Xem mẫu

  1. Chăm sóc da khô mùa Đông (Kỳ 1) Bác sĩ Nguyễn Ý Đức Thời tiết mùa Đông với gió lạnh, nắng hanh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho làn da. Một trong những ảnh hưởng này là da khô nhăn và ngứa. Da là bộ phận lớn nhất bao bọc cơ thể trải rộng tới 20 thước vuông và cân nặng gần 4 kí lô. Lớp da ngoài cùng gọi là biểu bì gồm những tế bào đã chết. Dưới đó là bì với những dây thần kinh, mạch máu, tuyến mồ hôi. Hạ bì nằm trong cùng với nhiều tế bào mỡ. Da chứa 70% nước của cơ thể. Da có nhiều nhiệm vụ như: Bảo vệ cơ thể chống lại với sự xâm nhập của vi sinh vật, hóa chất,  chấn thương do va chạm; Điều hòa thân nhiệt;  Nhận các cảm giác nóng lạnh, đau đến từ bên ngoài;  Nguồn sản xuất sinh tố D khi tiếp cận với ánh nắng mặt trời. 
  2. Da là phần trông thấy của cơ thể nên sức khỏe con người và một số bệnh nội tạng được phản ảnh trên da. Cũng như các bộ phận khác, da tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu. Với một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì da sẽ phát triển lành mạnh. Trái với các lời quảng cáo, sản phẩm bôi thoa với các chất gọi là để dưỡng da đều rất khó mà được hấp thụ qua da. Thiếu chất dinh dưỡng là nguy cơ đưa tới một số vấn đề cho da 1.Thiếu chất đạm Đạm là thành phần nòng cốt của các tế bào cũng như các cấu trúc khác của cơ thể. Thiếu chúng sẽ đưa tới suy dinh dưỡng tổng quát. Thiếu đạm trầm trọng đưa tới bệnh Kwasshiorkor. Bệnh này thường thấy ở trẻ em dưới bốn tuổi tại một số các bộ lạc ở Châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và ăn uống theo chế độ truyền thống của gia đình không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể tiêu hóa hấp thục được, nên chúng bị thiếu chất đạm. Triệu chứng bệnh gồm có phù sưng cơ thể, ăn mất ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được. Riêng về da thì có sự thay đổi màu trên da, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc. Với dinh dưỡng nhiều thịt, cá rau trái, bệnh sẽ thuyên giảm trông thấy. 2.Thiếu chất béo
  3. Thực ra không ai thiếu chất béo trong cơ thể mà nhiều khi lại quá dư thừa. Tuy nhiên, đôi khi cũng có trường hợp thiếu. Chẳng hạn khi ăn chế độ có rất ít chất béo hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết như linoleic acid. Da bệnh nhân sẽ khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy mỏng nhỏ. 3.Thiếu nước Da chứa 70% nước trong cơ thể. Nước có vai trò quan trọng để da luôn luôn mềm mại. Nước loại bỏ chất độc do các phản ứng sinh hóa học trong c ơ thể, giữ máu trong sạch để nuôi dưỡng da. Khi thiếu nước, cơ thể sẽ sử dụng chất lỏng dự trữ và da trở nên khô. Mỗi ngày cần uống từ 6 tới 8 ly nước. 4.Thiếu sinh tố A Sinh tố A cần thiết cho sự lành mạnh của tóc, mắt và da. Sinh tố giúp: phòng ngừa và loại bỏ các nhiễm trùng trên da;  chống lại khô da, tróc vảy trên da;  giúp máu lưu thông tới mặt da khiến da được nuôi dưỡng đầy đủ và  có sắc diện hồng hào, tươi mát. Thường thường chỉ thiếu sinh tố A khi có bệnh về bộ máy tiêu hóa, khi giải phẫu lớn ở bộ phận này, hoặc khi cơ thể không hấp thụ được thực phẩm.
  4. Các triệu chứng của thiếu sinh tố A gồm có: trẻ em chậm tăng trưởng;  giảm thị giác khi tối trời,  khô mắt,  xương và răng chậm phát triển,  tiêu chảy,  sanh đẻ khó khăn,  sạn thận.  Riêng với da thì có: da ngứa,  khô,  tróc vảy,  xấu xí nom giống như nổi gai ốc (gooseflesh) vì các tuyến nhờn kém  hoạt động. Sinh tố A có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ trứng, cà chua, cà rốt, lá rau có màu sậm, khoai lang, bí ngô, đu đủ. Nhu cầu hằng ngày cho người lớn là từ 800 tới 1000 RE hoặc 2300-3300 IU Tuy nhiên, hấp thụ nhiều sinh tố A quá sẽ đ ưa tới mất khẩu vị ăn uống, mắt mờ, rụng tóc, da khô, tính tình nóng nảy.
nguon tai.lieu . vn