Xem mẫu

  1. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn Chế độ ăn giúp vết thương mau lành sẹo Nhiều người cho rằng khi vết thương đang lành sẹo, cần kiêng cá biển, tôm, cua, thịt bò vì s ợ bị sẹo lồi, không ăn cam vì sợ vết thương bị chảy nước vàng. Thực ra, b ệnh nhân v ẫn có th ể ăn mọi thứ, trừ những thực phẩm từ trước đến nay vẫn gây dị ứng cho mình. Có thể xem da là một chiếc áo giáp mềm mại và vững chắc giúp cơ thể chống lại s ự xâm nh ập của các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi lớp áo này bị t ổn th ương, c ơ th ể s ẽ huy đ ộng h ết khả năng để "vá" lại bằng những vết sẹo. Một chế độ dinh dưỡng lành m ạnh có th ể giúp c ơ thể thực hiện công việc này tốt hơn, nhanh hơn. Các nguyên liệu để "khâu" lại những vết rách trên bộ áo da bao gồm: - Protein: Đây là nguyên liệu chính để tạo tế bào mới, thành phần của mô hạt và các thành ph ần khác có liên quan đến sự lành vết thương như collagen, fibronectin. Ở ng ười suy dinh d ưỡng, người có bệnh lý làm giảm protein trong cơ thể (như hội ch ứng th ận h ư, các b ệnh r ối lo ạn chuyển hóa protein...), vết thương thường chậm lành sẹo hơn, có khi không lành được n ếu tình trạng thiếu protein quá nặng. Mỗi ngày, cần ăn khoảng 200 g các thức ăn cung cấp protein như thịt, cá, trứng, sữa, đ ậu, đ ỗ... - Các chất có liên quan đến việc tạo máu (sắt, axit folic, vitamin B12, chất đạm): Máu là phương tiện mang những nguyên liệu cần thiết như protein, ôxy đ ến và đem ch ất th ải ra kh ỏi khu vực vết thương. Các bạch cầu, đại thực bào trong máu giúp d ọn dẹp các ch ất th ải, xác t ế bào chết. Vì vậy, để vết thương chóng lành sẹo, cần chú ý các thành ph ần dinh d ưỡng có liên quan đến việc tạo máu; nhất là khi có vết thương phần mềm nghiêm trọng, gây mất máu nhiều. Các thức ăn bổ máu bao gồm các loại huyết (lợn, bò, gà, vịt), thịt, gan, trứng, sữa... - Các vitamin (nhất là các loại tan trong nước như vitamin nhóm B, C): Vitamin có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành s ẹo h ơn, vì nó t ạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. Lo ại vitamin có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự lành vết thương là vitamin C. Chất này còn giúp tăng s ức đ ề kháng của cơ thể, tăng chuyển hóa năng lượng của tế bào cũng nh ư s ự h ấp thu, chuy ển hóa chất sắt trong cơ thể. Nó cũng giúp chống nhiễm trùng vết thương. Để b ổ sung vitamin, c ần ăn nhiều rau quả tươi. 1
  2. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn Như vậy, chế độ ăn tốt nhất trong thời gian vết thương đang lành sẹo vẫn là chế độ ăn thông thường, đa dạng, đủ năng lượng và đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Một số lưu ý khi vết thương đang lành sẹo - Tránh hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây co các m ạch máu ở ngo ại vi, làm gi ảm s ự t ưới máu đến vết thương, giảm lượng ôxy đến mô. - Đối với người cao tuổi, vết thương bao giờ cũng chậm lành sẹo h ơn ng ười tr ẻ do kh ả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn và khả năng tăng trưởng, tái t ạo t ế bào đ ều gi ảm. Nên s ử d ụng thêm một số thực phẩm giàu năng lượng để bồi bổ. - Ở những người bị rối loạn đường huyết, tiểu đường, bệnh thận có tăng urê huyết, người đang sử dụng corticoide trị liệu, hóa trị, xạ trị ung thư..., các vết thương rất khó lành. C ần tham kh ảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể đ ể v ết th ương mau lành, đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có. BS