Xem mẫu

  1. Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 2) 5. Thiếu sinh tố B2 - Riboflavin Sinh tố này có công dụng như sau: tăng cường sức khỏe bằng cách giúp các tế bào sử dụng oxygen;  giúp sản xuất năng lượng từ các chất dinh dưỡng;  là thành phần chất màu của võng mạc;  sản xuất ra các kích thích tố của nang thượng thận.  Thiếu sinh tố B2, cơ thể sẽ mỏi mệt, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng, đỏ, nứt; da trên mũi nứt; lưỡi viêm sưng, đau, nứt rãnh; mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt; thiếu hồng cầu. Phụ nữ mang thai thiếu B2 có thể gây ra chậm phát triển xương của thai nhi.
  2. Trên da có rối loạn ở các tuyến nhờn, da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt l à ở nếp da gấp, chung quanh mũi và túi ngọc hành đàn ông. Các chất nhờn đóng cục trên lỗ chân lông khiến da nom rất xấu, gồ ghề. B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá sardine. Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1.3-1.5 mg; trẻ em là 1.1 mg. Chưa có công bố nào về hậu quả của tiêu thụ quá nhiều riboflavin. 6. Thiếu sinh tố B3 - Niacin Niacin có nhiều trong thực phẩm gốc động vật d ưới dạng nicotamide và thực vật dưới hình thức nicotinic acid. Niacin có công dụng như sau: là thành phần của hai loại diêu tố cần thiết cho sự hô hấp của các tế  bào; giúp chất đạm, chất béo, carbohydrates sản xuất năng lượng;  cần thiết cho sự tăng trưởng cơ thể;  giảm cholesterol trong máu;  giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).  Niacin có nhiều trong gan, thận, thịt bò, thịt gà vịt, thị heo, sữa. Ngũ cốc, cơm gạo, các loại hạt cũng có chút ít Niacin.
  3. Thiếu sinh tố B3 đưa tới bệnh suy dinh dưỡng Pellagra. Bệnh thường thấy trong các cộng đồng mà thực phẩm chính là ngô. Ngô có rất ít niacin và amino acid trytophan là chất chuyển hóa thành nicotinic acid trong cơ thể. Một số người ghiền rượu hoặc có rối loạn tiêu hóa thực phẩm cũng bị bệnh này. Triệu chứng chính của bệnh tóm tắt trong ba mẫu tự D: Diarrhea: tiêu chảy, đôi khi phẩn có lẫn máu;  Dementia với kém trí nhớ, tính tình nóng nảy, dễ kích thích, trầm  cảm, lo lắng, hoảng loạn, mất định hướng; Dermatitis với viêm da nhiều khi là dấu hiệu sớm nhất của bệnh. Da  sưng, tróc vảy, nhất là ở phần lộ ra dưới ánh sáng mặt trời hoặc chấn thương; niêm miệng và lưỡi sưng đỏ. Bệnh được chữa bằng dược phẩm có nicotinic acid hoặc cho bệnh nhân ăn thực phẩm có nhiều thịt động vật. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều sinh tố này sẽ làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu tới nhiều và da hừng hực nóng; ngứa da; đường trong máu lên cao; suy tim. Nhu cầu hằng ngày cho người lớn là từ 15-17 mg NE; trẻ em là 5mgNE. 7. Thiếu sinh tố C
  4. Sinh tố C có vai trò quan trọng để ngăn ngừa vết nhăn trên da. Cùng với chất đạm, sinh tố này tạo ra chất collagen đệm cho da không xệ nhăn, tránh cho da khỏi khô, tóc bớt giòn. Sinh tố C cũng điều hòa sự tiết chất nhờn của tuyến nhờn trên da. Ngoài ra, khi phối hợp với sinh tố bioflanoid, sinh tố C còn ngăn chặn sự tạo các vết đồi mồi trên da người cao tuổi; tăng cường độ bền bỉ vi huyết quản tránh bị bầm da; tránh chảy máu chân răng. Sinh tố C có nhiều trong rau có màu xanh, broccoli, cải, cà chua, chanh, cam, canteloupe, dâu, khoai tây. 8. Thiếu sinh tố D Sinh tố này cần thiết cho sự tăng trưởng của xương răng, móng tay cũng như sự lành mạnh của da và mắt. Sinh tố có nhiều trong sữa, gan bò, cá salmon, tuna, bơ, mầm ngũ cốc. 9.Thiếu sinh tố E Sinh tố E giúp tế bào tăng trưởng mau, giảm hiện tượng lão hóa; tăng cường tuần hoàn khiến vết thương trên da mau lành; giảm tình trạng khô da, rụng tóc và gàu. Sinh tố E có trong sữa, mầm ngũ cốc, măng tây, broccoli, bơ, lòng đỏ trứng gà, gan động vật, dầu olive, đậu nành, dầu thực vật, các loại hạt. Nếu đang bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp thì nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thêm sinh tố E.
  5. Khoáng chất cũng có vai trò quan trọng với da. Thiếu sắt, đồng, chromium, phosphore, selenium, kẽm, da cũng tróc vảy mỏng, khô nứt da ở khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ gãy. Nhiều tin tưởng cho rằng thực phẩm như chocolate, pho mát, món ăn nhiều chất béo gây ra bệnh trứng cá hoặc làm bệnh trầm trọng hơn. Nhưng các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được điều này. Da khô Trở lại với vấn đề khô da vào mùa Đông thì ta thấy có nhiều nguyên nhân: Các tuyến nhờn không tiết ra đủ chất nhờn để làm da ẩm;  Không khí khô mùa Đông làm độ ẩm trên da dễ bay hơi nên da khô;  Nhiệt độ trong phòng quá cao cũng làm da khô và ngứa;  Do di truyền;  Kém dinh dưỡng nhất là thiếu sinh tố A và các sinh tố B;  Môi trường xung quanh như ánh nắng, khí lạnh, hóa chất, mỹ phẩm,  tắm nhiều với xà bông mạnh; Các bệnh ngoài da như viêm da, vảy nến;  Bệnh nội khoa như nhược tuyến giáp; biến chứng tiểu đường; 
  6. Tác dụng phụ của một số d ược phẩm như thuốc lợi tiểu, thuốc chống  dị ứng.
nguon tai.lieu . vn