Xem mẫu

CHIA SẼ KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH 1. Nguyên nhân thất bại trong học tiếng anh giao tiếp Mâu thuẫn giữa mục tiêu và phương pháp: đây có lẽ là nguyên nhân chủ yếu. Mục tiêu là học tiếng Anh giao tiếp nhưng lại học các khoá học có phương pháp và tài liệu theo kiến thức hàn lâm, nghiên cứu về ngôn ngữ (tâp trung vào ngữ pháp thay vì mẫu câu). Ảnh hưởng của SGK và cách dạy trong trường phổ thông: SGK không phục vụ việc học tiếng Anh giao tiếp. Thêm vào đó học sinh còn phải đi học thêm để có điểm cao làm tình hình càng tồi tệ hơn. Từ hai nguyên nhân chính trên dẫn đến hệ quả tất yếu là: Thiếu mẫu câu (mặc dù thừa ngữ pháp): có sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Anh trong việc biểu đạt các ý niệm về thời gian, trạng thái, bối cảnh… tiếng Việt thể hiện qua từ ngữ trong khi tiếng Anh dùng các mẫu câu, thì,…Vì vậy khi học tiếng Anh nếu học viên thường liên hệ ghép từ giữa câu tiếng Việt và câu tiếng Anh thì cho dù có ngữ pháp và từ vựng thì vẫn không thể giao tiếp tốt được. Một số chấp nhận nói “bồi”. Cách khắc phục là phải tránh các liên hệ trực tiếp giữa câu chữ tiếng Việt và câu chữ tiếng Anh, cố gắng gắn các ý niệm, tình huống…vào các mẫu câu tiếng Anh. Trình tự hình thành câu nói tiếng Anh: ý niệm –> mẫu câu –> ngữ pháp –> từ vựng. “Thiếu”(!) từ vựng: cách tiếp cận từ vựng theo cách tra từ điển xem và học trực tiếp từ tương đương làm cho người học dù học nhiều vẫn bị hụt hẫng về từ vựng. Thật ra đây là sự thiếu hụt về ngữ nghĩa, bối cảnh, cách sử dụng của từ chứ không phải bản thân từ vựng. Biểu hiện của tình trạng này là khi đọc, nghe người khác nói thì hiểu nhưng bản thân lại không tìm được từ để nói. Cách khắc phục là khi học từ thì phải nắm vững diễn giải, bối cảnh sử dụng của chúng, hãy sử dụng từ điển Anh-Anh. Cách phát âm và ngữ điệu sai từ đầu: đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả giao tiếp rõ rệt, gây khó khăn rất lớn cho người nghe. Cách khắc phục duy nhất là luyện tập. Nếu thấy khó quá thì đành chấp nhận hiệu quả giao tiếp không cao. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến sự bi quan của người học, cho rằng mình không có năng khiếu ngoại ngữ. Đây thật sự là trở ngại lớn cho những học viên lâu năm khi họ muốn quyết tâm học lại 2.Cách học hiệu quả Bạn đã học tiếng Anh đúng cách chưa? Để học tiếng Anh hiệu quả, đôi khi cũng cần đến những bí quyết riêng, nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để áp dụng được thì không hề dễ chút nào. Đây là 1 số bí quyết mình sưu tầm được để chia sẻ cho các bạn. Chia đúng động từ Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ". Nghĩ gì viết nấy Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh. Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại. Hãy phát âm đúng Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ... Bật phụ đề khi xem phim Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn. Tập đặt câu với các từ mới Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng. Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa! 3. Cách viết đúng tiếng anh Để viết và nói đúng tiếng Anh, bạn cần biết cách kết hợp các loại động từ khác nhau với cấu trúc câu. Trong bài này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách để viết các câu văn đúng dựa trên chức năng của động từ - Verb Functions (viết tắt là VF). VF1: Subject + Intransitive Verb (S + VI) Intransitive verbs (tự động từ) là những động từ mà tự bản thân đã có nghĩa, không cần bất kỳ một sự trợ giúp của các thành phần khác, ví dụ, to go, to agree,... Như vậy, bạn chỉ cần thêm chủ từ trước loại động từ này để tạo một câu văn đúng, ví dụ, I go; he agrees;.. VF2: Subject + Transivite Verb + Direct Object (S + VT + DO) Transitive verbs (tha động từ) luôn luôn phải được đi cùng với một Direct Object (túc từ trực tiếp) để hoàn thiện ý nghĩa cho câu. Khi bạn thấy một động từ được ghi chú là VT trong từ điển, bạn cần phải thêm vào sau đó một túc từ. Ví dụ, bạn có thể nói tiếng Việt là "tôi học ở trường tiểu học", nhưng câu tiếng Anh không phải là "I learn at an elementary school", vì to learn là VT nên câu đúng phải là "I learn Vietnamese...", hoặc bạn nên dùng to attend (theo học) - "I attend an elementary school". VF3: Subject + Linking Verb + Complement (S + VLK + C) Linking Verbs (động từ nối) dùng để liên kết chủ từ và Complement (bổ ngữ). Điều này có nghĩa là, nếu không có động từ thì người đọc vẫn có thể hiểu được nghĩa của "câu". Ví dụ, I am a student, hoặc I - a student không có gì khác nhau. Nhưng "câu" thứ hai không thể là một câu hoàn chỉnh. Bạn có thể nhận biết một động từ có phải là VLK hay không bằng cách thay thế bằng động từ "to be". Nếu việc thay thế này không ảnh hưởng đến nghĩa của câu thì động từ trong câu chính là VLK. Ví dụ, the class keeps silent cũng tương đương với the class is silent; nhưng a girl keeps a flower thì không có nghĩa là a girl is a flower. Tuy nhiên, trong tiếng Anh cũng có một số động từ vừa là tự động từ, vừa là tha động từ, vừa là động từ nối, ví dụ, to grow (nghĩa lần lượt là mọc, trồng, trở nên). Vì vậy việc xác định loại động từ đóng vai trò rất quan trọng để hiểu được ý nghĩa của cả câu. VF4: Subject + Transitive Verb + Direct Object + preposition + Indirect Object (S + VT + DO + prep + IO) Cả Direct Object (túc từ trực tiếp) và Indirect Object (túc từ gián tiếp) đều chịu sự chi phối của động từ. Nhưng có thể hiểu nôm na DO chính là cầu nối giữa chủ từ và IO. Ví dụ, I give a book to my friend (tôi đưa quyển sách cho bạn tôi, như vậy, giữa tôi và bạn tôi là quyển sách) Preposition dùng trong VF4 bao gồm "to" và "for". "To" được dùng phổ biến trong mọi trường hợp DO được chuyển thẳng tới IO, ví dụ, I write a letter to my friend (tôi viết thư gửi cho bạn tôi); còn "for" được sử dụng khi S làm giúp IO một việc gì đó, ví dụ, I write a letter for my grand mother (tôi viết dùm bà lá thư). VF4 có thể được viết theo một cách khác: S + VT + IO + DO (trường hợp này không cần có preposition - giới từ). Tuy nhiên, trường hợp này sẽ không được áp dụng nếu DO là một Pronoun (đại từ). Ví dụ, I give my friend a book, chứ không nói I give my friend it VF5: Subject + Verb + Direct Object + Bare Infinitive (S + V + DO + BI) VF5 bao gồm 4 động từ: to have (buộc, nhờ), to help (giúp đỡ), to let (để cho), to make (làm). Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, only you can help yourself learn VFs by heart. VF6: Subject + Verb + Direct Object + Present Participle (S + V + DO + PP) VF6 bao gồm 6 động từ: to catch (bắt gặp, bắt quả tang), to find (bặt gặp), to keep (buộc), to leave (bỏ mặc), to set (khởi động), to start (khởi động). Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, the policemen caught the thief hiding in the garden. VF7: Subject + Verb + Direct Object + Bare Infinitive/ Present Participle (S + V + DO + BI/PP) VF7 bao gồm 10 động từ: to feel, to hear, to look at, to listen to, to notice, to observe, to see, to smell, to taste, to watch. To feel, to smell, to taste đều có nghĩa là cảm thấy. Tuy nhiên, nếu là xúc giác, bạn dùng to feel, tương tự - khứu giác, to smell; vị giác, to taste. Đây đều là VT nên luôn phải có DO đi theo sau. Ví dụ, I taste sugar melt/ melting in my tongue. VF8: Subject + Verb + Direct Object + Adjective/ Past Participle (S + V + DO + Adj/PP) VF8 diễn tả ý nghĩa thụ động (passive). Trong VF8 nếu người tác động vào DO không phải là chủ từ thì không được đề cập tới. Ví dụ, I left the door opened (tôi để cửa mở) hoặc I saw the door opened (tôi thấy cửa mở). VF8 được sử dụng phổ biến trong trường hợp thứ hai, ví dụ nói "tôi đi cắt tóc" không có nghĩa là tôi sẽ tự cắt tóc của tôi, mà phải yêu cầu một người nào đó cắt. Nếu biết chính xác đó là người nào, chúng ta dùng VF5, I will have my mother cut my hair. Nhưng nếu chỉ đi đến tiệm, rồi ai cắt cũng được, thì chúng ta dùng VF8 I will have my hair cut. VF9: Subject + Verb + Direct Object + Object Complement (S + V + DO + OC) VF9 bao gồm 8 động từ: to call (gọi), to make (buộc, khiến), to appoint (chỉ định), to assign (giao), to consider (xem như), to vote (bầu), to elect (bầu, chọn), to choose (chọn lựa), to designate (chỉ định). Object Complement (bổ ngữ cho túc từ) dùng để làm rõ nghĩa hoặc bổ sung cho DO. Cả DO và OC đều chịu sự chi phối của động từ. Ví dụ, we chose him the class leader (chúng tôi bầu anh ấy làm lớp trưởng), I call my daughter Jerry (tôi gọi con gái tôi là Jerry). VF10a: Subject + Verb + Gerund (S + V + V-ing) VF10a bao gồm 17 động từ: to admit (nhận, thú nhận), to anticipate (mong chờ), to appreciate (cảm ơn), to avoid (tránh), to consider (cân nhắc), to delay (hoãn), to deny (phủ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn