Xem mẫu

  1. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN (SUYỄN) Ở TRẺ EM A- Dịch tể - Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh mãn tính thường gặp nhất ở trẻ em: khoảng 7-10% trẻ em Pháp,  Ở Úc, 1/6 trẻ em ở lứa tuổi nhỏ hơn 16,  50% trẻ em ở vùng đảo Carolines (vùng OMS du Pacifique occidental),  20-30% trẻ em ở Brésil, Costa Rica, Panama, Pérou và Uruguay.  Ở Ấn độ, 10-15% trẻ em tuổi giữa 5-11 tuổi.  Ở Âu châu, mỗi phút có một tử vong xảy ra do cơn suyển cấp tính. Pháp có khoảng 2000 tử vong mỗi năm, trong đó có 600 trẻ em. Theo EFA (Fédération Européenne des Associations d’allergiques et de maladies respiratoires) thì 90% các trường hợp tử vong có thể tránh khỏi nếu bệnh nhân được hiểu rõ về bệnh của mình và được điều trị thích nghi. Điều nầy nói lên vai trò quan trọng của điều trị, theo dõi bệnh cũng như sự giáo dục y tế để bệnh nhân hiểu rõ trách nhiệm trong sự phòng chống và điều trị.
  2. Định nghĩa bệnh dựa vào biểu hiện lâm sàng và chức năng hô hấp: Bệnh hen phế quản trẻ em là sự khó thở từng cơn, với thở rít (wheezing),  chủ yếu vào thì thở ra, có thể kèm theo ho khan hoặc ho có đờm, do tắc nghẽn phế quản, tự hồi phục hoặc hồi phục d ưối ảnh hưởng cuả thuốc dãn phế quản. Hiện nay, người ta thường nhấn mạnh vào yếu tố viêm sưng và thêm vào đó  là hiện tượng co bóp cơ, và tăng tiết chất nhày của phế quản. B- Sinh lí bệnh: Sinh lý bệnh suyển khá phức tạp và chưa hoàn toàn hiểu rõ, bao gồm hiện tượng nhạy phản ứng (hyper réactivité) của cơ phế quản đối với các kích thích như lạnh, gắng sức, bụi, các chất gây dị ứng, cảm xúc mạnh... đưa đến co thắc phế quản, sưng viêm và tiết nhờn quá độ của phế quản. Bộ ba: co thắc phế quản, sưng viêm và tiết nhờn quá độ của phế quản là những điểm đích mà các dược liệu phải có tác dụng tốt trong các điều trị cơn hen cấp tính.
  3. Các nguyên nhân gây dị ứng cần phải được xác định để phòng chống, cơ bản của điều trị lâu dài khi cơn cấp tính đã qua. C- Biểu hiện lâm sàng - khác nhau tùy theo tuổi:
  4. 1- Nhủ nhi (
  5. động hơn thướng ngày, đau bụng... Nếu bắt đầu điều trị ngay ở giai đoạn nầy hiệu quả rất tốt. Bắt đầu cơn: thường vào cuối buổi chiều hoặc vào ban đêm sau nữa đêm.  Cơn suyễn: thở rít ở thì thở ra, ngừng thở sau mỗi thì thở vào, em bé  thường ngồi để ho, để thở, có vẻ lo lắng, xáo động, cảm giác thiếu không khí, ngực phồng. Nghe phổi: thở rít ở hai phổi, nhịp tim nhanh. Thở nhanh, thở nông (khác với người lớn, thở chậm). Ở mức độ trầm trọng hơn, có thể thấy gia nhập các cơ phụ hô hấp, pouls paradoxal (hít vào = pouls yếu, thở ra = pouls mạnh) Thường cơn bệnh tự bình phục sau vài giờ hoặc dưới ảnh hưởng của điều trị để tái phát vài ngày sau đó nếu điều trị không tốt. Thường vào giai đoạn bình phục nầy, bệnh nhân ho nhiều và có nhiều đờm rãi, nhịp thở trở về bình thường, em bé thư thả nhưng mệt. 3- Các biểu hiện lâm sàng đặc biệt, không tiêu biểu cuả suyễn: Các bệnh cảnh nầy thường gặp, cần được biết để định bệnh: Cơn ho khan, từng cơn, không đờm kiểu ''ho gà '' (coqueluchoïde), thường  xuất hiện vào ban đêm, hoặc sau các gắng sức (vui chơi, chạy giỡn...), thay đỗi nhiệt độ.
