thành niên.
S.4.b. Khi có bất cứ thắc mắc hay quan tâm gì về việc phải
chăng các kết quả kiểm tra lý lịch gây đe dọa cho thanh
thiếu niên, các thể thức ấn định trong Phụ Lục C sẽ theo
sau. Xem xét Hiến Chương Bảo Vệ Trẻ Em và Thanh
Thiếu Niên (Charter for the Protection of Children and
Young People), cũng như tài liệu Các Quy Tắc Cần Thiết
(Essential Norms),bất cứ thắc mắc hay quan tâm gì về
một tiền án gây đe dọa cho giới trẻ, có phải sẽ được
giải quyết thuận lợi cho việc bảo vệ các em.
S.4.c. Khi có thắc mắc phải chăng một tiền án hình sự gây đe
dọa cho thiếu niên, thì kẻ gây lo ngại sẽ không được bắt
đầu công việc mục vụ, cho tới khi giải quyết xong vụ này.
S.4.d. Trong mọi tình huống, không có nhân viên nào của giáo xứ
nên cung cấp sự cố vấn pháp lý về bất cứ vấn đề gì, liên
quan đến việc thi hành chính sách này.
S.5. Giáo phận, giáo xứ, hoặc học viện, trong vai trò tương ứng của
họ, chịu trách nhiệm về chi phí mọi vụ clearance cho nhân sự
của Giáo Hội. và lệ phí bảo trì hàng năm cho trung tâm tài liệu
(database) đồ sộ mà giáo phận lưu giữ.
S.5.a. Giáo phận, giáo xứ, hoặc học viện, thuộc các chính sách
về nhân sự, có thể quy định như một điều kiện làm việc,
rằng bất cứ ai mới nhận việc đều phải qua thủ tục
clearance kiểm tra hồ sơ tội phạm và quá khứ ngược đãi
trẻ em . Trong trường hợp này, người có tiềm năng trở
thành nhân viên thì có thể được yêu cầu trả chi phí làm
thủ tục kiểm tra lý lịch.
S.6. Tất cả những ai là nhân sự Giáo Hội thường xuyên tiếp xúc với
thiếu niên, thì sẽ hoàn tất chương trình huấn luyện ®Virtus,
Protecting God’s Children (Bảo Vệ Con Cái Chúa) trong vòng sáu
(6) tháng khi bắt đầu thường xuyên tiếp xúc giới trẻ vị thành niên.
4

nguon tai.lieu . vn