Xem mẫu

  1. Chia sẻ kinh nghiệm học môn lịch sử Lịch sử là môn học về nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Học Lịch sử ta như được sống lại cùng những trang sử hào hùng của dân tộc cũng như được hòa mình vào trong quá khứ của nhân loại. Đối với tôi môn Lịch sử như có một sức hút kì lạ, khiến tôi say mê. Tôi đã học sử với tất cả niềm đam mê của mình và thật vui khi đạt được những kết quả tốt trong học tập. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn 1 số kinh nghiệm học sử của tôi. Trước hết muốn giỏi hoặc thành công trong bất kể lĩnh vực nào chúng ta cũng phải có niềm đam mê Để có niềm đam mê với môn lịch sử, một môn học được coi là khô khan thì theo tôi bạn nên: 1. Nghe giảng ở lớp Vì nó là điều kiện đầu tiên giúp bạn trong việc học bài ở nhà sau đó. Bài giảng nếu bạn tiếp thu tốt thì tất nhiên sẽ học bài mau thuộc. Bạn phải xác định như vậy mới gạt phăng mọi vấn đề khác để tập trung cho việc nghe giảng bài. Nếu như bạn không chú tâm nghe giảng thì đâu phải bạn có động cơ học. Mà động cơ học tập thì đúng là điều rất quan trọng đội với chúng ta( giới trẻ) ngày nay.
  2. 2. Phải thổi hồn vào những con số Với lịch sử không nên học thuộc từng câu, từng chữ, từng từ vì như thế là không cần thiết, tuy nhiên, phải nhớ mốc lịch sử đó là ngày, tháng, năm nào. Bạn phải hiểu sự kiện ấy có ý nghĩa như thế nào và thả tâm hồn mình vào những con số, ngày tháng ấy chứ không phải trình bày một cách khô khan, vô nghĩa. Bạn khó mà có thể đạt được điểm cao nếu chỉ đưa ra con số, số liệu mà không có phân tích, chứng minh. Học Sử, bạn nên chia từng thời kỳ và trong từng thời kỳ phải định ra những sự kiện chứ không nên học thuộc máy móc theo sách giáo khoa. Ví dụ : Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới nửa đầu thế kỉ XX Đầu tiên chúng ta phải suy luận logic rằng nửa đầu thế kỉ XX là vào khoảng từ năm 1901-1950. Sau đó chúng ta mới liệt kê các sự kiện quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Và cuối cùng nêu ra thời gian ý nghĩa, diễn biến và hậu quả. Chẳng hạn như Chiến tranh thế giới lần thứ 2:
  3. 3. Đừng học vẹt Đừng coi Sử là môn phụ. Sử phải học thường xuyên để ngấm sâu vào nhận thức của từng người. Phải chọn vấn đề để học, phải hiểu vấn đề để nắm vững bản chất của vấn đề và vận dụng linh hoạt trong bài làm vì đề thi học kỳ hiện nay thường vào những dạng bài phân tích và tổng hợp. Trong quá trình làm bài không nên đi sâu quá vào sự kiện mà phải nêu bật được tính khái quát của nó. Do vậy, bạn phải biết khái quát vấn đề và quan trọng nhất là nắm chắc câu hỏi.
  4. 4. Xem phim tài liệu và đi ngao du nhiều hơn Hãy xem những cuốn phim tài liệu về các sự kiện như về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến tranh thế giới …và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động. Những bộ phim đó sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách. Nếu có điều kiện bạn có thể đi ngao du để biết them kiến thức về lịch sử. Ví dụ
  5. như đi Huế để biết thêm về các lăng tẩm, về lịch sử thời Nguyễn, hay về kiến trúc… Ngoài ra bạn còn có thể đi thăm quan những bảo tàng lịch sử để hiểu rõ hơn và khắc sâu các kiến thức mình đã học trên lớp. 5. Áp dụng logic vào sử Khi làm bài thì bạn nên nhớ phải có tuần tự, đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là lôgíc vấn đề của lịch sử mà chúng ta không thể bỏ qua. 6. Gắn các sự kiện với thứ gần gũi Các sự kiện lịch sử bao giờ cũng đòi hỏi phải thật chính xác. Vì vậy, bạn hãy nhớ kỹ bằng cách đính vào mỗi sự kiện (năm tháng xác định) một cột mốc liên quan đến bản thân. Tôi thường gắn các sự kiện đến ngày sinh nhật của mọi người như: Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga thắng lợi vào ngày 25-10( lịch Nga), ngày đó cũng là sinh nhật của tôi nên rất dễ dàng để nhớ. 7. Nhớ 1 được 2
  6. Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các bạn tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy. Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ; Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái… Cuối cùng: HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRƯỚC KHI ĐI NGỦ Bạn hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã thu lượm được trong ngày. Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về Pháp nổ súng xâm chiếm Việt Nam,Pháp đánh Gia Định,… Ta sẽ cần nhớ Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam xong rồi
  7. đến thái độ của người dân là chống trả quyết liệt và quan trọng nhất là thời gian (1/9/1858) Chỉ với ít phút đó bạn có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, bạn có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm qua, hôm kia. Học sử có khó như bạn nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương pháp mới của Đào Phan Hà, bạn sẽ thấy say mê hơn với môn sử.
nguon tai.lieu . vn