Đào Thị Yến Phi, Sức Khỏe & Đời Sống Việt Báo (Theo_VnExpress.net) Chế độ ăn uống cho trẻ bị sẹo lồi Ngày đăng: 25/04/2011 Cháu nhà tôi được 15 tháng tuổi, bị sẹo lồi do bỏng n ước sôi ở tay và vùng l ưng, hi ện đang được điều trị theo phương pháp "băng ép". Vậy xin h ỏi Bác sĩ là trong th ời gian điều trị này cháu nhà tôi có cần ăn uống theo chế độ nào ko? Tôi nghe nói là không nên cho bé ăn cua ghẹ, thậm chí mẹ bé đang cho bé bú cũng không nên ăn rau mu ống, cua ghẹ... như thế có đúng không thưa Bác Sĩ? Chị Diễm My thân mến, Khi 1 vết thương xảy ra( do phỏng, do dao cắt...) thì quá trình lành s ẹo c ủa v ết th ương cũng đồng thời xảy ra. Quá trình lành sẹo này nhanh hay ch ậm, x ấu hay đ ẹp là còn tùy thu ộc vào r ất nhiều yếu tố : 1.Kích thước và độ sâu của vết thương: vết thương nhỏ mà nông thì dễ lành hơn vết th ương to mà sâu. 2.Vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít: vết thương bị bầm dập nhiều sẽ lâu lành hơn 3.Vết thương sạch hay bẩn: vế thương sạch sẽ mau lành hơn. 4.Yếu tố dinh dưỡng: thtre3 suy dinh dưỡng, thiếu vitamin và kẽm thì vế thương lâu lành hơn. 5.Trẻ bị các bệnh lý nội khoa kết hợp: đang điều trị corticoid, thuốc ch ống đông máu, r ối lo ại đông máu... thì vết thương cũng lâu lành hơn. 2
  3. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn Còn nhiều yếu tố nữa ảnh hương đến sự lành sẹo, trong đó dinh dưỡng chỉ là 1 ph ần trong quá trình lành sẹo và cũng chỉ góp 1 phần trong việc hồi phục s ẹo lành t ốt hay không. Kinh nghi ệm dân gian về chế độ ăn nên kiêng cữ ghẹ, cua, tôm, rau muống... s ẽ gây sẹo l ồi về m ặt khoa h ọc cũng chưa được chứng minh rõ ràng vì sẹo lồi còn tùy thu ộc vào tính c ơ đ ịa c ủa t ừng ng ười. Cho nên, để tránh tối đa sẹo lồi, chị nên tránh những thức ăn mà trước khi bị sẹo bé dễ b ị dị ứng , chăm sóc tốt vết thương, băng ép có tác dụng rất tốt trong ch ống sẹo l ồi, ch ế đ ộ ăn phong phú giàu đạm, nhiều vitamin, giàu khoáng chất, không cần kiêng kem quá m ức cần thiết. Đăng bởi : BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại chỉnh hình Trị sẹo, thức ăn nên tránh khi hình thành sẹo? Em mới bị té và bị vá vài mũi trên cằm . Em sợ bị sẹo lắm Kính mong bác sĩ có th ể ch ỉ em cách ăn uống như thế nào là phù hợp . Ngoài thức ăn biển ra thì em không th ể ăn các lo ại tjh ức ăn gì nữa .Sau khi cắt chỉ rồi em có thể sử dụng Ticarlox được không ? Và cho em h ỏi ngoài Ticarlox ra thì còn có sản phẩm nào trị sẹo nữa (Nguyễn Thị Bích Tiên) Hỗ trợ bằng ăn uống: Những thức ăn nên tránh: Cơm nếp, thịt gà, đồ cay nóng s ẽ khiến vết th ương m ưng m ủ, lâu lành, trứng có thể làm vết thương loang lổ như lang ben, rau muống tăng sinh t ế bào gây l ồi, h ải sản dễ kích ứng gây ngứa ngáy, khó chịu... Những thức ăn nên dùng nhiều: Lời khuyên đầu tiên mà các bác sĩ dành cho nh ững ai đang c ần tái tạo da là hãy ăn thật nhiều thịt. Đó chính là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp c ơ th ể t ự l ấy lại sự cân bằng cho mình. Các loại rau củ đều có công dụng t ốt v ới các v ết th ương đang lên da non, nghệ là món ăn được khuyến khích cho người đang cần tái tạo các t ế bào, diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên chống viêm và kháng khuẩn rất tốt... Để trị sẹo, bạn có thể dùng kem nghệ, nghệ tươi giã lấy nước bôi lên Dùng thuốc bạn có thể dùng: Contractubex 4 cách làm lành các vết sẹo cực kỳ hiệu quả Tại sao chúng mình lại có sẹo nhỉ? Thực ra là thế này nè, các vết sẹo chỉ là một phần của quá trình chữa bệnh tự nhiên cho làn da khi b ị thương hoặc để ngăn chặn nhiễm trùng thôi. Các vết thương sẽ liền sẹo và lên da non một cách nhanh chóng thông qua hình thức tạo keo (collagen). Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiếm khi bị hình thành sẹo từ những vết cắt nhỏ lắm. Chỉ với người lớn tuổi, hoặc người cao tuổi thì mới có nguy cơ cao nhận những vết sẹo trên cơ thể dù chỉ bị thương nh ẹ. Vậy tụi mình phải ngăn chặn sẹo như thế nào đây? Ông bà vẫn dạy là "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đúng hem? Thế nên cách dễ nhất để không bị sẹo là ngăn chặn chúng đó! Vì thế, bạn nên chú ý chăm sóc các vết thương một cách thích hợp để ngăn ngừa sẹo. Có 3
  4. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn nghĩa là bạn nên để vết thương hình thành vảy, giữ cho vết thương luôn khô sạch và chắc chắn rằng b ạn đang thực hiện một chế độ ăn uống khỏe mạnh nha! Hoặc không thì có thể sử dụng tinh dầu này... Ví dụ như dầu hoa cam, oải hương, tinh dầu quả chanh í.... tất cả những loại này đều có thể giúp ch ữa lành vết sẹo một cách tự nhiên đấy. Bạn chỉ cần trộn lẫn một vài giọt tinh dầu hoa cam với một trong các loại tinh dầu khác đã đề cập cộng thêm một chút mầm lúa mì. Sau đó, sử dụng hỗn hợp tinh d ầu này, massage vào các vết sẹo trong một vài tuần để làm mềm mại nó nghen. Hay là thử dùng lô hội cũng được đấy! Lô hội là một loại thuốc tự nhiên tuyệt vời cho da. Nhân lúc vết sẹo vẫn còn t ươi, bạn nên s ử d ụng các loại kem có chứa dầu lô hội hay nước ép lô hội để thoa trực tiếp vào vết sẹo một cách nh ẹ nhàng đ ể làm mềm chỗ bị sẹo. Mà lô hội hoạt động đặc biệt tốt cho những vết sẹo trên khuôn mặt như mụn đó! Nhưng cũng nên lưu ý là, dầu lô hội không làm việc hiệu quả trên vết sẹo cũ đâu, nó chỉ có th ể làm mềm những vết sẹo này một chút thôi. Mà sử dụng Vitamin E cũng được Cũng giống như lô hội, vitamin E là một loại thuốc rất tốt cho da. Áp dụng thoa vitamin E trên các khu vực bị ảnh hưởng, xoa bóp nó vào vết sẹo nhằm làm mềm các vết sẹo. 4
  5. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn Đảm bảo rằng, trong suốt vài tuần đầu, bạn sẽ nhận thấy một sự cải thiện đáng kể đ ối với các v ết s ẹo đấy! Ngoài ra, Vitamin E cũng được biết đến để giúp ngăn chặn và kích ứng cho da khi bị thương nữa. Còn nếu có điều kiện, hãy thử dầu thầu dầu xem sao? Trong cuốn sách "Y khoa châu Á- truyền thống và hiện đại" của Paul Pitchford đã khuyến cáo rằng: b ạn nên sử dụng dầu thầu dầu để làm mềm và loại bỏ sẹo. Ông đề nghị nên ngâm một mảnh vải bằng flannel với dầu thầu dầu và đặt nó trên các vết sẹo 1-2h vài lần một ngày sẽ giúp các vết sẹo biến mất cực kì nhanh chóng. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Chế độ ăn uống, dinh dưỡng cũng là một trong nh ững y ếu t ố c ần đ ược quan tâm trong quá trình điều trị và cải thiện sẹo. Một số quan niệm dân gian cho r ằng vi ệc ăn các thức ăn “độc” như rau muống, xôi, tôm, nước tương, v.v… sẽ làm cho s ẹo lâu lành và có nguy cơ hình thành sẹo lồi. Thế nhưng, các nghiên cứu gần đây cho thấy thức ăn không tác động tr ực tiếp đ ến vi ệc hình thành sẹo, do đó khi da thịt bị tổn thương cần luôn giữ vết thương thông thoáng, khô ráo để vết thương nhanh chóng liền miệng. Người điều trị vẫn có thể ăn mọi thứ, trừ những người có tiền sử dị ứng với một số thức ăn đặc biệt. Theo lời khuyên của các bác sỹ, khi bị sẹo người bệnh cần ăn đầy đủ các nhóm dinh dưỡng đặc biệt là ch ất sắt để đảm bảo cho quá trình tái tạo collagen. Các nhóm thực phẩm cần thiết: 5
