Xem mẫu

  1. Chạm trán với những câu hỏi hóc búa Một trong những vấn đề mà cả nhà tuyển dụng quan tâm là làm thế nào để các ứng viên trả lời những câu hỏi phỏng vấn thật hay và gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng? Một trong số những câu hỏi đó là: "Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?" Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần phải giải thích cho nhà tuyển dụng biết công ty họ có điểm nào thu hút bạn? bạn nên lưu ý là đừng bao giờ nêu những lý do có liên quan đến tài chính ở đây nhé, chẳng hạn như bạn đừng bao giờ bảo rằng: "vì tôi thấy công ty trả lương cao". Có rất nhiều lý do để bạn có thể giải thích cho nhà tuyển dụng vì sao bạn thích làm việc ở đây, chẳng hạn như bạn hãy nói đến văn hóa của công ty rất hay và tôi muốn làm việc trong môi trường văn hóa như thế. Hoặc là bạn cũng có thể đề cập đến các chương trình đào tạo của công ty, cách thức vận hành công ty, khả năng tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trên thế giới là rất lớn, hoặc những nội quy trong công ty...tất cả những điều kể trên đều là những lý do hợp lý nhất mà nhà tuyển dụng muốn nhận được từ câu trả lời của bạn. Hiển nhiên là để có những thông tin này thì bạn cần phải chuẩn bị thật chu đáo trước khi phỏng vấn. "Bạn nghĩ mình sẽ như thế nào trong 5 năm nữa?"
  2. Hãy nghĩ đến bất kì một vị trí nào mà bạn mong muốn trong công ty, có thể bạn sẽ đảm nhiệm vai trò của một nhóm trưởng, một trưởng phòng nhân sự hoặc thậm chí là giám đốc công ty...tuy đó là những mong muốn của bạn nhưng nó cũng thể hiện tham vọng của bạn, điều đó tốt thôi nhưng bạn phải có óc thực tế và lý lẽ cụ thể cho những tham vọng của mình. "Ưu nhược điểm của bạn là gì?" Hãy kể cho nhà tuyển dụng những khó khăn mà bạn đã vượt qua, những kinh nghiệm mà bạn từng trải để chứng minh cho họ thấy những ưu điểm của bạn là có thật chứ không bịa đặt. Bạn cũng nên chỉ ra những điểm yếu của mình và cố gắng trình bày cho nhà tuyển dụng thấy bạn làm cách nào để vượt qua những nhược điểm của mình. "Tại sao bạn muốn làm công việc này?" Các ứng viên nên thật cẩn thận, không nên đề cập đến vấn đề địa vị chức vụ hay tiền bạc đối với những câu hỏi dạng này. Bạn nên tập trung thật sự vào nội dung công việc, bạn có thể nói là do tính chất công việc sẽ mang đến cho bạn nhiều khả năng học hỏi, nhiều cơ hội mới và có một môi trường thật sự phù hợp với những kinh nghiệm mà bạn đã có, các ứng viên cũng nên nêu những ví dụ cụ thể chứ không nên nói suông trước mặt nhà tuyển dụng. "Bạn nghĩ tại sao chúng tôi lại thuê bạn?" Nhiều công ty sẽ hỏi các ứng viên câu này để kiểm tra năng lực thật sự của ứng
  3. viên. Để đối phó với câu hỏi dạng này bạn cần chuẩn bị một danh sách các thế mạnh về chuyên môn và kinh nghiệm của mình và hãy tìm mối tương quan giữa những chuyên môn của bạn với công việc mới mà bạn đang ứng cử. Các nhà tuyển dụng hàng đầu đưa ra lời khuyên là các ứng viên không nên quá khiêm tốn đối với những câu hỏi như thế này, tất nhiên không phải vì thế mà bạn kiêu ngạo, bạn hãy thể hiện sự tự tin của mình bằng các cử chỉ điệu bộ vì điều này sẽ gây cho bạn một ấn tượng tốt đẹp trong mắt nhà tuyển dụng. "Bạn có thể kể về những thành công của bạn trước đây hay không? Chuyên ngành của bạn là gì?" Mỗi người đều có những thành tích riêng, có thể thành tích của một ai đó chỉ đơn giản là họ đã hoàn tất khóa học của họ trong một lĩnh vực nào đó, điều này thường được xem là những "kinh nghiệm trường lớp". Nhưng thành tích của một người khác lại là có được một công trình nghiên cứu gây chú ý hay đã từng làm một dự án nào đó cho một công ty nào đó. Không nhất thiết là bạn phải có nhiều thành tích, điều quan trọng là cách bạn trả lời như thế nào? Đây thực sự là một dạng câu hỏi thông minh, đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên sâu và khá bản lĩnh để sử lý vấn đề một cách thích hợp và hay nhất. "Động cơ nào thúc đẩy bạn?" Đối với một số người thì động cơ có thể là được học tập, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nhưng đối với người khác có thể là tiền hoặc mong muốn có nhiều kinh nghiệm hơn...Câu trả lời thật sự đôi khi khiến cho người ta cảm thấy không thích, bạn cũng không cần phải tô điểm cho câu chuyện của mình quá nhiều, điều
  4. quan trọng nhất ở đây là bạn hãy thật thà là được. "Hãy cho tôi biết sự hiểu biết của bạn trong lĩnh vực này?" Hầu hết các cuộc phỏng vấn xin việc làm đều liên quan đến những kiến thức chuyên môn. Những nhà tuyển dụng luôn muốn biết các ứng viên đã làm cách nào để hiểu và nắm rõ các vấn đề của họ, họ muốn biết các ứng viên đã đọc thông tin về họ ở đâu, trong tạp chí nào và họ có phải là người năng động trong việc luôn cập nhật thông tin hàng ngày hay không? Tất cả những điều đó sẽ cho nhà tuyển dụng một cái nhìn tổng quát nhất về kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bạn! Chúc bạn thành công! Nguồn: TimViecNhanh
nguon tai.lieu . vn