Xem mẫu

  1. Chế Biến Món Rau Cho Trẻ Nhỏ Từ 3 Tháng Tuổi Rau quả là món ăn bổ dưỡng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thích ăn rau, vì thế thành phần hấp thụ vitamin không đủ, gây thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Làm thế nào để trẻ thích ăn nhiều rau? Khẩu vị của trẻ được hình thành từ lúc nhỏ, cha mẹ tập cho chúng thói quen ăn gì, sau khi lớn lên chúng chỉ quen với món ăn đó. Vì thế khi tập cho trẻ ăn món ăn phụ nên cung cấp cho chúng ăn rau để làm quen với món ăn này. Trẻ khoảng 3 tháng Lúc này trẻ vẫn chưa mọc răng, sự phát triển hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện, chức năng tiêu hóa tương đối yếu, lúc này nên cho trẻ uống nước rau. Cách chế biến: 1. Cho vào nồi 200 ml nước và đun sôi.
  2. 2. Chuẩn bị khoảng 100 g lá rau non, rửa sạch và cắt vụn. 3. Cho rau vào nồi và luộc kỹ 4. Đợi canh nguội chắt nước cho trẻ uống, có thể cho chút đường trắng (nồng độ thấp hơn 5%). Có thể cho trẻ uống nước rau giữa hai bữa uống sữa, mỗi lần khoảng 50 – 60 ml, mỗi ngày uống 1 – 2 lần. Căn cứ theo độ tuổi có thể tăng dần mỗi lần uống khoảng 100 ml. Chú ý: 1. Chế biến món rau xong nên ăn ngay, vì trong nước rau chứa nhiều vitamin
  3. C không ổn định, khi gặp không khí dễ bị oxy hóa phá vỡ. 2. Không nên cho trẻ uống nước rau để qua đêm để tránh trúng độc Nitrite. 3. Đặc biệt chú ý không dùng bình sữa để cho trẻ uống nước rau tránh làm cho trẻ mất nhiều lực khi uống nước rau. Trẻ từ 4 – 10 tháng Trẻ giai đoạn này bắt đầu mọc răng, hệ tiêu hóa cũng dần dần phát triển, dung lượng dạ dày cũng dần tăng cao, lúc này có thể cho trẻ ăn ít rau ép nhuyễn. Rau lúc này có thể cung cấp nhu cầu sinh lý cần thiết cho trẻ đủ thành phần vitamin C, khoáng chất, chất xơ, Đây cũng là bước chuẩn bị để trẻ cai sữa, đồng thời tập thói quen nhai cho trẻ. Cách chế biến: 1. Trước tiên rửa sạch rau xanh và cắt vụn. 2. Đồng thời đun sôi nước, cho rau cắt vụn vào đun sôi khoảng 10 phút, sau đó cho vào máy xay nhuyễn để trẻ ăn. Có thể chế biến cách món rau từ cà rốt cắt nhỏ, đun chín nhừ hoặc chế biến thành món cháo, mỗi lần 15 g, mỗi ngày ăn từ 1 – 2 lần.
  4. Chú ý: 1. Khi bắt đầu tập cho trẻ ăn rau với số lượng ít, quan sát trên 3 ngày nếu không hợp có thể giảm lượng ăn hoặc dùng thực phẩm khác để thay thế. 2. Kiểm tra trẻ khi đi đại tiện, nếu phát hiện đại tiện có hiện tượng bất thường nên dừng cho trẻ ăn thực phẩm đó. 3. Đợi chức năng tiêu hóa hoàn thiện và đại tiện bình thường trở lại mới cho trẻ ăn như lúc đầu. Trẻ khi mắc bệnh nên giảm thức ăn phụ cho trẻ để tránh tiêu hóa không tốt. Trẻ sau 10 tháng Răng của trẻ đã mọc dài hơn, chức năng tiêu hóa tương đối mạnh, lúc này có thể cho trẻ ăn nhiều loại giã vụn khác nhau. Loại rau này phòng chống táo bón, hơn nữa luyện tập cơ nhai cho trẻ. Rau chứa nhiều thành phần chất xơ, phòng chống táo bón cho trẻ. Cách chế biến: 1. Rửa sạch rau xanh cắt gốc và cắt vụn 2. Thêm ít nước đun cho nhừ nêm ít muối và cho trẻ ăn. Dùng dầu thực vật xào qua rau cho vào trong cháo hoặc mỳ liền nấu cho nhừ để trẻ ăn, mỗi lần khoảng 30 – 40 g, dần dần tăng lên mỗi lần 70 – 80 g.
  5. Cho trẻ ăn thức ăn phụ nên căn cứ theo chức năng tiêu hóa và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để tăng lượng dần dần, từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Chế độ ăn uống thay đổi quá đột ngột có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ, lúc này trẻ dễ đi tả hoặc tiêu hóa không tốt.
nguon tai.lieu . vn