  6. Cơn suyễn sau gắng sức bất thường (asthme d'effort). Cần phân biệt với  khó thở vì mệt, trong trường hợp nầy, khó thở sẽ biến mất sau vài phút nghĩ ngơi. Bảng 1: Mức độ trầm trọng của bệnh hen phế quản: Độ trầm trọng cơn ban ngày cơn ban đêm Độ giảm FEV của FEV Lâu lâu mới < 1lần/tuần ≤ 2 lần/tháng ≥80% bình < 20% thường có 1 cơn >1lần/tuần, >2lần/tháng ≥80% bình 20-30% Nhẹ nhưng1lần/ tuần 60-80% bình > 30% Trung bình thường mỗi ngày Thường xảy ra < 60% > 30% Nặng D- Tình trạng cấp cứu (état de mal – Détresse respiratoire):
  7. Trước biểu hiện lâm sàng cần phải biết đánh giá mức độ nặng nhẹ của cơn suyễn để có điều trị thích nghi (bảng 2). Bảng 2 - Mức độ nặng nhẹ của cơn hen phế quản: Trệu chứng Nhẹ Tung bình Nặng Nguy cơ ngưng thở (Détresse respiratoire) Tri thức +/- Trạng thái Trạng thái Trạng thái Lú lẫn, như kích động kích động kích động buồn ngủ (agité) (agité) Khó thở Khi đi Khi nghĩ ngơi Khi nói Khó nói (không Khi nói nhiều Một câu Một chữ đủ hơi) câu Thở rít- Trung bình chậm chậm mất wheezing Cơ phụ không có có Nhịp thở tăng tăng > 40
  8. Nhịp tim-pouls < 100 100 – 130 > 130 < 60 Bình thường 60 da PaCO2 < 45 < 45 > 45 Những cơn suyễn nặng là những cơn có nguy cơ gây tử vong, hậu quả của khoảng 5-7% các cơn suyển nặng, do đó cần phải chuyển nhanh chóng đến khu chăm sóc khẩn trương (USI). Biểu hiện lâm sàng: khó thở với hiện diện ít nhất một trong số những triệu chứng sau đây: Khó nói (nói không hết câu, không đủ sức để nói), khó ho vì thiếu hơi.  Lồng ngực ít di động (blocage respiratoire) khi thở, không c òn nhiều tiếng  thở rít (wheezing). Thở nhanh: nhủ nhi dưới 2tuổi) > 50 nhịp/ phút, trẻ em 2-5 tuổi 30-50 nhịp/  phút. Tham dự các cơ phụ hô hấp gây lõm hốc vùng trên xương đòn gánh (clavicule), và các khoảng liên sườn.
  9. Tím tái ở da (cyanose) do hypoxie ở môi, vành tai, các ngón chân, ngón  tay. Kích động tinh thần(nói nhiều, délire), hoặc nhiều động tác lộn xộn  (agitations). Mồ hôi nhiều.  TA: thấp, có khi không đo được (collapsus). Nhịp tim nhanh > 150/ phút.  Suy tâm thất phải. Tri giác suy giảm: em bé lơ mơ sau mỗi cơn ho.  Đo lường khí trong máu (sau khi nhập viện): Oxy máu thấp (hypoxie), và  nhất là CO2 cao (hypercapnie). Có thể có khí thoát dưới da (emphysème), khí phế thủng (pneumothorax).  (Điều trị cấp cứu cơn hen phế quản nặng=xem Điều trị cấp cứu) E- Xét nghiệm cận lâm sàng: 1- Đo lường khí trong máu (gazométrie – xem kết quả bình thường): Oxy máu thấp (hypoxie).  CO2 bình thường, hoặc cao nếu nặng.  Toan máu (acidose). 
  10. 2- Đo lượng khí thở ra tối đa (peak Flow): phương tiện đơn giản, dể thực hiện nếu bệnh nhân chịu hợp tác, cho phép đánh giá mức độ trầm trọng của cơn hen. Thường khó thực hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi.  Có giá trị báo động nếu D.E.P thấp dưới 25% giá trị bình thường.  Cũng là phương tiện để theo dõi hiệu quả điều trị, đo khoảng 5 phút sau khi  dùng thuốc giãn phế quản, và sáng – chiều. 3- X quang
  11. Lồng ngực dãn lớn.  Khí phế thủng, pmeumomédiastin, khí thoát dưới da.  Có thể có thấy nhiễm trùng phổi.  Lồng ngực giãn.  4- Điện tâm đồ: Có thể thấy suy tim phải (CPA)với S1Q3, phì đại tâm nhỉ phải, phì đại tâm thất phải. Trước bệnh cảnh của cơn hen phế quản cấp cần bắt đầu trị liệu càng nhanh càng tốt trong khi chờ đợi thực hiện các xét nghiệm trên. F- Định bệnh: 1- Xác định bệnh hen phế quản và mức độ trầm trọng của bệnh: Thực hiện ngoài cơn hen cấp tính, và ở trẻ em tử 5 tuổi trở lên: Với máy dung phế đồ (spirométrie): Đo VEMS, biểu đồ Débit/ Vomune, rapport Tiffeau.
  12. VEMS Kích động cơn suyển (test de provocation): ở bệnh nhân suyển, VEMS  giảm hơn 20% so với VEMS khi không có cơn suyển. Xét nghiệm phục hồi (test de réversibilité): sau khi bệnh nhân d ùng thuốc  dãn phế quản. Xác định bệnh hen phế quản nếu gia tăng h ơn 15% VEMS và 200 ml khí thở ra.
