Xem mẫu

  1. Chỉ nên đổi giờ học của sinh viên và học sinh THPT Sau khi có thông tin Bộ Giao thông Vận tải đang xây dựng đề xuất thay đổi giờ làm và giờ học tại Hà Nội, nhiều độc giả cho rằng, bản đề xuất này chưa hợp lý và nên điều chỉnh theo hướng khác. Hầu hết độc giả đều cho rằng, học sinh tiểu học, mầm non, THCS cần được bố mẹ đưa đón, trong khi theo đề xuất của Bộ GTVT thì bố mẹ sẽ về muộn hơn và không kịp đón con, đặc biệt là với những cán bộ công chức làm việc tại các cơ quan Trung ương. Trong khi đó, mục tiêu giảm ùn tắc giao thông vào buổi chiều là khó đảm bảo, khi sinh viên hầu hết vẫn có giờ tan học cùng với giờ tan tầm của cán bộ, công chức Hà Nội. Cùng với đó, thành phần hành khách đi xe buýt nhiều nhất hiện nay vẫn là sinh viên. Nếu Bộ GTVT muốn kêu gọi người dân đi xe buýt, giảm phương tiện cá nhân thì cần "giải phóng" lực lượng sinh viên khỏi giờ tan tầm của cán bộ công nhân viên. Như vậy, thấy xe buýt thoáng, cán bộ công nhân viên sẽ không ngại đi và điều này sẽ là “một sự thay đổi mà đạt hai hiệu quả”. Tác dụng giảm ùn tắc cũng vì thế mà tăng lên. Bạn đọc tên Đạt, Email: datnq@yahoo.com phân tích: Theo như đề xuất của Bộ GTVT thì đầu giờ có thể bớt tắc đường nhung cuối giờ thì sao? Chắc chắn việc thay đổi giờ lam và giờ học là ảnh hưởng lớn tới toàn xã hội chứ không phải nhỏ. Các cháu nhỏ không tự đi học được thì đương nhiên bố mẹ phải đưa đón, vì vậy phải bố trí giờ làm và giờ học của các cháu sao cho thuận tiện cho việc đưa đón chứ không thể nói là nhờ người khác đón
  2. như ý kiến của một vị thứ trưởng Bộ Giao thông. Riêng giờ học của học sinh PTTH và CĐ-ĐH thì nên bố trí tách xa giờ đi và về của các người đi làm, vì các cháu tự đi lại được lại hay sử dụng xe buýt. Nên khi bố trí lệch giờ cho các đối tượng này sẽ làm giờ cao điểm xe buýt không trùng với xe cá nhân.
nguon tai.lieu . vn