  6. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn - Chế độ ăn giàu đạm với các thực phẩm như thịt, cá, trứng, các lo ại đậu s ẽ giúp v ết thương mau lành vì đạm là nguyên liệu chính để tạo ra các tế bào m ới và thành ph ần mô hạt cũng như các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết th ương nh ư collagen, fibronectin. Mỗi ngày, cơ thể cần khoảng 200g các thức ăn chứa nhiều protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu... Khi da cần tái tạo, bệnh nhân nên ăn thật nhiều thịt vì thịt là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp cơ thể tự lấy lại sự cân bằng. Th ịt l ợn là món ăn lành tính nhất trong số các loại thịt. - Bên cạnh đó người điều trị cần bổ sung các loại thực phẩm có ch ứa các ch ất liên quan đến việc tạo máu như sắt, axit folic, vitamin B12... Các chất này có trong các loại thịt, các loại huyết (lợn, bò, gà, vịt), gan, trứng, sữa và các loại rau xanh (rau mu ống, rau dền…). Các loại rau củ đều có công dụng tốt với các vết thương đang lên da non. Một số rau có tính chất mát như rau ngót, các loại rau họ cải, diếp cá... có khả năng giúp vết thương mau chóng liền miệng. Diếp cá cung cấp kháng sinh tự nhiên ch ống viêm và kháng khuẩn rất tốt. - Các vitamin, nhất là các vitamin tan trong nước như vitamin B, C có vai trò tích cực trong việc hình thành tế bào mới và làm vết thương mau lành sẹo hơn, vì nó tạo nên các loại men thúc đẩy sự tổng hợp protein, tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở tế bào. Một số vitamin thuộc nhóm B, trong đó có vitamin B12 và B5 có khả năng chữa lành da và là chất hỗ trợ hữu ích cho vitamin C và kẽm. Thành phần bổ sung B complex nên s ử dụng hàng ngày trong suốt giai đoạn làm lành da. Sau phẫu thuật hoặc bị thương, khả năng tự làm lành của da lệ thuộc một mức độ nhất định nào đó vào sự cung cấp một số chất dinh dưỡng, trong đó quan trọng nhất là thành phần vitamin C. Vitamin C giúp gia tăng sức đề kháng của cơ thể, chống lại hiện tượng nhiễm trùng ở vết thương và làm gia tăng sự hấp thu chuyển hóa ch ất s ắt trong c ơ th ể. Vitamin C có nhiều trong các loại quả tươi như cam, bưởi, chanh, sơ ri... Cần sử dụng từ 100g cho 2 lần/ngày cho đến khi da hẳn. - Chất kẽm cũng đóng vai trò làm mau lành vết thương, đ ạt hi ệu qu ả cao khi đ ược s ử dụng kết hợp với vitamin C. Khi da đang trong giai đoạn lên da non, b ệnh nhân nên s ử dụng 30mg kẽm mỗi ngày. Chất kẽm có trong trứng, các thức ăn có nguồn gốc từ biển như nghêu, sò, ốc... Mặt nạ từ cây trái 6
  7. Dinh dưỡng khi điều trị sẹo Yh: dustinwind_bmt@yahoo.com.vn Chanh có tác dụng làm mờ vết sẹo, đặc biệt là sẹo thâm nh ờ kh ả năng làm tr ắng c ủa nó. Chỉ cần rửa sạch mặt, hoặc vùng bị sẹo, sau đó dùng bông thấm nước chanh tươi và xoa lên mặt, để khoảng 15 đến 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Tuy nhiên, người điều trị cần phải lưu ý tránh nắng tối đa khi dùng chanh làm m ờ sẹo, vì chanh t ươi khiến da nhạy cảm hơn dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra tinh dầu hoa oải hương hoặc quả tầm xuân cũng có hiệu quả rất lớn trong việc điều trị sẹo mụn vì tính kháng khuẩn cao và khả năng làm lành vết th ương c ủa nó. Khi dùng tinh dầu nên làm loãng với vài giọt nước vì độ đậm đ ặc c ủa tinh d ầu có th ể làm da bị nóng rát. Sưu tầm từ internet 7
nguon tai.lieu . vn