Xem mẫu

  1. Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường Biến chứng ở bàn chân và biến chứng ở 2 chân do tiểu đường thường xảy ra ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, tỷ lệ biến chứng tăng theo tuổi và theo thời gian bị bệnh, thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Biến chứng bàn chân thường gặp là: Bàn chân sác - cốt (Charcot): Là biến chứng làm biến dạng bàn chân, thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh đã lâu (trên 10 năm). Khởi đầu bệnh nhân (BN) có cảm giác nóng ở chân, bàn chân sưng, đỏ, sờ thấy mạch nẩy mạnh. Sau giai đoạn này (giai đoạn cấp tính) bệnh chuyển dần sang giai đoạn mạn tính, biểu
  2. hiện ở các triệu chứng: phù giảm, chân lạnh, và có những biến đổi sâu sắc trong xương. Phải điều trị tốt ngay trong giai đoạn cấp tính, để phòng biến dạng khớp bàn chân và giảm nguy cơ cắt cụt chi. Trong giai đoạn này cần tránh quá tải cho chi đang bị tổn thương bằng cách đặt bàn chân trong một giá tiếp xúc đặc biệt, khi nhiệt độ da trở lại bình thường thì có thể bỏ giá tiếp xúc. Nếu không đặt giá khi đi lại có thể bị gãy xương mu chân, tại chỗ gãy có thể gây loét. Nhiều trường hợp bàn chân sác-cốt phải điều trị bằng phẫu thuật. Tổn thương gót chân: Bệnh nhân tiểu đường (TÐ) thường bị bệnh thần kinh ngoại vi (tê bì ngoài da, cảm giác kim châm, dị cảm, mất cảm giác) do vậy gót chân rất dễ bị tổn thương. Vì mất cảm giác nên BN có thể để gót chân ở một tư thế trong một thời gian dài, gót chân sẽ bị thiếu máu do chèn ép, đưa đến hoại tử, nhiễm trùng. Khi thấy có những ban đỏ mỏng trên da phải treo gót chân lên bằng những dụng cụ thích hợp để giải phóng vùng chèn ép, đề phòng hoại tử. Tổn thương các ngón chân: do tắc hay nghẽn mạch mà có thể có những triệu chứng như đau đột ngột ở ngón chân (do mạch nuôi ngón chân đó bị tắc), da trên vùng ngón chân chuyển sang màu đỏ tía đậm, có những đốm xuất huyết, đau trong khớp ngón chân. BN cần phải được đến khám tại các phòng khám đa khoa để có những biện pháp điều trị thích hợp và kịp thời.
  3. Loét bàn chân do thần kinh: Loét thường xảy ra ở đầu các ngón chân cái và chân út, mu bàn chân cũng có thể bị loét sau những chấn thương. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc bàn chân do tiểu đường: - Bàn chân bị loét, nhiễm trùng, biến dạng, điều trị bảo tồn không có kết quả cần phải đến chuyên khoa ngoại khám bệnh để can thiệp phẫu thuật. - Nếu vết thương lâu lành, tình trạng nhiễm trùng không đỡ phải lưu ý để phát hiện cốt tủy viêm. - Phải thường xuyên kiểm soát đường huyết. - Bảo vệ các vết loét đã lành, tránh bị tổn thương trở lại do cọ xát khi đi lại. - Chọn cho bàn chân những đôi giày thích hợp, nhất là bàn chân đã bị biến dạng. - Tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên những động tác tập phải thích hợp, có thể tập thể dục chi trên, tập bơi, đi xe đạp. 10 lời khuyên tự chăm sóc bàn chân ở BN tiểu đường: 1. Kiểm tra bàn chân hàng ngày có hay không các vết phồng, vết xước, vết gãi, những vết đỏ trên da, chú ý xem kẽ giữa các ngón chân.
  4. 2. Hàng ngày rửa sạch bàn, ngón, kẽ chân. Sau khi rửa sạch phải dùng khăn sạch, mềm lau khô đặc biệt kẽ giữa các ngón chân. Không bôi kem hay dầu vào giữa các kẽ ngón chân. Tránh dùng nước quá nóng rửa chân, ngón chân hay tắm nước quá nóng. 3. Nếu thấy chân lạnh về đêm có thể đi tất để ngủ, không dùng các túi chườm nóng, túi chườm bằng điện hay đèn nóng để làm ấm. 4. Không đi bộ trên bề mặt nóng như bãi biển cát nóng, trên mặt xi măng nóng. 5. Không đi chân trần. 6. Không tự cắt các vết nứt hay các nốt chai dưới bàn chân, không dùng hóa chất để làm mất vết chai, không dùng băng dính dán trên nốt chai, không dùng dung dịch sát trùng mạnh để ngâm hoặc rửa chân. 7. Kiểm tra mặt trong giày trước khi đi xem có vật lạ không. 8. Không mang tất vá, tất có đường chỉ khâu, phải thay tất hàng ngày, tất luôn luôn sạch, không mang nịt bít tất, không đi giày không có tất. 9. Không đi dép có dây giữa các ngón chân. 10. Khi cắt móng chân chú ý cắt theo đường cong vòng của móng, không được giật, kéo phần móng còn lại 2 góc đầu móng chân.
nguon tai.lieu . vn