  13. Hen do nghẽn các phế quản lớn: Hen do tắc nghẽn những phế quản nhỏ: Xét nghiệm phục hồi (test de réversibilité) cũng th ường được thực hiện trước khi tiến hành điều trị để tìm thuốc dãn phế quản có tác dụng tốt. Trong những bệnh hen do nghẽn các phế quản lớn, phục hồi phế quản thường nhiều gần như toàn diện dưới tác dụng cuả thuốc dãn phế quản, và ngược lại trường hợp hen do tắc nghẽn những phế quản nhỏ, nên có tiềm năng trầm trọng hơn ở trường hợp nầy.
  14. Đo lượng NO trong hơi thở ra cũng giúp xác đinh bệnh, nhưng hữu ích nhất trong đánh gía hiệu quả điều trị. 2- Tìm nguyên nhân bệnh: Siêu vi trùng: Thường thấy ở nhủ nhi, nhiễm si êu vi VRS (virus respiratoire  syncitial) đường hô hấp cùng với cơn khó thở, xuất hiện ở những cơ địa nhạy cảm với các dị ứng và kích thích tiết nhiều chất nhày nhớt. Dị ứng: Là nguyên nhân thường thấy, cần phải tiến hành tìm ra chất gây dị  ứng dù thường rất khó, dựa vào: tiền căn gia đình (suyễn, chãy mũi nước...), tiền căn cá nhân (eczéma), tổng lượng IgE cao, thường xãy ra vào những mùa, hoặc môi trường có nhiều chất dị ứng: các phấn hoa, acariens, meo ẩm (moisissure), thức ăn, gia súc ...Các hoá chất (dầu thơm, các thuốc xịt trong nhà...) Di truyền (=>xem chi tiết).  Không khí lạnh.  Khói thuốc lá. 
  15. Hoạt động thể lực (Asthme d' effort).  Ô nhiễm môi trường (khói xe). Nhiễm cúm. Dược chất (paracétamol,  aspirine). G- Điều trị: 1- Điều trị cơn hen: Dựa vào các thuốc làm dãn phế quản có tác dụng nhanh: Nhóm bêta2-mimétiques (Salbutamol, Terbutaline, Pirbuterol): làm dãn các  cơ phế quản, tác dụng nhanh ngay sau vài phút và trong vòng 4 giờ. Thuốc
  16. hơi (spray), sử dụng bằng cách hít qua miệng, hoặc qua trung gian bình hít. Bệnh nhân phải được giải thích để biết cách sủ dụng. Thuốc corticoides: Có tác dụng chống viêm rất mạnh, nhưng chậm (sau 4  giờ). Nên dùng nhanh chóng trong các trường hợp mà thuốc bêta2- mimétiques không kết quả, bằng cách tiêm hoặc có thể dùng thuốc uống. Chú ý: Tất cả những cơn hen trầm trọng, cần phải được cấp cứu (săn sóc tại chỗ, di  chuyễn). Các cơn hen nặng, bình phục sau khi được điều trị tại nhà, cần phải được  theo dõi trong vòng 8 giờ với đo lường D.E.P để tránh môi tái phát. Nghi ngờ tái phát nếu D.E.P suy giảm. 2- Điều trị lâu dài ( traitement de fond): Các thuốc corticoides (béclométhasone, la budésonide et la fluticasone)  dưới dạng hít qua đường miệng (aérosol, bột): nhằm tránh tái phát do tác dụng chống viêm và giảm tiết nhày nhớt.
  17. Các thuốc làm giãn phế quản có tác dụng chậm và kéo dài (Formotérol,  Salmétérol). Các phối hợp 2 thuốc: salbutamol + le bromure d’ipratropium, bronchodilatateurs tác dụng kéo dài + des corticoïdes. Nhóm anti-leucotriènes (SingulairR), là nhóm thuốc mới, chống viêm, gia  tăng tác dụng của corticoides, dùng trong trường hợp bệnh chưa ổn định và asthme d' effort. 3- Tránh tiếp xúc các chất dị ứng, các nguy ên nhân gây xuất hiện cơn, thuốc chống dị ứng. G- Tiến triển bệnh: 50% hen phế quản ở trẻ em biến mất trước tuổi dậy thì, thường trước 6-7 tuổi. Nếu không điều trị tốt, ngoài nguy cơ tử vong do những cơn cấp tính, bệnh sẽ tiến triển
  18. đến tình trạng suy hô hấp (20% bệnh nhân suyễn) vào tuổi trưởng thành nhất là trường hợp bệnh nhân nhiễm khói thuốc lá, ô nhiễm mô trường. Những yếu tố nguy cơ tiến triển qua dạng tắc nghẽn phế quản vĩnh viễn (không hồi phục) là: Tuổi xuất hiện bệnh suyễn: xuất hiện vào lúc tuổi càng lớn, nguy cơ càng  cao. Bị bệnh suyễn càng lâu, nguy cơ không hồi phục càng cao.  Bệnh suyễn có biểu hiện lâm sàng nặng.  Ảnh hưởng môi trường ô nhiễm: thuốc lá, nghề nghiệp, không nhí...  Yếu tố di truyền, cơ địa đã có sẵng nhiều yếu tố thuận lợi. 
nguon tai.lieu . vn